Mẹ bầu bí thì đừng vào bếp lâu, hạn chế nấu ăn rửa bát kẻo thai nhi còi cọc, te0 não đáng thương
Em mang bầu được 3 tháng tuổi. Vẫn rửa bát, nấu cơm, làm việc nhà bình thường. Có lần bạn bè đến nhà chơi thấy em đang lọ mọ trong bếp thì cảnh báo: “Bà bầu làm việc nhà thì hại thai nhi lắm đó nha!”
Mấy cô bạn nói rằng trong bếp có nhiều khí đc, lại nhiều vi khuẩn nên có bầu mà vào bếp nhiều thì vừa hại mình, vừa hại con. Em nghe xong rất hoang mang, việc nhà chất đống không thể đẩy cho ai làm thay được, nhưng cũng không dám chủ quan vì sợ hại con. Càng tìm hiểu càng thấy hoang mang các mẹ à.
1. Những loại khí độ..c trong bếp có thể tấnông mẹ bầu và thai nhi
Hazz.. Nhà ai chẳng đun bếp gas các mẹ ha, nhưng các mẹ biết không, khí ra sau khi cháy sẽ sinh ra chất khí độc như CO2, SO2, CO…
Ngoài ra, khi nấu nướng, khói dầu mỡ bốc lên sẽ chứa những chất như benzopyrene, là một chất có khả năng gây ung thư. Những khí độ..c và khói dầu mỡ này có thể thông qua hô hấp mà xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và tấn công hệ thần kinh thai nhi.
Nghiên cứu còn cho thấy, ô nhiễm không khí trong nhà bếp có thể nguy hjểm gấp 3 lần so với những con phố chật ních xe cộ.
Mẹ bầu ở lâu trong bếp có thể gây hại cho thai nhi (Ảnh minh họa)
2. Bếp chứa đầy vi khuẩn gây bệnh
Mẹ có biết trong nhà đâu là nơi bẩn nhất không? Chẳng phải nhà vệ sinh hay thùng giác, câu trả lời là phòng bếp đó ạ.
Chẳng hạn như khăn lau bát, giẻ rửa bát và bồn rửa, mẹ có thể nghĩ ba vật dụng này đều sạch sẽ vì công việc của chúng là dùng để làm sạch các đồ vật khác mà. Nhưng sự thật thì những vật dụng này lại nằm trong số những thứ bẩn nhất của gian bếp. Khăn lau bát và giẻ rửa bát là nơi cư ngụ của những mẫu nhiễm khuẩn nặng nhất. Ở trong bồn rửa bát, vi khuẩn Ecoli còn nhiều hơn trong bồn cầu sau khi đã xả nước.
Video đang HOT
Những vi khuẩn trong nhà bếp gồm có:
Ecoli: gây tiêu chảy, viêm phổi, viêm đường tiết niệu
Salmonella: nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm
Campylobacter: gây đau bụng, tiêu chảy
Yersinia: gây viêm ruột hoại tử ?
Cryptosporidium: gây bệnh tiêu chảy, mất nước
Listeria, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus: gây ra các triệu chứng ngộ độc thức ăn
Đáng sợ thật sự. Hic. Mẹ bầu làm việc nhà cũng nên hạn chế thôi kẻo làm tổn hại thai nhi nha.
3. Những lưu ý khi mẹ bầu vào bếp
Dù biết mang bầu làm việc nhà không tốt. Nhưng nếu bắt buộc phải làm, các mẹ nhớ 1 số lưu ý sau:
- Trong bếp của gia đình nhất định phải lắp đặt quạt thông gió, máy hút mùi để dễ dàng loại trừ khỏi bụi mùi dầu mỡ, giữ gìn vệ sinh, như vậy sẽ giảm bớt sự ô nhiễm trong bếp.
- Chỉ nên làm những việc nhẹ trong bếp, không nên dồn quá nhiều sức.
- Khi nấu nướng, mẹ bầu cũng chú ý đừng để nhiệt độ dầu chiên quá nóng. Hãy chuyển sang ăn những món như nấu canh, luộc, hấp.
- Khi nấu bếp, mẹ cũng nên đứng cách xa bếp, tránh để bụng bầu phải chịu nhiệt độ cao từ bếp.
- Tốt nhất là phụ nữ mang thai nên cố gắng hạn chế thời gian nấu nướng trong bếp. Trong giai đoạn này, các bố nên chịu khó vào bếp nấu cơm, làm những món ăn ngon cho vợ vừa thể hiện sự ân cần, chăm sóc đối với vợ, đồng thời lại giúp người vợ tránh những nhân tố có hại, giữ gìn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi nhé.
Theo newtintuc60phut.vn
Ác mộng khi sống chung với một người chồng có bản tính 'trăm phụ nữ thèm' này
Cầm những quả trứng muối trên tay, tôi vừa giận vừa buồn chính chồng mình.
Ai bảo có chồng sạch sẽ là hạnh phúc. Xin thưa, tôi đây đang phát ớn tận cổ với người chồng có bản tính "trăm phụ nữ thèm" này đây.
Chồng tôi sạch sẽ đến mức bệnh hoạn. Trên đời này, tôi chưa từng thấy một người đàn ông nào sạch sẽ, kĩ tính như chồng tôi. Mà cái gì "quá" cũng đều không tốt. Chồng tôi là bác sĩ khoa sản. Chúng tôi gặp nhau như định mệnh vào cái đêm chị gái tôi sinh con.
