‘M’: Tiếng huýt sáo ác nhân, cơn ác mộng đô thị
Những đứa trẻ biến mất và chỉ được tìm thấy khi đã chết. Cả thành phố cuồng loạn trong cuộc truy tìm tên ác nhân.
“ Cứ đợi một chốc nữa thôi. Ông áo đen rồi cũng sẽ tìm đến đây. Với chiếc dao nhỏ trong tay. Ông ta rồi sẽ băm vằm mày ra.” – Màn hình màu đen dần dần hé lộ một nhóm trẻ con quây thành vòng tròn. Một đứa ở giữa, đếm từng đứa xung quanh theo nhịp của bài đồng dao đáng sợ.
Tương tự trò chơi Vòng quanh Sô-cô-la của Việt Nam, đứa trẻ nào không may trúng vào chữ cuối cùng của bài thì sẽ bị loại, hay nói cách khác, sẽ phải “chết”. Một trò chơi trẻ con với kết quả mang tính ngẫu nhiên, trở nên ám ảnh khi là biểu hiện ngây thơ của của loại tội ác ghê tởm nhất: Tội ác đối với trẻ con.
Đây là cảnh đầu tiên trong M – bộ phim kinh điển của điện ảnh Đức cũng như cả nhân loại, ra đời năm 1931 dưới sự hợp tác của Fritz Lang và vợ ông (khi đó) – Thea von Harbou. Trong di sản hai người để lại, nếu Metropolis là một trong những đại diện sớm nhất của dòng phim sci-fi, thì M là tác phẩm báo trước cho sự ra đời của thể loại film noir sau này. Tuy được sản xuất cách đây gần 90 năm, M vẫn là một bộ phim có tư tưởng vô cùng hiện đại đối với khán giả ngày nay, khơi gợi những suy ngẫm sâu sắc về con người, tội ác và công lý.
Quyền lực của đám đông
Được viết dựa trên tin tức về những tên ác nhân đang ám ảnh nước Đức khi ấy, cốt truyện của M khá đơn giản. Ban đầu, nó như một bộ phim thể loại “cảnh sát hình sự” thông thường, bắt đầu bằng việc một hung thủ giấu mặt gây án và tiếp diễn bằng quá trình điều tra của cảnh sát. Bởi tính lý trí của quá trình này, bi kịch chỉ được gợi ý, chứ không được trực tiếp thể hiện.
Lang đã sử dụng một cách xuất sắc những khoảng trống về hình ảnh cũng như khoảng lặng về âm thanh, để khán giả tự lấp đầy nó bằng tưởng tượng của mình, tạo ra cảm giác bí ẩn và chân thực. Và bởi tính quy trình của công việc pháp lý, khán giả được dẫn dắt cẩn thận qua các bước điều tra như thu thập chứng cứ, phân tích chứng cứ, lấy lời khai nhân chứng, soi chiếu và xác minh… Cảnh sát vạch lên bản đồ những đường compa khoanh vùng để rà soát, thể hiện quyền lực của họ đối với thành phố.
Tuy nhiên, cách làm việc của cảnh sát dần dần lộ rõ sự thiếu hiệu quả. Họ thường xuyên tổ chức các cuộc đột kích vào các tụ điểm ăn chơi của thành phố, lục tìm tên ác nhân trong tuyệt vọng. Sự chậm chạp và dường như bế tắc của cảnh sát khiến dân chúng lo sợ đến phát cuồng. Cả thành phố bị bao phủ bởi một bầu không khí hoang tưởng như các cuộc đi săn phù thủy thời Trung cổ. Một ai đó luôn sẵn sàng bị cho “lên giàn”.
Trong khi cảnh sát yếu ớt và lỏng lẻo như những đường compa, một thế lực khác nổi lên, cứng rắn và quyết liệt hơn, như một “bàn tay sắt”: Đám băng đảng giang hồ.
