Lý Tiểu Long và cú điểm huyệt “hẹn giờ chết”
Cú điểm huyệt bất tỉnh nhân sự của kẻ lạ mặt bí ẩn
Khi quay thử các cảnh có sự tham gia của các diễn viên quần chúng trong bộ phim Trò chơi tử thần/ Game of the Death, Lý Tiểu Long thực hiện kỹ xảo nhưng không thành công. Chú rồng họ Lý không giữ được bình tĩnh, cố gắng để nắm bắt được cảnh quay đều không thành. Bỗng nhiên một diễn viên quần chúng lạ mặt tiến lại gần Lý Tiểu Long và đê xuất một phương pháp khiến Lý rất thích thú.
Cả hai đã cùng uống vài chén ở phim trường. Bất ngờ, diễn viên lạ mặt đứng đối diện giáng một cú đòn mạnh vào đầu Lý Tiểu Long. “Vua kungfu” lập tức bất tỉnh, người lạ mặt rẽ đám đông chạy thoát. Trong lúc náo loạn, không ai nhìn thấy người này lẩn đi đâu, không ai biết gì về con người đó, không tên họ, thậm chí không ai biết hắn đã bày cảnh quay thú vị như thế nào cho Lý Tiểu Long?
Lý Tiểu Long trên phim trường bộ phim Trò chơi tử thần.
Vua kungfu đã bị một diễn viên quần chúng tấn công đột ngột và bất tỉnh.
Vài ngày sau, một trong số nhân viên hóa trang cho các diễn viên quần chúng nhớ lại đã nhìn thấy diễn viên lạ mặt đó ghé vào phòng nghỉ giữa cảnh quay và buông thõng một câu: “Anh ta phải chết!”. Chắc hẳn những lời nói đó là nhằm vào Lý Tiểu Long đang nằm bất tỉnh ngoài trường quay.
Bí ẩn “Điểm huyệt hẹn giờ”
Sự kiện này làm dấy lên một phỏng đoán: Lý Tiểu Long bị sát hại bởi một bậc thầy kungfu biết tuyệt kỹ “Điểm huyệt hẹn giờ chết”. Tương truyền, những bậc thầy này làm việc cho Hội Tam Hoàng vào thời phong kiến và nắm giữ thuật điểm huyệt. Họ biết sử dụng công lực khi điểm huyệt. Thủ thuật này có thể phá hủy sức chịu đựng của cơ thể. Tới một ngày nhất định, “tử thần” sẽ đến gõ cửa. có thể là 2 tháng hoặc 10 năm sau khi bị điểm huyệt. Có thể mọi việc đã diễn ra như vậy hoặc cũng có thể đó chỉ là một huyền thoại.
Tiến sĩ lịch sử, Gs – Chủ tịch Hiệp hội võ thuật Thiếu Lâm Nga là Alekse Maslov cho rằng, thuật điểm huyệt thường được nhắc đến trong các tiểu thuyết võ lâm có tồn tại trong các trường phái như Thiếu Lâm hay một vài môn phái ở Hồng Kông và miền nam Trung Quốc.
Trong các tiểu thuyết mô tả rằng, kỹ thuật này rất đơn giản và người bị điểm huyệt có thể thiệt mạng. Kỹ thuật điểm huyệt được bí truyền trong giới võ lâm bằng nhiều cách khác nhau.
Phải chăng cú điểm huyệt hẹn giờ đã định sẵn ngày chết cho Lý Tiểu Long? (Ảnh mang tính minh họa).
Có thể một bậc thấy võ lâm đã giáng cho Lý Tiểu Long một đòn chí mạng. Ảnh Lý Tiểu Long và bạn thân Unicorn Chan trên trường quay Fist of Fury (1972).
Trong khi đó, Thạc sĩ y học, PGS ĐH Y khoa quốc gia Nga Venhiamin Dzitlovskij lại cho rằng, khi bị đánh mạnh vào đầu, Lý Tiểu Long có thể bị chấn thương sọ não do bị chấn động. Các giả thuyết không chính thức đồn đại về một cú đánh có tác dụng đặc biệt “điểm huyệt hẹn giờ chết” nhưng một cú đấm mạnh có thể phá hủy hệ thần kinh trung ương và dẫn đến phù não.
