Lý Tử Thất “mất tích” 55 ngày cùng lời nhắn thâm sâu, ngay sau đó trợ lý tiết lộ sự thật gây chấn động lòng người
Khi ông bà, cha mẹ càng già, cách họ thể hiện tình yêu với chúng ta thường khiến chúng ta thấy khó hiểu, thậm chí là phản cảm. Bởi vì chúng ta không biết họ làm mọi thứ, họ nói mọi điều đều vì chúng ta.
Nhưng đợi đến khi chúng ta hiểu được, nhìn lại thì mới nhận ra, họ đã già rồi!
- 01 -
Gần đây, một số cư dân mạng phát hiện Lý Tử Thất sau 55 ngày không “đả động” đến Weibo cuối cùng cũng đã cập nhật trạng thái mới.
Ngừng cập nhật thông tin trong gần cả 2 tháng là một điều quá bất thường với người làm blogger có lưu lượng truy cập hàng đầu như Lý Tử Thất.
Nhiều người thắc mắc, Lý Tử Thất đã làm gì trong suốt thời gian này?
Trả lời cho câu hỏi này, trợ lý của Lý Tử Thất cho hay: Hóa ra bà của Lý Tử Thất tái phát bệnh cũ, Lý Tử Thất phải chăm bà nên bận rộn không ra video mới được.
Nhiều người hâm mộ đều biết rằng Lý Tử Thất sống với bà từ khi còn nhỏ. Thế nên trước đây, cô ấy không ngần ngại từ bỏ cuộc sống ở thành phố lớn về quê để tiện chăm sóc bà.
Trong các video, cũng thường thấy bóng dáng người bà hiền từ của cô. Hai bà cháu cùng nhau bàn luận về việc trồng rau, nuôi gà…
“Bà ơi, ăn cơm thôi!” là câu nói đơn giản nhưng đầy ắp tình cảm trong các video mà Lý Tử Thất từng đăng tải, khiến không ít người phải khẽ khàng cảm thán một câu:
“Khi còn nhỏ, người chăm sóc con. Bây giờ, hãy để con bảo vệ người!”
- 02 -
Trong số chúng ta, có người là do cha mẹ nuôi lớn, cũng có người là do ông bà chăm sóc đến khi trưởng thành. Bởi vì nuôi dưỡng trong thời gian dài, nên tình cảm họ dành cho bạn, những gì họ trả giá vì bạn, nhiều hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Cuối năm ngoái, một nhiếp ảnh gia đăng tải bức ảnh một bà lão lén đứng ngoài cửa, nhìn con gái trang điểm xinh đẹp trong ngày cưới.
Phóng to bức ảnh lên còn có thể nhìn thấy rõ giọt lệ trong mắt bà lão.
Khi cô dâu nhìn thấy bức ảnh đã khóc rất nhiều, cô nói khi còn nhỏ, bố bỏ mẹ đi theo người phụ nữ khác. Một mình mẹ vất vả nuôi cô và hai đứa em khôn lớn.
Cả nhà sống chen chúc trong một căn nhà nhỏ tồi tàn ở nông thôn, mỗi ngày mẹ đều phải tích góp từng đồng để mua đồ ăn cho cô và hai em.
Sau đó, cô lên thành phố học, cứ cách 2, 3 tháng, mẹ lại dành dụm tiền lên thành phố gửi đồ, gửi tiền cho cô.
Cho đến khi cô 25 tuổi, làm việc được 3 năm, cô nói muốn kết hôn, mẹ lại cực lực phản đối, còn không chịu nói rõ lý do, khiến mối quan hệ mẹ con hai người ngày càng căng thẳng.
Cô tự ý quyết định kết hôn, khiến mẹ giận lẫy bảo không tới dự lễ cưới, cô mặc kệ!
Đến tận lúc nhìn được bức ảnh kia, nghe dì kể lại, cô mới hiểu rõ:
Hóa ra mẹ sợ nhà chồng quá giàu có, sang trọng, sẽ không thích cô con dâu không môn đăng hộ đối là cô. Mẹ sợ cô sau này phải chịu khổ, không đi dự lễ cưới cũng là vì sợ người ta khinh thường cô dâu có người mẹ dáng vẻ bần hàn, già như bà ngoại!
Video đang HOT
Giờ nghĩ lại, có đôi khi những lời càm ràm, những suy nghĩ lo được lo mất, sợ trước sợ sau của người già, là vì họ quá yêu chúng ta.
Có người nhắc nhở, dạy dỗ, cũng là một loại hạnh phúc!
- 03 -
Gần đây, tôi vừa xem một show truyền hình thực tế, các khách mời sẽ là người tư vấn trực tiếp cho những khán thính giả gọi điện đến đài truyền hình. Trong số đó, có một mẩu chuyện khiến tôi có ấn tượng rất sâu sắc:
Một cô gái 33 tuổi gọi điện đến phàn nàn về việc người cha của mình càng lớn tuổi càng sống quá tiết kiệm.
Mỗi lần cô ấy mua đồ mới cho cha mình, đều bị ông ấy nhắn tin trách mắng mấy ngày, bảo rằng tiền không dễ kiếm, đừng mua đồ mới làm gì cho phí tiền.