Đám giang hồ, tức giận vì các đợt càn quét của cảnh sát làm ảnh hưởng đến việc làm ăn và “danh tiếng” (bị đánh đồng với loại tội phạm chúng cho là hạ đẳng), quyết định không thể nhịn nhục mãi được. Để chứng tỏ sức mạnh của mình, đám giang hồ quyết định tham chiến một cách độc lập với cảnh sát. Câu chuyện của M chính thức trở thành cuộc chạy đua quyền lực giữa tổ chức hợp pháp và tổ chức bất hợp pháp, giữa luật nhà nước và luật rừng, xem phe nào sẽ giành lấy thành phố bằng cách tóm được tên ác nhân sớm nhất.
M đặc biệt vì nó không có cá nhân nào thật sự nổi lên với vai trò nhân vật chính. Chuyện phim bị điều khiển bởi các tập thể, trong đó, ngoài lực lượng cảnh sát và băng đảng tội phạm, quyền lực còn bị tranh giành bởi một kẻ thứ ba: Đám đông trên phố.
Tên ác nhân chỉ có thể gây ra án mạng, giễu cợt cảnh sát và làm “lao đao” việc làm ăn của đám giang hồ khi không ai biết hắn là ai. Hay nói cách khác, khi hắn là bất cứ ai trong số những người bước đi trên phố. Những người chung nhau những chiếc bóng đổ dài trên đường, những chiếc bóng đen đặc trên tường, những mũ áo sù sụ giấu bớt nhân dạng. Đám đông cho hắn quyền lực, mà quyền lực này chỉ có thể bị loại bỏ khi hắn bị lôi ra khỏi đám đông. Bị nhận dạng. Bị chối từ sự tồn tại ở dạng tập thể. Bị đẩy về sự tồn tại ở dạng cá nhân, hèn mọn và bi kịch như chính thân phận con người.
Bi kịch của con người
M là phim âm thanh đầu tiên Lang thực hiện (đây là thời kỳ điện ảnh dịch chuyển từ phim câm sang phim âm thanh), và sự hứng thú của ông trong việc tìm tòi áp dụng âm thanh vào nghệ thuật điện ảnh được bộc lộ rất rõ. Ở một cảnh, Lang cho một người đàn ông trên phố thử đàn, tiếng đàn ban đầu rít lên khó nghe nhưng qua ba lần điều chỉnh, trở nên mượt mà vui tai, dường như là một sự chia sẻ với các nhà làm phim cùng thời. Lang hoàn toàn không sử dụng nhạc nền, thay vào đó, khiến cảm xúc khán giả phấn khích bằng cách đan xen những âm thanh tạo cảm giác thực tế với các khoảng lặng bất thường. Nhờ đó, thể hiện một thế giới vừa gần gũi vừa kỳ quái, khiến khán giả căng thẳng và bứt rứt không yên suốt cả bộ phim.
Mọi chi tiết về âm thanh của M đều ấn tượng, song xuất sắc nhất là cách Lang sử dụng các loại âm nhạc ở dạng đơn sơ, cụ thể là bài đồng dao và tiếng huýt sáo, để nói lên chủ đề của phim.
Tiếng huýt sáo là mô típ âm thanh nổi bật trong phim. Tất cả những lần nó vang lên, dù xuất phát từ ai, đều báo trước một sự lộ diện hoặc sự lấn át. Đặc biệt, đối với tên ác nhân, nó là đặc điểm đầu tiên giúp ta phân biệt hắn với những người khác, đồng thời báo hiệu sự xuất hiện của bản năng đen tối bên trong con người hắn ta.
Tương tự tiếng huýt sáo, bài đồng dao có lẽ cũng mang ẩn ý gắn với bản năng đen tối của con người. Trở lại cảnh đầu tiên của M, chúng ta thấy những đứa trẻ quây thành một vòng tròn, một đứa đứng giữa hát bài đồng dao ghê rợn. Mẹ đứa trẻ xuất hiện, quát nó không được hát nữa. Nó ngừng, rồi đợi mẹ quay đi, lại tiếp tục.