Video đang HOT
Lãnh đạo CLB võ thuật Kondzio là Viacheslav Bolonov khẳng định, có thể một bậc thấy võ lâm đã giáng cho Lý Tiểu Long một đòn chí mạng. Trên đời có những người âm thầm tìm hiểu bí mật võ lâm này nhưng tất cả những điều đó chỉ là huyền thoại.
Nhưng có lẽ câu chuyện về cái chết bi kịch của bậc thầy kungfu thực tế hơn nhiều. Và kỳ lạ là đồng thời sau lần bất tỉnh đột ngột ngày 10/5, các bác sĩ tốt nhất đã khám cho ông. Người ta nghi vấn về cái chết của Lý Tiểu Long bắt nguồn từ căn bệnh động kinh. Cơ thể của võ sư bậc thầy này vốn khỏe mạnh, không bệnh tật và không bị chấn thương nặng.
Lý Tiểu Long đã vắt cạn kiệt sức lực cho điện ảnh.
Lý Tiểu Long nằm xuống khi đã ở ranh giới tới hạn trong sức lực của con người.
Nhưng sau 2 tháng Lý Tiểu Long qua đời, người ta thường nhầm lẫn giữa sức khỏe và sức mạnh. Mặc dù vào năm 1973, sức khỏe của ông vẫn hoàn toàn bình thường, nhưng sức mạnh thì đã cạn kiệt. Cả sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần. Lý Tiểu Long đã làm việc không nghỉ ngơi, vừa viết kịch bản, đóng phim, vừa sản xuất phim và lồng tiếng,…Thậm chí còn tự mình bán và phát hành phim.
Và cứ như vậy, bắt đàu từ bộ phim Đường sơn đại huynh/The Big Boss (1971), trong suốt 2 năm, sức mạnh của con người được rèn luyện nhiều nhất hành tinh đã cạn dần. Thật phũ phàng nhưng đó là sự thật, Lý Tiểu Long đã ở ranh giới tới hạn trong sức lực của con người. Ông phát biểu ko lâu trước khi qua đời ” Tôi không muốn làm việc gì nửa vời. Tất cả những việc tôi làm đều phải hoàn hảo”.
Theo Trithuctre
Những vai nữ phụ khiến nữ chính "chìm nghỉm"
Ở làng phim Hoa ngữ, không thiếu những người đẹp tuy chỉ đóng vai phụ nhưng lại được yêu thích hơn cả nữ chính.
Lý Băng Băng - Bạch Phát Ma Nữ
Vua kungfu là một trong những dự án điện ảnh lớn nhất năm 2008 của làng phim Hoa ngữ, với tổng doanh thu phòng vé tính trên toàn thế giới đạt 127 triệu USD. Dù điểm xem chính của phim tập trung vào những màn đấu võ đẹp mặt giữa Thành Long và Lý Liên Kiệt nhưng sự góp mặt của Lưu Diệc Phi và Lý Băng Băng cũng thu hút nhiều sự chú ý không kém cạnh.
Lý Băng Băng
Khi Vua kungfu mới công bố danh sách diễn viên, vai Bạch Phát Ma Nữ của Lý Băng Băng chỉ xếp sau Kim Yến Tử của Lưu Diệc Phi. Thế nhưng, khi phim chính thức ra rạp, Lý Băng Băng mới là người được giới truyền thông lẫn khán giả nhắc đến nhiều hơn. Bằng vẻ ngoài lạnh lùng, quyến rũ, Lý Băng Băng đã ghi lại ấn tượng sâu sắc và được khán giả gán cho cả danh hiệu mỹ miều: "Nữ nhân vật phản diện lộng lẫy nhất màn bạc".
Lưu Diệc Phi
Đông Phương Bất Bại - Trần Kiều Ân
Thời điểm Trần Kiều Ân nhận vai Đông Phương Bất Bại trong Tân tiếu ngạo giang hồ, không ít khán giả đã tỏ ra thất vọng và hoài nghi bởi theo nguyên tác của Kim Dung thì đây chỉ là một vai phụ có số lần xuất hiện khá ít ỏi.
