Lyubov Orlova- con tàu du lịch ma đã hoàn toàn biến mất
Một con tàu du lịch bị bỏ rơi, có thể đã bị chìm sâu dưới đáy biển sau hàng tháng lênh đênh trên Bắc Đại Tây Dương…
Con tàu Lyubov Orlova dài 100m của Nga, được hạ thủy năm 1976 và thường được thuê trong nhiều cuộc du hành đến các vùng cực.
Cuộc đời của con tàu này có quá nhiều thăng trầm. Vào năm 2006, một con tàu phá băng của Tây Ban Nha đã phải kéo nó đến vùng an toàn khi nó bị mắc cạn ở Antarctica (nam Cực). Và vào năm 2010, tàu Lyubov Orlova bị giữ lại ở Newfoundland (Canada) do một số tranh chấp tài chính giữa chủ tàu người Nga của nó và công ty cho thuê.
Đội thủy thủ lúc đó không được trả lương, thiếu nguồn lương thực, buộc phải dựa vào đồ quyên góp của người dân Canada để sống qua vài tháng trước khi trở về Nga.
Con tàu bạc phận Lyubov Orlova bị bỏ rơi tại Newfoundland do tranh chấp tài chính
Video đang HOT
Sau khi bị bỏ rơi ở Newfoundland, con tàu này được bán cho một đơn vị thuộc cộng hòa Dominican. Tháng 1/2013, trong khi nó đang được kéo đến Caribbean, dây kéo bị đứt ngay giữa vùng biển động mạnh, và đội thủy thủ không thể nối lại dây kéo, do đó con tàu đã bị thả trôi lênh đênh trên Đại Tây Dương về phía đông.
Không có thủy thủ nào trên tàu, không đèn báo hiệu, không hệ thống định vị toàn cầu GPS, số phận con tàu Lyubov Orlova dường như đã được xác định. Thế nhưng, tháng 2/2013, nó được phát hiện bởi một tàu chở dầu công nghiệp của Canada có tên Atlantic Hawk và tàu chở dầu này đã nối lại được dây kéo. Tuy nhiên, tàu dầu Atlantic Hawk buộc phải thả con tàu Lyubov Orlova ra theo lệnh của bộ giao thông vận tải Canada, bởi nó lúc đó nằm trên vùng nước quốc tế và không thuộc phạm vi quyền hạn của Canada.
Sau đó, con tàu bị bỏ rơi này lại được cơ quan tình báo về địa lý – không gian (thuộc bộ quốc phòng Mỹ) phát hiện đang trôi khoảng 2.400km về phía Tây của bờ biển Ailen.
Một tổ chức môi trường của Pháp Robin du Bois cho rằng con tàu bạc mệnh Lyubov Orlova là mối hiểm họa về an toàn và sức khỏe, bởi một khi bị đâm đụng hay chìm nó sẽ thải ra lượng lớn nguyên liệu, các chất độc hại, thủy ngân và nhiều rác thải không phân hủy.
Vào tháng 3 vừa qua, ban phòng vệ duyên hải của Ailen đã nhận được một tính hiệu từ phao vô tuyến báo hiệu vị trí cấp cứu của tàu Lyubov Orlova (EPIRB). Tính hiệu từ phao EPIRB chỉ nhận được khi tàu tiếp xúc với nước. Điều đó cũng có nghĩa là con tàu này cuối cùng đã bị chìm, chấm dứt cuộc đời lênh đênh của mình.
Theo ANTD
Triều Tiên "mặc cả" điều kiện đàm phán
Có nhiều dấu hiệu cho thấy cả Mỹ lần Triều Tiên đang xuống thang và mặc cả với nhau về các điều kiện nối lại đàm phán.
Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Pak Ui-chun.
Hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn lời Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 16/4 tuyên bố: "CHDCND Triều Tiên không phản đối đối thoại nhưng không nghĩ đến việc ngồi vào bàn đàm phán nhục nhã với những kẻ khua chiếc gậy hạt nhân".
Tuyên bố này là phản ứng rõ ràng nhất để đối với đề nghị đàm phán gần đây của Mỹ nhằm giảm bớt căng thẳng leo cao. Nó cũng báo hiệu Bình Nhưỡng có thể cố gắng để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho bản thân trong việc việc nối lại các cuộc đàm phán có thể.
Trong chuyến đi tới Đông Bắc Á tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Washington đang chuẩn bị đối thoại với Bình Nhưỡng, nếu Triều Tiên cho thấy thái độ nghiêm túc về phi hạt nhân hóa. Trước đó, Tổng thống Park Geun-hye cũng tuyên bố rằng Hàn Quốc sẽ nói chuyện với Triều Tiên như một phần của nỗ lực xây dựng lòng tin.
Cáo buộc Mỹ "gắp lửa bỏ tay người", Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói: "Gần đây các quan chức cấp cao Mỹ đang đua nhau nói về đối thoại. Đây là một mưu đồ xảo quyệt để trốn tránh trách nhiệm về sự căng thẳng trước một cuộc chiến tranh bằng cách giả vờ để kiềm chế các hành động quân sự và ủng hộ đối thoại". Bộ này mô tả đề nghị đối thoại của Mỹ chẳng khác gì "một tên cướp gọi điện thoại đàm phán trong khi vung vẩy khẩu súng trên tay".
Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố: "Đối thoại phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bình đẳng. Đây là lập trường nhất quán của CHDCND Triều Tiên. Đối thoại thực sự chỉ có thể có vào thời điểm mà CHDCND Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân đủ sức răn đe các mối đe dọa của Mỹ về chiến tranh hạt nhân và Mỹ phải rút lại chính sách thù địch, đe dọa hạt nhân và tống tiền trước đây". Tuyên bố trên nói tiếp: "CHDCND Triều Tiên sẽ tăng cường các biện pháp quân sự tự vệ, trừ khi Mỹ chấm dứt cuộc tập trận chiến tranh hạt nhân và rút tất cả các vũ khí chuẩn bị chiến tranh xâm lược".
Các nhà phân tích cho rằng có một sự khác biệt lớn giữa Bình Nhưỡng và Washington về những gì cần được thảo luận, nếu các cuộc đàm phán được nối lại. Hai bên dường như đang "mặc cả" về các điều kiện để bắt đầu đàm phán sau khi đã "nắn gân nhau" trong những tuần qua.
Nhà phân tích Larry Niksch làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói: "Chính quyền Obama đã tìm kiếm nhiều cơ hội để đàm phán với Bắc Triều Tiên. Nếu Trung Quốc thúc ép (Triều Tiên) mạnh hơn về việc nối lại vòng đàm phán sáu bên mới, Kerry có thể sẽ thuyết phục chính quyền Obama chấp nhận đề nghị của Trung Quốc. Kerry cũng bóng gió rằng ông có thể tìm cách gửi một đặc phái viên Mỹ đến Triều Tiên. Vì vậy, có thể có một vòng đàm phán hạt nhân Mỹ-Bắc Triều Tiên vào cuối năm nay".
Tuy nhiên, nhà phân tích Larry Niksch Niksch bày tỏ hoài nghi về việc các cuộc đàm phán có thể mang lại bất kỳ kết quả tích cực nào.
Theo vietbao
Mầm mống của đụng độ Trong vài thập kỷ tới, các vùng đất bao quanh Cực Bắc có thể sẽ xuất hiện cây xanh do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Diện mạo của Bắc Cực sẽ thay đổi và đi liền với nó là hàng loạt vấn đề nảy sinh. Tàu ngầm của Mỹ nổi lên trên mặt băng ở Bắc Cực Kết quả nghiên cứu từ...