Bài đồng dao chứa đựng một thứ ma lực nào đó khiến đứa trẻ không thể kiềm chế, chỉ bị chặn lại một cách ép buộc qua sự xuất hiện của người mẹ, hay chính là cuộc vật lộn giữa bản năng tăm tối và nỗ lực ý thức kiểm soát nó? Bài đồng dao cũng khép đứa trẻ vào một số phận bi kịch đã được định trước, hay chính là bi kịch của tình thế làm người?
Video đang HOT
Tội ác và sự trừng phạt
Tên ác nhân hàng loạt trong M sẽ không giống như những tên ác nhân trong các bộ phim hiện đại mà bạn quen thuộc. Dù tội ác của hắn có “thú vật” đến thế nào, bạn cũng buộc phải nhìn hắn dưới hình hài một con người. Hắn thách thức bạn suy nghĩ lại về các quan niệm liên quan đến con người, tội ác và công lý.
Đây chính là điều khiến M, dù đã gần một trăm tuổi, vẫn rất “hiện đại” đối với chúng ta. Liên hệ với đời thực, chúng ta vẫn thường tiếp xúc với những thông tin về những vụ án dã man mà trong đó, kẻ phạm tội bị lột sạch những gì liên quan đến con người để trưng ra một “con thú” thuần chất, dễ dàng trở thành mục tiêu cho cộng đồng mong muốn áp đặt mọi sự trừng phạt mà không gợn chút lăn tăn về đạo đức.
Mọi người đều muốn kẻ thủ ác phải trả cái giá đắt nhất, nhưng cái giá nào có thể mang nạn nhân trở lại? M đặt cho khán giả một tình huống đạo đức không dễ gì giải quyết, đặc biệt là khi chúng ta phải đối mặt với loại tội ác ghê tởm bậc nhất là sát hại (thậm chí cả lạm dụng) trẻ em. M buộc chúng ta phải tự hỏi những câu như: Thế nào là công lý? Công lý cần phải được xét trên những điều kiện nào? Công lý có thể được thực thi không? Chúng ta có thật sự tìm kiếm công lý không? Và câu hỏi khủng khiếp nhất:
Khi chúng ta tìm kiếm sự trừng phạt độc ác nhất cho tên ác nhân, phải chăng chúng ta không cần phải tìm đâu xa, khi tên ác nhân đã ở trong chính mỗi con người chúng ta?
THeo saostar
12 diễn viên "không ưa nổi" vai của mình: Megan Fox thù ghét Transformers vì dám thể hiện hình thể bốc lửa của mình, ủa?
Có rất nhiều diễn viên không thể tỏa sáng nổi trong vai diễn của mình vì những lý do hết sức ngớ ngẩn như tạo hình xấu, kịch bản "dìm hàng" hoặc đơn giản chỉ là họ không thích.
"Sinh nghề tử nghiệp" ắt hẳn là câu châm ngôn dành cho các diễn viên của Hollywood. Một vai diễn có thể đem lại tiền tài, danh tiếng và triển vọng phát triển cho diễn viên nếu như bộ phim thành công. Tuy vậy, suy cho cùng thì đóng phim cũng chỉ là một nghề, và đương nhiên sẽ có người thích lẫn người ghét nghề nghiệp của mình. Dù phim có doanh thu "khủng" cỡ nào, thì vẫn sẽ có những vai diễn khiến diễn viên phải khẳng định "đã ghét thì ghét thôi"
1. Robert Pattinson Edward Cullen
Trong dàn cast của Twilight thì danh hiệu "diễn viên ghét vai của mình nhất" chắc chắn thuộc về Robert Pattinson. Dù Chạng vạng là loạt phim đình đám và mang lại tiếng tăm cho Pattinson, nam diễn viên cảm thấy diễn xuất của mình không tiến bộ khi đóng loạt phim này. Anh còn cho rằng Edward Cullen rất "dở người" và "càng đọc kịch bản thì càng thấy ghét"
"Bạn có điểm chung gì với Edward Cullen không?" Rob - "Chắc là nhìn tôi giống anh ta một tí"
"Phải cạo râu ba lần một ngày thực sự rất khó chịu, vì tôi phải cố gắng nhìn như 17 tuổi trong khi tôi đã 26 rồi"
"Phim Twilight có nhiều chi tiết vô lý cực, chẳng hạn ma cà rồng đã cả trăm tuổi sao lại đi đến trường trung học làm gì !?"
