Lyft và Didi bắt tay “đối đầu” với Uber
Mới đây, hai đối thủ lớn của hãng Uber là Lyft và Didi Kuaidi đã quyết định hợp tác với nhau nhằm gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường ứng dụng dịch vụ cung cấp taxi.
Hãng Lyft là một công ty kinh doanh ứng dụng dịch vụ taxi cạnh tranh với Uber tại Mỹ, còn Didi là đối thủ của Uber tại Trung Quốc. Cả hai hãng này vừa đồng ý cho các khách hàng của mình sử dụng dịch vụ của đối tác. Đây là một phần trong kế hoạch hợp tác toàn diện giữa 2 bên.
Trước đó, Didi đã đầu tư 100 triệu USD vào Lyft nối tiếp sau các tập đoàn lớn đã đầu tư trước đó như Rakuten, Alibaba và Tencent.
Công ty Uber là hãng chuyên kinh doanh ứng dụng dịch vụ cung cấp taxi hàng đầu thế giới, trong đó khách hàng và lái xe taxi có thể kết nối nhờ phần mềm mà không phải thông qua tổng đài, nhờ đó tiết kiệm chi phí cho cả 2 bên. Tuy nhiên, gần đây doanh nghiệp này đang ngày càng gặp phải nhiều cạnh tranh từ những đối thủ đến từ thị trường bản địa, với những ứng dụng tương tự.
Sự hợp tác trên là điều lần đầu tiên xảy ra giữa 2 công ty lớn kinh doanh ứng dụng dịch vụ cung cấp taxi trên thế giới và nhiều chuyên gia dự đoán xu thế này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai.
Xét theo số km đường đưa đón khách, hãng Didi hiện là công ty kinh doanh ứng dụng dịch vụ cung cấp taxi lớn nhất tại Trung Quốc và đang tăng cường hợp tác với các đối thủ của Uber trên toàn cầu. Công ty này trước đó đã đầu tư vào Grab Taxi, một hãng cùng mảng kinh doanh tại Đông Nam Á.
Video đang HOT
Theo Chủ tịch Jean Liu của Didi, phương châm của công ty là hợp tác với những hãng kinh doanh ứng dụng dịch vụ taxi hàng đầu tại các thị trường địa phương.
Rõ ràng, đà mở rộng của Uber đã buộc các đối thủ tăng cường hợp tác trên hầu hết các thị trường từ Trung Quốc, Ấn Độ cho đến Đông Nam Á.
Theo một nguồn tin của Financial Times, hãng Lyft đang đàm phán với một công ty cùng ngành tại Ấn Độ là Ola về khả năng hợp tác nhằm gia tăng sức mạnh liên kết đối phó với Uber trên toàn cầu.
Cạnh tranh giữa Uber và Didi trên thị trường Trung Quốc diễn ra khá khốc liệt khi nước này có đến 800 triệu người dân sống tại các khu vực thành thị. Hãng Uber dự kiến sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD cho ứng dụng dịch vụ cung cấp taxi tại thị trường Trung Quốc trong năm nay. Trong khi đó, báo cáo của Didi cho thấy hàng này đã lỗ hơn 500 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2015 và Fianancial Times dự kiến công ty có khả năng lỗ 1,4 tỷ USD trong năm nay. Mặc dù vậy, Chủ tịch Liu nhấn mạnh rằng Didi có thị phần tại Trung Quốc lớn hơn Uber.
Trong nỗ lực hợp tác giữa Lyft và Didi, hai hãng dự kiến sẽ trao đổi phát triển công nghệ cũng như tăng cường giao lưu giữa 2 nhóm phát triển sản phẩm, đồng thời tiến hành marketing cho thương hiệu của cả 2 công ty tại thị trường địa phương.
Bắt đầu từ năm 2016, khách hàng sử dụng dịch vụ cung cấp taxi của Lyft tại Mỹ cũng có thể sử dụng ứng dụng của Didi tại Trung Quốc và ngược lại.
Với sự hợp tác trên, Lyft có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn với lượng du khách Trung Quốc đến Mỹ ngày càng tăng, vào khoảng 3 triệu lượt năm 2014. Ngược lại, Didi cũng có thể tiếp thị dịch vụ cho khoảng 5 triệu lượt khách Mỹ đến Trung Quốc hàng năm.
Theo_NDH
Cách thức Philippines mua gạo rẻ của Việt Nam và Thái Lan
Việt Nam đã thắng thầu 450.000 tấn gạo xuất sang Philippines trong phiên đấu thầu tổ chức ngày 17/9.
Thông tin trên tờ Manila Bulletin cho biết phiên đấu thầu do Ủy ban mua sắm liên chính phủ của Cơ quan lương thực quốc gia (NFA) Philippines tổ chức.
Theo đó Việt Nam trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines với giá 426,6 USD/tấn, rẻ hơn so với giá của NFA đưa ra là 426,83 USD/tấn.
Trong khi đó, Thái Lan cũng đồng ý cung cấp 300.000 tấn gạo còn lại cho Philippines bằng với giá gạo của Việt Nam.
Nhiều lần Philippines đã ép được cả Thái Lan và Việt Nam bán gạo thấp hơn so với giá chào ban đầu
Theo đó, 125.000 tấn gạo đầu tiên sẽ được giao cho phía Philippines vào tháng 11 và 125.000 tấn gạo tiếp theo sẽ được bàn giao vào cuối tháng 12/2015.
Điều dễ nhận thấy lần nào đấu thầu Phippines cũng mua được gạo giá rẻ hơn mức giá chào ban đầu.
Trước đó trong phiên mở thầu ngày 16/6 khi Việt Nam, Thái Lan và Campuchia cùng tham dự để cung cấp 100.000 tấn gạo (loại 25% tấm) cho Philippines.
Thế nhưng sau đó cả 3 ứng viên trong đợt tham gia thầu này đều không được lựa chọn. Lý do vì giá bỏ thầu đã cao hơn mức dự kiến mà NFA đưa ra là 408,14 đô la Mỹ/tấn.
Và cũng rất nhiều lần khi các bên tham gia đấu thầu không trúng NFA đã cho bỏ thầu lại để các nhà cung cấp giảm giá xuống và cuối cùng Philippines đã thành công mua được gạo giá rẻ.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tập đoàn Nhật rót 347 triệu USD vào Vietjet Theo thỏa thuận vừa được kí tại Tokyo, Tập đoàn tài chính Nhật Mitsubishi UFJ sẽ cung cấp tài chính và cho thuê mua với hãng hàng không Việt Nam - Vietjet 3 máy bay A321 mới có tổng trị giá hơn 347 triệu USD. Thỏa thuận được ký trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhật,...