Ly thân sống chung nhà, ai có người mới sẽ báo
Tôi và chồng sắp cũ thống nhất với nhau rằng, trong thời gian ly thân, chúng tôi sẽ tiếp tục ở chung nhà, cùng chăm sóc các con…
Ảnh: Tatjana Prenzel
Vì nghĩ rằng đó chỉ là tạm thời, nên chúng tôi không đặt ra các quy tắc. Dưới đây là mô hình cuộc sống ly thân chung nhà của chúng tôi.
Tôi vẫn giặt và gấp quần áo vì đó là công việc duy nhất mang lại cho tôi cảm giác thư thái. Anh ấy tiếp tục chuẩn bị hầu hết các bữa ăn.
Đây là nhiệm vụ anh được giao sau hàng trăm lần tôi như muốn nổ tung trong nước mắt, cố gắng giải thích rằng người có khẩu vị của một đứa trẻ 5 tuổi, ghét nấu ăn và sẽ không bao giờ học cách nấu ăn như tôi, không phải là người nên nấu ăn cho các con. Trong khi, anh ấy lại là một đầu bếp xuất sắc.
Tôi là người thanh toán tất cả hóa đơn từ tài khoản chung. Chúng tôi vẫn đóng góp vào quỹ chung phần lớn số tiền của mình. Tôi vẫn để anh ấy (và các con) là người thụ hưởng tất cả các tài khoản, chính sách và phúc lợi nếu có chuyện gì xảy ra với tôi.
Anh ấy tạo điều kiện hết mức để tôi làm việc, còn tôi khuyến khích anh ấy theo đuổi công việc khiến anh ấy hạnh phúc, bất kể nó được trả lương bao nhiêu.
Tôi ngừng can thiệp vào việc anh ấy liên lạc với gia đình – không khuyến khích cũng không ngăn cản. Nói chung, tôi đã tự loại mình khỏi vai trò trưởng phòng truyền thông cũng như trưởng phòng mua quà sinh nhật hay người gọi chúc mừng các ngày lễ, người nhắc nhở đi bộ…
Video đang HOT
Chúng tôi vẫn cùng nhau tham dự các sự kiện của trường các con, các bữa tiệc và các cuộc tụ họp khác. Chúng tôi cũng có những cuộc gặp gỡ bạn bè của mình, chứ không phải kiểu gia đình luôn làm mọi thứ cùng nhau.
Vào mùa hè sau khi chúng tôi tuyên bố ly hôn, tôi liếc xuống chiếc iPad của anh ấy để trên kệ bếp thì thấy một email hiện lên trên màn hình khóa. Anh ấy đang làm việc. Email đến từ một người phụ nữ mà tôi không biết. Một vài dòng đầu tiên có thể nhìn thấy, nói rằng, vâng, cô ấy có thể tham gia lớp học chơi golf với anh ấy và con trai tôi.
Cái quái gì thế này?
Tôi đã nghĩ mình không quan tâm đến những gì anh ấy làm và sẽ mừng khi anh ấy có người mới, bởi vì tôi giờ đã là phiên bản khác. Nhưng thực tế, tôi đã sốc khi nhận ra mình ghen tuông một cách lộ liễu. Thực ra tôi sẽ chỉ mừng cho anh ấy sau khi tôi có hạnh phúc của riêng mình trước.
Chúng tôi nhắn tin qua lại một cách tế nhị. Anh nói rằng người phụ nữ kia chỉ là một người bạn và tất nhiên anh sẽ thông báo với tôi nếu có chuyện gì xảy ra. Chúng tôi đã thống nhất với nhau quy tắc đầu tiên: Nếu có bất cứ điều gì xảy ra theo hướng hẹn hò nghiêm túc thì cần có một cuộc trò chuyện. Chúng tôi đồng ý rằng đó có thể sẽ là khởi đầu cho sự kết thúc thực sự.
Vài tháng sau, anh ấy tặng tôi món quà sinh nhật bất ngờ là phòng ngủ mới của riêng tôi được sửa sang lại từ căn phòng cũ. Và tôi cũng nhận ra rằng, theo thỏa thuận, tôi nên nói với anh về việc tôi đã tham gia Tinder. Anh ấy chỉ trả lời vỏn vẹn: “OK”.
Nhưng cuối cùng, tôi chưa có cuộc hẹn thực sự nào cả.
Việc chung sống trong khi ly thân của chúng tôi vẫn tiếp diễn cho đến khi một sự thay đổi kỳ lạ đã xảy ra: Chúng tôi hỏi han về một ngày của người kia và chia sẻ với nhau nhiều hơn trước đây. Gần như chúng tôi cư xử giống như 2 người bạn lâu năm hơn là một cuộc hôn nhân lâu năm. Đôi khi cả gia đình sẽ cùng nhau xem một bộ phim sau bữa tối, nhưng thường thì mỗi người đều dành thời gian cho những hoạt động khác nhau: công việc, đọc sách và lướt Facebook…
Một mặt, tôi biết ơn vì sự độc lập đó – mỗi người đều có không gian riêng trong chính ngôi nhà của mình. Nhưng sẽ là nói dối nếu khẳng định rằng tôi không lo lắng. Bởi vì đây chính là những hình ảnh thời niên thiếu của tôi trong một gia đình đã ly hôn, đặc biệt là khi mỗi người tự mang suất ăn tối vào một góc của riêng mình.
