Mã Anh Cửu kể về bữa tối với Tập Cận Bình
Lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan nói chuyện về loại dao làm từ đạn pháo và một loại rượu đặc sản trong bữa tối sau cuộc gặp lịch sử.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Ảnh:Reuters
Ngồi cạnh nhau tại một bàn tròn để tránh việc phải chọn một người ngồi ở vị trí “chủ nhà” (vị trí trên cùng của bàn chữ nhật), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã có một bữa tối tương đối đơn giản kéo dài gần hai giờ trong một khách sạn ở Singapore, sau cuộc gặp lịch sử hôm 7/11.
Khi cùng nhau thưởng thức các món tôm hùm đất, măng tây chiên và mì cay, ông Tập và ông Mã đã nói chuyện về chính trị, giáo dục và loại dao làm từ đạn pháo cũ, theo lời kể của ông Mã với các phóng viên trên chuyến bay trở về Đài Bắc tối hôm qua.
“Chúng tôi không uống nhiều rượu”, Reuters dẫn lời ông Mã, nói. “Ông Tập nói rằng tửu lượng của ông ấy không tốt và tôi trả lời rằng tửu lượng của tôi cũng vậy”.
“Chúng tôi nói chuyện về những con dao nấu ăn ở Kim Môn. Ông ấy biết chúng được làm từ đạn pháo cũ”, ông Mã nói, đề cập đến một trong những hòn đảo bị đại lục nã pháo nhiều vào cao điểm của Chiến tranh Lạnh.
Ông Tập cũng thể hiện hiểu biết của ông về loại rượu làm từ cây cao lương – đặc sản của Kim Môn. “Khi chúng tôi nói chuyện về cây cao lương, ông ấy nói rằng thực ra sản lượng cao lương ở Kim Môn không đủ nên người dân ở đây phải nhập hàng từ đại lục. Tôi đáp rằng chúng tôi biết điều này”, ông Mã kể.
Video đang HOT
Ông Mã không cho biết chi phí bữa tối là bao nhiêu, nhưng ông nói rằng hai bên đã cùng nhau trả tiền. “Chúng tôi mang theo đồ uống của riêng mình, vì vậy tôi không nghĩ rằng chúng tôi đã chi quá nhiều tiền”.
Việc ông Mã kể về bữa ăn tối giữa hai lãnh đạo là một điều đáng chú ý, vì phía ông Tập chưa cung cấp thông tin chi tiết về sự kiện này. Không giống như ông Mã, ông Tập không đáp ứng trả lời phóng viên sau cuộc họp. Tuy nhiên, một số báo Trung Quốc đã đưa thông tin chi tiết về đồ ăn trong bữa tối, và truyền hình nhà nước nói rằng mặt ông Mã có vẻ hơi đỏ khi ông rời đi, như thể ông đã uống hơi nhiều rượu.
Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan 66 năm qua. Xem cỡ lớn.
Phương Vũ
Theo VNE
Nghệ thuật ngoại giao trong cuộc hội kiến Tập - Mã
Cách xưng hô của hai nhà lãnh đạo Đài Loan và Trung Quốc cùng việc chia tiền hóa đơn trong bữa tối hôm qua cho thấy nét tinh tế trong nghệ thuật ngoại giao cũng như tình huống không dễ dàng giữa đôi bên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Ảnh: SCMP
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu chiều qua gặp nhau ở Singapore. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa một chủ tịch Trung Quốc với một nhà lãnh đạo Đài Loan từ sau khi hòn đảo tách khỏi đại lục năm 1949.
Sau khi có cuộc họp kín trong khoảng 20 phút, hai nhà lãnh đạo cùng dùng bữa tối. Đặc biệt, hai ông góp tiền thanh toán hóa đơn. Hành động này cho thấy sự tinh tế trong nghệ thuật ngoại giao của đôi bên nhằm giữ gìn hòa khí mong manh được duy trì không dễ dàng suốt 66 năm qua, theoBloomberg.
Chuyên gia nhận định ông Tập sẽ tránh những hành động có thể đưa vị thế của ông Mã lên ngang bằng với mình, trong khi ông Mã cần tìm mọi cách để né những cử chỉ cho thấy sự lép vế hay quy phục.
Trương Chí Quân, Ủy viên Trung ương đảng khóa 18, phụ trách văn phòng các vấn đề về Đài Loan của Trung Quốc, cho hay "trong cuộc gặp lần này đôi bên thống nhất dùng thân phận và danh nghĩa lãnh đạo hai bờ" đại lục và Đài Loan. Cách xưng hô này giúp đảm bảo tính trung lập trong phát ngôn mà mỗi bên đưa ra, đồng thời giúp Trung Quốc tránh được việc vô tình thừa nhận tính hợp pháp của đảo Đài Loan.
Phát biểu trước khi lên chuyến bay tới Singapore, ông Mã nói mối quan hệ xuyên eo biển với Trung Quốc đang ở vào trạng thái ổn định nhất trong 66 năm và "đây là thời điểm hợp lý" để thiết lập các cơ chế gặp mặt cho hai nhà lãnh đạo. Nhờ đó, người đứng đầu đảo Đài Loan kế nhiệm ông sẽ có cơ hội để củng cố hơn nữa mối quan hệ với đại lục.
Dù vậy, theo David Yang, chuyên gia phân tích tại trung tâm tư vấn IHS Country Risk, cuộc thảo luận giữa ông Mã và ông Tập dường như sẽ không có bất kỳ đột phá nào.
"Ông Mã thừa hiểu rằng bất kỳ sự thỏa hiệp nào với Bắc Kinh cũng có thể bị nhìn nhận như một hành vi 'phục tùng' và gây ảnh hưởng xấu tới triển vọng thắng cử của đảng ông", Yang nói. "Ông Tập mặt khác cũng sẽ không đưa ra bất kỳ thỏa hiệp nào ảnh hưởng tới chính sách 'một Trung Quốc' được duy trì bấy lâu nay".
Ứng viên phe đối lập đảng Dân chủ Tsai Ing-wen của Đài Loan vẫn giữ thái độ lạc quan về cuộc gặp. Tuy nhiên, bà chỉ trích ông Mã vì đã giữ bí mật về kế hoạch gặp mặt với ông Tập quá lâu.
Ông Mã tuần này nói cuộc gặp sẽ không đưa ra bất cứ "thỏa thuận bí mật hay lời hứa hẹn" nào và chúng sẽ không ảnh hưởng tới cuộc bầu cử sẽ diên ra vào tháng một năm sau ở Đài Loan. Nó chỉ cho thấy rằng mối quan hệ xuyên eo biển đã bền chặt đến đâu.
"Chúng tôi hy vọng sẽ nâng cao mức độ trong tương lai", ông Mã nói tại cuộc họp báo ở Đài Bắc. "Mục tiêu của tôi là thiết lập một cơ chế cho các cuộc gặp thường xuyên giữa lãnh đạo đôi bên".
Theo bình luận viên Jonathan Sullivan từ South China Morning Post, ý nghĩa biểu tượng của cuộc gặp là rất lớn, đặc biệt đối với Trung Quốc, nơi mà viễn cảnh về việc Đài Loan quay trở về với đại lục luôn được người dân coi trọng hơn các cảnh tượng khác như hình ảnh Chủ tịch Tập bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama hay hình ảnh ông Tập được đón tiếp nồng hậu ở Anh. Đây cũng là một tin tốt đối với người dân Trung Quốc ở quê nhà. TờGlobal Times còn tuyên bố "vấn đề Đài Loan đã không còn là vấn đề".
Trước khi gặp mặt ông Mã, Chủ tịch Trung Quốc đã mở một trung tâm văn hóa ở Singapore. Đứng bán những lá cờ nhỏ của Trung Quốc bên ngoài trung tâm, một kỹ sư máy tính người Trung Quốc ở Singapore cho rằng cuộc gặp không có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh ông Mã sắp từ chức.
"Tôi không kỳ vọng cuộc gặp Mã - Tập sẽ dẫn tới bất kỳ đột phá nào trong quan hệ xuyên eo biển", anh nói. "Nó chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà thôi".
Vũ Hoàng - Hồng Hạnh
Theo VNE
Mỹ nói gì về cuộc gặp Trung Quốc - Đài Loan? Mỹ đã phản ứng được cho là tích cực đối với cuộc tiếp xúc lịch sử của 2 lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan hôm 7.11, kêu gọi duy trì ổn định ở 2 bờ eo biển. Cuộc gặp lịch sử giữa 2 nhà lãnh đạo Trung - Đài - Ảnh: Reuters Ngay sau cuộc tiếp xúc của Chủ tịch Trung Quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ thúc đẩy kiểm soát Greenland để đối phó Nga và Trung Quốc