Cái này còn chưa tính là gì, cha cô ấy thậm chí tiết kiệm tiền đến nổi không dám mua giấy vệ sinh. Mỗi lần đi vệ sinh đều dùng giẻ lâu tái sử dụng nhiều lần. Có khi, xin đồ cũ của người khác làm một đống giẻ lau để sẵn gần bồn cầu.
Cô ấy thấy thật mất vệ sinh và ghê tởm, nhưng khuyên mãi cha cô ấy cũng không chịu bỏ tật xấu này.
Nghiêm trọng nhất chính là ông thường ra chợ, mua những miếng thịt, những hải sản bị ôi thiu, không ai cần với giá rẻ về nhà ăn, khiến bản thân phải nhập viện hai lần vì ngộ độc thực phẩm.
Nghĩ đến tính tiết kiệm cố chấp của cha mình, cô ấy vừa giận lại vừa thương, nhưng không biết phải khuyên thế nào.
Tôi nghe xong mà nước mắt như muốn trào ra. Có nhiều bạn trẻ sẽ chê cười mà chỉ trích cha cô gái kia quá keo kiệt, nhưng tôi nhận ra một điều, ông ấy chỉ vì muốn tốt cho con gái mình.
Ông sợ con gái mình kiếm tiền cực khổ, không đành lòng để nó mua đồ mới cho, lại tự mình sống chắt chiu từng đồng tự lo thân ở tuổi già. Ông không màng đến sức khỏe của mình, chỉ vì muốn con gái sống đỡ vất vả.
Khi ông bà, cha mẹ càng già, cách họ thể hiện tình yêu với chúng ta thường khiến chúng ta thấy khó hiểu, thậm chí là phản cảm. Bởi vì chúng ta không biết họ làm mọi thứ, họ nói mọi điều đều vì chúng ta. Nhưng đợi đến khi chúng ta hiểu được, nhìn lại thì mới nhận ra, họ đã già rồi!
- 04 -
Tuần trước, người bạn cấp ba còn nhắn tin kể lể phàn nàn với tôi rằng mẹ anh ấy thực phiền phức.
Bởi vì đang là mùa tránh dịch, anh ấy phải ở nhà làm online. Có hôm, đang mở máy ngồi họp với lãnh đạo thì mẹ anh ấy mở cửa phòng gọi to: “Mau đi ăn cơm thôi con!”
Anh ấy nói với mẹ là mình đang họp, bảo lát sẽ ăn sau. Mẹ anh ấy gật đầu đi ra rồi, nhưng 10 phút sau lại quay về gọi anh ấy đi ăn cơm tiếp. Anh ấy nhỏ tiếng nói: “Con đang bận họp với lãnh đạo và đồng nghiệp.”
Mẹ anh ấy nghe thế không tránh mặt còn nói: “Đến giờ ăn trưa rồi còn họp, chẳng lẽ lãnh đạo của con không cần ăn cơm hay sao?”
Anh ấy xấu hổ vô cùng, tìm cớ đuổi mẹ ra khỏi phòng rồi khóa cửa, sau đó vội vàng xin lỗi lãnh đạo.
Anh ấy nói mẹ anh ấy khiến anh ấy mất mặt, cứ coi anh ấy như đứa trẻ.
Vậy mà hôm qua, khi tôi nói đùa bảo cũng muốn được ăn cơm mẹ nấu như anh ấy, anh ấy liền buồn bã thông báo với tôi: “Không còn cơ hội nữa!”
Mẹ anh ấy đột ngột mất rồi!
Đời người thật vô thường, trên thế giới này, luôn sẽ có những ân tình không thể hồi đáp, luôn sẽ có những người mà ta chưa kịp báo hiếu đã ra đi!
Chúng ta luôn cảm thấy may mắn vì năm tháng còn dài, sẽ còn cơ hội. Nhưng lại quên đi sự thật tàn khốc của thời gian và vận mệnh ngắn ngủi của vòng đời.
Xi Murong từng nói:
“Trong đời bạn sẽ có ít nhất một lần: Lúc bạn buông tay, cảm thấy không có gì hối tiếc. Nhưng khi quay lại, phát hiện mọi thứ đều đã vật đổi sao dời!”
Xin hãy trân trọng những người đã nuôi dưỡng bạn!
Dù công việc bận rộn đến đâu, nhớ dành thời gian về thăm họ.
Dù ở xa đến đâu, hãy cố sắp xếp công việc gọi điện về…
Thiên Tuyết
Cuộc sống điền viên vô tư lự của 9x Lâm Đồng trong mùa dịch Covid-19
Dịch Covid-19 hoành hành khiến công việc của nhiếp ảnh 9x Vương Quốc Phong đóng băng hoàn toàn. Anh quyết định trở về quê nhà ở Lâm Đồng, trồng rau, nuôi gà, tận hưởng cuộc sống.
9x Vương Quốc Phong giữa cánh đồng xanh mướt trên cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng.