Một phần nôn nóng khi thấy chị vào phòng sinh lâu ra, một phần do bản tính cũng nóng nảy nên tôi đã cãi nhau với bác sĩ. Tôi trách mắng bác sĩ làm ăn tắc trách, không lo chu đáo cho chị tôi. Vị bác sĩ ấy kiên nhẫn giải thích nhưng trên tay luôn có một cái khăn mỏng và liên tục lau mặt. Tôi hỏi vì sao cứ lau mặt hoài, anh ấy đáp: "Cô nói hăng quá nên nước bọt văng tứ tung cả. Mất vệ sinh lắm". Tôi nghe xong á khẩu, chỉ biết im lặng chờ đợi tiếp. Và vị bác sĩ ấy chính là chồng tôi sau này.
Từ khi yêu, tôi đã biết chồng mình mắc bệnh sạch sẽ. Nhưng mà hồi đó chưa ở với nhau nên bản tính ấy tôi chưa có cơ hội "tận hưởng". Cưới nhau rồi, tôi mới phát hoảng với bản tính của chồng.
Chúng tôi gặp nhau như định mệnh vào cái đêm chị gái tôi sinh con. (Ảnh minh họa)
Đêm tân hôn, chồng bảo tôi phải đi tắm rửa cho sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín. Đặc biệt hơn, anh còn đưa cho tôi mấy chai dung dịch vệ sinh phụ nữ mà anh đã mua sẵn. "Phụ nữ mấy em thường hay ỷ lại rồi bẩn lắm. Chỗ quan trọng nhất thì phải chú ý mà giữ gìn". Anh nói thế, tôi ngượng chín mặt vì xấu hổ.
Khi xong việc, anh cũng chẳng giống mấy người đàn ông khác là lăn đùng ra ngủ. Anh kéo tôi vào phòng tắm, tắm lại một lần nữa cho "trôi đi vi khuẩn". Quá trình tắm rửa kéo dài đến 15 phút, cả cơn buồn ngủ của tôi cũng bị đánh bay đi mất.
Từ đó về sau, sau mỗi lần gần gũi, chồng tôi lại "tiến hành thủ tục" rất nghiêm túc. Đến mức tôi ám ảnh luôn cả "chuyện ấy" cũng vì thủ tục làm sạch phía sau.
Về khoản ăn uống, trước khi nấu ăn và trước khi ăn, bao giờ anh cũng rửa tay cẩn thận theo đúng thời gian quy định. Vì chuyện này mà tôi và anh cãi nhau mấy lần. Anh canh tôi rửa tay không đúng thời gian, anh nhắc nhở, tôi cãi lại, thế là thành chiến tranh.
Anh nói anh nhìn nó là liên tưởng tới "nấm" trong cơ thể phụ nữ. Nói thế, tôi cũng liên tưởng và bỏ ăn luôn.(Ảnh minh họa)
Về khoản nhà cửa, ai vào nhà tôi cũng khen nức nở. Nhà tôi sạch, đẹp, nền nhà soi gương được. Nhưng để có được điều này, chồng tôi đã lau dọn đến bã người ra. Kéo theo tôi cũng khổ theo vì không thể để anh làm một mình. Cứ thế, đi làm về đã mệt, chúng tôi còn phải lau chùi nhà cửa sạch bong kin kít mỗi ngày. Đến mức tôi ám ảnh luôn thời gian nghỉ làm vì nghĩ đến đống công việc ở nhà là lại áp lực.
Mới đây, mẹ tôi có gửi lên cho vợ chồng tôi món ăn tôi ưa thích. Đó là món trứng vịt muối mặn. Bên ngoài trứng phủ rơm, bên trong trứng thơm vị đặc trưng và chuyển màu nâu đen. Chồng tôi đi làm về, thấy tôi hí hửng cầm quả trứng ăn thì chạy ào vào giật lại. Anh mắng tôi một trận vì cái tội "bạ gì cũng ăn". Nói rồi chẳng cần hỏi ý tôi, anh đã đem trứng đi vứt luôn vào sọt rác.
Anh còn mắng tôi là ăn uống vô tội vạ, vi khuẩn chất đầy ra đó mà cũng ăn rồi rước bệnh vào người. Tôi đeo bao tay, lục lại mấy quả trứng trong sọt rác ra mà vừa tức vừa buồn. Tôi bực bội mắng lại. Dù gì đây cũng là món mẹ tôi gửi ra, anh lại đối xử như thế. Sạch sẽ quá cũng có sống được hơn 100 tuổi đâu, sao cứ rước bực mình vào người thế nhỉ?
Kết quả là tôi với anh đang chiến tranh lạnh cả tuần nay. Tôi ức chế quá. Theo các chị, ai sai, ai đúng trong chuyện này? Sống với một người chồng quá sạch sẽ, đúng là ác mộng.
Theo docbao.vn
Khi người ta già Tất nhiên những người trẻ không cần thiết phải sống như những ông già, bà già nhưng nên nhìn xa về tương để có sự chuẩn bị tốt nhất. Già nằm trong quy luật "sinh lão bệnh tử" nên dù nghiệt ngã nhưng hầu hết mọi người đều phải trải qua. Già là khi sức khỏe đã giảm sút, những căn bệnh được...