Trần Kiều Ân
Tuy nhiên, đến khi Tân tiếu ngạo giang hồ lên sóng thì mọi sự hoài nghi đã gần như tan biến. Nhân vật Đông Phương Bất Bại xuất hiện ấn tượng và diễn xuất có hồn hơn cả nữ chính Nhậm Doanh Doanh (Viên San San đóng). Thậm chí, mối tình Lệnh Hồ Xung (Hoắc Kiến Hoa) - Đông Phương Bất Bại do Vu Chính "chế ra" còn được khán giả ủng hộ và gây sốt trong cộng đồng mạng suốt một thời gian dài.
Viên San San
Lý Mạc Sầu - Trương Hinh Dư
Trong số các diễn viên của Tân thần điêu đại hiệp, Trương Hinh Dư là ngôi sao chiếm được nhiều sự quan tâm nhất. Vốn là một người mẫu game online đình đám tại Trung Quốc, những năm qua, nhắc đến Trương Hinh Dư, báo giới cũng chỉ đề cập đến scandal tình ái hay các bộ ảnh gợi cảm quá trớn của cô nàng. Nay tham gia Tân thần điêu đại hiệp với vai phụ Lý Mạc Sầu, Trương Hinh Dư đã lấn át hoàn toàn Tiểu Long Nữ - Trần Nghiên Hy.
Trương Hinh Dư
Ngoài việc sỡ hữu nhan sắc mặn mà, kiêu sa, Trương Hinh Dư còn trở thành trở thành chủ đề bàn tán "cực hot" vì thông tin nhân vật Lý Mạc Sầu mà cô nàng đảm nhận sẽ được biên kịch Vu Chính gia tăng đất diễn tối đa.
Trần Nghiên Hy
Tuyết Hoa - Lâm Tâm Như
Dù nhiều lần khẳng định chỉ tham gia Không phải sương, chẳng phải hoa với vai trò khách mời đặc biệt nhưng Lâm Tâm Như vẫn gần như "lấy hết" mọi hào quang của nữ chính Lý Thạnh. Nắm bắt tâm lý người xem, đoàn phim Không phải sương, chẳng phải hoa cũng đặc biệt ưu ái Lâm Tâm Như khi liên tiếp tung ra những hình ảnh đẹp lung linh của cô nàng.
Lâm Tâm Như
Trong vai Tuyết Hoa, Lâm Tâm Như liên tục làm khán giả ngỡ ngàng với vẻ ngoài tươi tắn, trẻ trung. Thậm chí, mối tình bi thương giữa cô với Tề Viễn (Joo Jin Mo) còn khiến khán giả quan tâm hơn là chuyện hẹn hò của bộ đôi nam nữ chính Diệp Phàm (Lý Thạnh) và Tề Phi (Trương Duệ).
Lý Thạnh
Thư Sướng - Hải Đường
Cung tỏa châu liêm vốn được xem là phần tiếp theo của phim truyền hình ăn khách Cung tỏa tâm ngọc. Ngay từ khi mới bắt tay vào giai đoạn sản xuất, Cung tỏa châu liêm đã khiến báo chí tốn hao nhiều giấy mực khi bất ngờ công bố vai nữ chính sẽ do Viên San San đảm nhận.
Tuy nhiên, dù được "biên kịch lắm chiêu" Vu Chính hết mực ca ngợi nhưng khi Cung tỏa châu liêmlên sóng, khán giả cũng chẳng thể nào làm ngơ trước diễn xuất cứng đơ và gương mặt vô hồn của Viên San San.
Thư Sướng
Chính sự mờ nhạt này đã giúp nữ thứ Thư Sướng (vai Hải Đường) nổi lên và chiếm hết cảm tình của khán giả. Xem Cung tỏa châu liêm, không ít khán giả đã lên tiếng phàn nàn rằng: "Viên San San là nữ chính vô dụng hàng đầu Trung Quốc".
Viên San San
Theo Trí thức trẻ
Những tạo hình ấn tượng của Tôn Ngộ Không trên màn ảnh Từ năm 1986 đến nay có rất nhiều tạo hình nhân vật chính trong "Tây du ký", mỗi tạo hình đều mang đến cho người xem một cảm nhận khác nhau về chàng Mỹ Hầu Vương. Lục Tiểu Linh Đồng trong Tây du ký 1986 và 2002 là tạo hình kinh điển, không ai có thể thay thế Tôn Ngộ Không phiên bản...