2. Evangeline Lilly Kate Austen
Nữ diễn viên series Lost thừa nhận rằng ở đầu phim thì nhân vật của mình trông cũng "khá bảnh", nhưng càng về sau thì Kate càng trở thành một người khó tính và dễ đoán. Từ một cô nàng thú vị và nhất quán, bỗng chốc cô phải trở thành một phụ nữ "chạy theo trai vòng vòng quanh đảo hoang" đúng nghĩa.
Vướng vào tình tay ba
"Việc cá tính của con người hình thành nhờ tình yêu thì không có gì sai cả, chuyện đó là bình thường ở cả nam và nữ" Lilly bộc bạch. "Nhưng cuối cùng thì Kate dần trở nên rỗng tuếch và phiến diện qua các mùa của Lost".
3. Alec Guinness Obi-Wan Kenobi
"Ngoài chuyện tiền bạc rủng rỉnh ra thì tôi hối hận vì đã đóng Star Wars." Guinness thẳng thừng viết vào nhật ký của mình lúc đang ghi hình cho một trong những bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại. Có vẻ khó tin nhưng thực sự ông nghĩ rằng bộ phim chỉ là "phim rác đội lốt cổ tích."
Ông nói rằng lời thoại của nhân vật Obi-wan rất "cằn cỗi" và khiến ông không được liên kết với thế hệ khán giả trẻ tuổi.
4. Sean Connery James Bond
Điệp viên 007 có thể đem lại cho ông tiền tài và danh vọng, nhưng cái giá phải trả là hình ảnh của Sean Connery sẽ mãi dính với loạt phim này. Sean nghĩ rằng từ phần đầu tiên trở đi, nhân vật James Bond cứ mãi dậm chân tại chỗ.
Thú vị ở chỗ, nam diễn viên Daniel Craig cũng có suy nghĩ tương tự Sean. Ông nói rằng mình "không thích đóng Spectre (phần phim Bond mới nhất) nhưng phải làm vì đã lỡ ký hợp đồng."
5. Halle Berry - Catwoman
So với các diễn viên ở trên thì chắc chắn Halle Berry có lý do chắc nịch để ghét vai diễn của mình, vì phim này mà cô ẵm trọn giải Mâm xôi vàng ở hạng mục "Nữ diễn viên tệ nhất năm."
Lúc nhận giải, cô còn "cám ơn" Warner Bros vì đã cho cô vào một bộ phim siêu anh hùng "hết sức nhảm nhí".
6. Megan Fox Mikaela Banes
Thành thực mà nói thì Megan không hẳn là ghét Mikaela, cô chỉ không thích cách mà nhân vật của mình được thể hiện trong loạt phim Transformers. Nữ diễn viên nhiều lần chia sẻ nhân vật của cô chỉ đóng vai "bình bông di động" để thu hút nam giới đi xem là chủ yếu.
Cũng không có gì lạ vì khán giả của Transformers chủ yếu là các cậu bé tuổi mới lớn
Thậm chí nhiều phân đoạn trong kịch bản dành cho Mikaela cũng chỉ đơn giản nói cô hãy "quyến rũ hết mức có thể"
7. Blake Lively Serena van der Woodsen
Vợ yêu của Ryan Reynolds nói rằng cô và nhân vật đình đám trong Gossip Girl khác nhau "một trời một vực". Dù là loạt phim dành cho các bạn nữ tuổi teen nhưng theo Blake, Serena không phải là hình mẫu phụ nữ mà các cô gái nên hướng tới.