Somalia sẵn sàng trao cho Mỹ quyền kiểm soát căn cứ không quân, cảng biển?

Tổng thống Ukraine ra điều kiện ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Tỉ phú Elon Musk 'mua' mạng xã hội X thêm lần nữa

"Làng đại gia" ẩn trong núi sâu: Dân ở biệt thự, con cái đi học không mất tiền

Mỹ đẩy mạnh tinh giản, căng thẳng vụ lộ mật chưa dứt

Kinh tế châu Á giữa sóng gió vì thuế của Mỹ

Chờ đột phá cứu vãn lệnh ngừng bắn Gaza

Tập đoàn tỉ phú Lý Gia Thành 'quay xe' vụ bán cảng kênh đào Panama?

Cháy rừng lớn nhất lịch sử Hàn Quốc: điều tra một người tảo mộ

Giải mật 'cú sốc' sau khi cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành qua đời

Rộ tin Mỹ dừng đóng góp cho WTO theo chủ trương của ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Đan Trường tuổi 49 sức khỏe giảm sút, chỉ còn thiếu tình yêu
Sao việt
21:56:20 29/03/2025
Cả đoàn phim ngả mũ thán phục diễn viên Võ Hoài Nam
Hậu trường phim
21:50:13 29/03/2025
3 nữ ca sĩ nổi tiếng quê Nam Định là ai?
Nhạc việt
21:47:29 29/03/2025
Chú rể ôm bạn gái cũ mặc váy cưới tiến vào lễ đường khiến cô dâu "chết đứng", quan khách ngỡ ngàng
Netizen
21:46:52 29/03/2025
Vẻ sexy khó cưỡng của nữ diễn viên vừa sinh con thứ 4
Sao âu mỹ
21:41:37 29/03/2025
Khối gỗ 'khủng' lao từ ô tô xuống đường, cô gái vứt xe máy chạy thoát thân
Tin nổi bật
21:35:24 29/03/2025
Trước thềm đám cưới ca sĩ hạng A, chồng trẻ thảm thiết kêu oan, còn mang mạng sống ra thề thốt
Sao châu á
21:31:29 29/03/2025
Quyền Linh phấn khích khi trai tân 42 tuổi đến 'Bạn muốn hẹn hò' tìm vợ
Tv show
21:22:18 29/03/2025
Dị ứng và đau đầu do xoang
Sức khỏe
21:06:33 29/03/2025
Không thể nhận ra ngoại hình gây sốc của Ariana Grande
Nhạc quốc tế
20:54:06 29/03/2025