Suốt 1 tháng qua, công việc của Vương Quốc Phong (sinh năm 1995) đã đóng băng. Anh là một nhiếp ảnh gia tự do tại TP.HCM. Ngành dịch vụ này đã chịu một đòn đánh nặng nề do dịch bệnh Covid-19.
"Mình quyết định về quê một thời gian để xả stress, lấy lại năng lượng để mai mốt quay lại làm việc tích cực hơn", Phong chia sẻ.
Quốc Phong sinh ra trên miền cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng, mảnh đất nổi tiếng màu mỡ. Gia đình anh có khoảng 1 mẫu đất ở quê, trồng nhiều loại hoa quả, rau củ nhưng không kinh doanh mà chỉ phục vụ nhu cầu trong nhà.
"Ở đây chủ yếu người dân trồng cà phê, xen vào trồng cây ăn trái. Nhà mình trồng mãng cầu, mận, chôm chôm, bơ, mít, thanh long, ổi, xoài... Rau thì trồng theo mùa. Mùa này gia đình mình trồng rau cải và bắp là nhiều nhất. Nhà mình cũng nuôi gà nên ăn gà và trứng thoải mái", Phong kể.
Nhật ký về cuộc sống điền viên của chàng trai 9X khiến nhiều bạn bè thành phố ngưỡng mộ.
Nhiếp ảnh 9x này nhận được rất nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội khi chia sẻ về cuộc sống thảnh thơi ở quê nhà trong những ngày dịch bệnh.
Trở về quê nhà, Phong dường như đã bỏ lại cuộc sống xô bồ, vội vã của thành phố Sài Gòn ở phía sau lưng. Anh lại là một chàng trai nông thôn như thưở nào, mặc quần đùi, áo ba lỗ ra vườn gieo hạt, trồng rau, hái trái chín phụ giúp gia đình.
"Mình ở đây từ nhỏ nên biết trồng và chăm cây cối. Hàng ngày chủ yếu mình phụ trách tưới cây, hái rau, hái trái chín.
Ở quê mình mọi người sống gần gũi, nhà ai có nhiều trái cây ăn không hết thì bán bớt cho những người trong khu vực gần đây. Nhưng thông thường mọi người hay biếu, tặng bà con, hàng xóm.
Hôm nay cho nhà này một ít, hôm sau nhà khác có gì ăn lại cho mình. Ăn qua ăn lại vui lắm. Nên về quê thấy ấm lòng hơn ở thành phố", chàng trai trẻ tâm sự.
Trái bơ và mận (roi) trĩu cành trong vườn nhà Phong. Nhiều trái rụng vì không kịp hái khá đáng tiếc.
Cải non, rau lang, bắp mơn mởn xanh tươi. Anh Phong kể, mùa này, rau xà lách cũng lớn rất nhanh.
Ở gần gia đình khiến chàng trai trẻ như được nạp thêm năng lượng, mặc dù thỉnh thoảng gặp mọi người bị trêu là chàng "thất nghiệp" nhưng Phong tin khi dịch qua đi, cậu sẽ có thêm năng lượng để sống và làm việc hiệu quả hơn.
"Cuộc sống vô tư lự đã lâu rồi mình không được tận hưởng", Phong nói.
Hàng ngày, anh chỉ có vài việc vặt. "Sáng mình phụ mẹ bán quán tạp hóa nhỏ của gia đình, xem trong nhà có việc gì thì góp một tay. Tới trưa, mọi người ra vườn tìm đồ ăn rồi nấu nướng. Ăn xong rồi đi ngủ.
Chiều mình thường tập thể dục, rồi xuống vườn tưới rau, hái trái cây, lâu lâu làm đất, làm cỏ, bón phân... Ngày của mình đơn giản vậy thôi".
"Về quê sống an nhàn, nhưng mình còn trẻ phải bôn ba trước đã. Hết dịch mình sẽ trở lại Sài Gòn làm việc", Vũ Quốc Phong nói.
Rau húng mà theo anh Phong là sẽ ngon tuyệt nếu ăn với thịt gà luộc.
"Rau má mẹ hái dưới bìa suối, nhiêu đây xay được mấy lít rau má", anh Phong chia sẻ.
Tiêu tươi sẵn trong vườn nhà.
"Nhà nuôi gà nên trứng nhiều, làm bánh flan ăn cho mau hết. Kết quả hơi bị đỉnh nha, ko một hạt rỗ", trích nhật ký của anh Phong.
Ngày ngày được ăn những món ăn mẹ nấu.
Và ngắm bầu trời cao nguyên vào những buổi chiều tà.
M.C
Ảnh: NVCC
Nếu quá buồn chán vì ở nhà, 4 kênh YouTube vừa gần gũi vừa có độ giải trí cực cao này sẽ giúp chị em cuốn theo cảm xúc, quên hết cả thời gian Cày phim thì quá mệt, làm việc nhà mãi cũng chán, quanh ra quanh vào cũng chẳng biết làm gì, lên YouTube giải trí theo phong cách của hội chị em cũng vui đó chứ. Brittanya Karma "NỮ HOÀNG TỰ TIN Hey, thanks for checking in! My name is Brittanya Karma and this is my Youtube channel. If you read this, I hope...