8. Jamie Dornan Christian Grey
Dù là vai diễn lớn đầu tiên của anh ở Hollywood, nam diễn viên người Bắc Ireland thắng thắn chia sẻ rằng anh không mặn mà lắm với Grey.
Anh không trách Grey vì "thú vui tao nhã" của mình, nhưng về cơ bản hai người rất khác nhau. Nếu có một Grey ngoài đời thực thì chắc chắn Jamie cũng không kết thân được.
9. Stephen Dillane Stannis Baratheon
Không những không thích vai diễn, mà Stephen Dillane còn cho rằng Games of Thrones quá khắc nghiệt và "nặng đô" với anh. Nam diễn viên nói rằng nhiều khi anh không hiểu được chuyện gì đang xảy ra ở trường quay, cũng như ý nghĩa các phân cảnh.
Cuối cùng thì nam diễn viên cũng được toại nguyện khi Stannis bị cho lên bàn thờ ở mùa 5
Anh chốt lại rằng cả series và vai diễn này đáng ra không nên dành cho mình.
10. Katherine Heigl Alison Scott
Nữ chính của Knocked Up (Tình một đêm) thừa nhận rằng cô không thích bộ phim tí nào, dù đây là một trong những phim thành công nhất mà cô từng tham gia. Mấu chốt cho việc này nằm ở cách mà hai giới tính được thể hiện trong phim, khi mà đàn ông thì hài hước và đáng yêu còn phụ nữ thì ngược lại. "Tại sao bộ phim lại khiến phụ nữ chúng tôi nhạt nhẽo và cau có, và nhân vật của tôi thì siêu bẳn tính vậy?"
Cô và bạn diễn Seth Rogen
Tuy vậy, cô không lấy đó làm lý do để ghét những người cộng sự cũ của mình. "Đạo diễn và các nam diễn viên trong phim đối xử với tôi rất tốt. Phim cũng đã lâu rồi và tôi mong mọi người đều đang sống tốt."
11. Jessica Alba Sue Storm
Nữ diễn viên cảm thấy cực kỳ thất vọng khi diễn trong Fantastic Four, khi mà đạo diễn áp đặt góc nhìn của nhân vật lên cô. Đạo diễn cứ liên tục bắt cô không được diễn theo cảm xúc, thậm chí khóc cũng phải "khóc sao cho đẹp". Phim còn lạm dụng CGI đến độ nước mắt của Sue không phải là nước mắt thật mà là do kỹ xảo thêm vào. Vai diễn này đã làm cô suýt bỏ nghề diễn.
Fantastic Four (2005) thành công về doanh thu nhưng bị dập tơi tả
12. Joseph Gordon-Levitt - Tom Hansen
500 Days of Summer là một bộ phim kinh điển, phá vỡ nhiều khuôn mẫu sáo rỗng trong các phim hài lãng mạn thường thấy, bản thân Tom cũng là một nhân vật được nhiều khán giả đồng cảm. Tuy vậy, Joseph cho rằng Tom là một người ích kỷ.
Một trong những mối tình có kết thúc làm người xem day dứt
Theo anh, Tom không phải là một chàng trai tốt và quan tâm tới người mình yêu. Bởi vì khi Summer đã nói rõ ý định của mình, Tom vẫn áp đặt kỳ vọng cá nhân thái quá của bản thân lên cô, khiến Tom nhận lấy kết cục cay đắng về mình.
Lần gặp gỡ cuối cùng sau khi Summer cưới chồng
Theo trí thức trẻ
Hãi hùng nhìn Trung Quốc "bảo tồn" một bộ phim kinh điển theo phong cách "kinh dị"! Quá khứ ai mà chẳng hoài niệm, nhưng nhìn cách Trung Quốc "bảo tồn" khiến khán giả dù tâm lí "cứng" đến mấy cũng phải thốt lên hai tiếng: "Kinh dị"! Bên cạnh bộ phim "tuổi thơ" Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng cũng là một tác phẩm văn học kinh điển, nằm trong Tứ Đại Kỳ Thư của Trung Quốc được chuyển...