Tôi thích có sự độc lập để làm bất cứ điều gì mình muốn, nhưng đôi khi quá nhiều tự do ở độ tuổi đó khiến tôi tự hỏi liệu có ai quan tâm đến những gì tôi đang làm hay không. Tuy vậy, việc này không gây ra nhiều thay đổi với các con tôi, ngoài việc chúng được chứng kiến cha mẹ học cách trở thành những người bạn của nhau như thế nào.
Từ khi chúng ta còn tuổi “teen”, chúng ta đã rất sợ khi phải nghe câu “chúng ta chỉ là bạn”. Nền văn hóa của chúng ta gửi đi thông điệp rằng tình bạn là một dạng quan hệ thấp hơn, ít được mong muốn hơn và ít ý nghĩa hơn so với hôn nhân.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào cuộc hôn nhân và hai người trong cuộc, có rất nhiều khả năng để chứng minh cho bạn bè, gia đình và đặc biệt là con cái của chúng ta rằng đôi khi hôn nhân có thể chuyển biến thành một mối quan hệ khác, thay vì tan vỡ. Chúng có sức mạnh để phát triển.
Bài viết của tác giả Kimberly Harrington trong cuốn But You Seemed So Happy, được trích đăng trong chuyên mục Gia đình của tờ The New York Times.
Có nên làm công ty gia đình "1 cổ 5 tròng" nhưng lương 20 triệu?
Hết bị mẹ con chị chủ coi là chân sai vặt, tôi lại bị bố anh chủ coi như tài xế riêng và còng lưng bê vác cho ông cậu của anh chủ nữa.
Ngày xưa lúc sắp ra trường, tôi đã rất tự tin nghĩ rằng mình sẽ kiếm được việc ngon, lương cao và ăn sung mặc sướng. Tại tôi tốt nghiệp bằng giỏi cơ mà. Nộp hồ sơ đi đâu chắc người ta cũng nhận vội.
Thế nhưng, cuộc sống vốn chả giống cuộc đời. Ra trường được 4 tháng, tôi đã vỡ toang giấc mộng, vừa chật vật xin việc lại vừa bị bạn gái chia tay! Tôi rải CV hơn chục công ty nhưng đi phỏng vấn mấy lần đều trượt. Chán nản quá nên tôi đi học lái xe, chuẩn bị thành tài xế taxi thì cơ hội ập đến.
Hôm ấy khi tôi đang ngồi đợi lấy bằng thì có một anh trông khá giống doanh nhân thành đạt đến bắt chuyện. Biết tôi chưa xin được việc nhưng có bằng lái xe, học ngành kiến trúc nên anh mời tôi qua công ty anh chơi luôn. Anh bảo tôi mặt mũi sáng sủa lại đúng nghề anh cần nên nộp hồ sơ đi làm luôn.
Khỏi phải nói tôi mừng đến cỡ nào. Tôi gọi điện về nhà khoe bố mẹ ngay lập tức rồi sắm mấy bộ đồ thật bảnh để hôm sau đi xin việc cho phấn khởi. Nghĩ số mình may mắn có quý nhân giúp đỡ nên tôi vui phát khóc. Đúng là ông trời chẳng triệt đường sống của ai bao giờ.
Gặp anh doanh nhân kia ở văn phòng tôi mới biết đó là công ty khá nhỏ, từ sếp tới nhân viên đều là người thân người nhà của anh. Vợ anh làm "trưởng phòng đối ngoại", cậu ruột làm quản lý kho, mợ làm kế toán, các em ruột em họ thì phụ trách này kia ở xưởng hàng, showroom sản phẩm, thiết kế... Còn tôi với 2 người nữa được ngồi ghế nhân viên quèn vì không phải họ hàng!
Thấy môi trường "công sở" hơi kỳ quặc nên tôi định từ chối không làm nữa, nhưng anh chủ đã thuyết phục thành công khi nói nhỏ rằng sẽ trả lương tôi thật cao. Cái bằng đại học ngành kiến trúc của tôi cuối cùng lại xài để đi lắp bóng đèn! Nghĩ cũng đắng cay mà thôi đành chấp nhận. Khi ấy tôi trẻ người non dạ, kinh nghiệm làm việc không có, người ta nhận vào làm với mức lương 10 triệu giữa thủ đô đất chật người đông cũng là tốt lắm rồi.
Từ đó tôi bắt đầu quần quật từ 7h sáng đến 7h tối. Hôm nào khách cần hoàn thiện công trình gấp thì phải tăng ca đến đêm khuya. Em trai chị chủ làm giám sát, lúc nào cũng ra vẻ quyền uy quát nạt tôi và chú thợ làm cùng. Nó ít tuổi hơn tôi nhưng không có chút lễ phép nào, toàn nói trống không, lại còn chê bai tôi đủ điều, dọa sẽ đuổi việc mỗi khi thấy tôi ngồi nghỉ ngơi. Nói chung là mệt mỏi.
Những hôm ế không có đơn khách thì tôi bị ông cậu gọi ra kho làm bốc vác. Rõ trong ấy có 2 nhân viên mà vẫn kêu tôi đi, một lần tôi bị cảm hơi mệt xin về nhà nằm nghỉ thì ông cậu cũng dọa báo giám đốc cho tôi thôi việc hẳn. Động tí là mắng mỏ toàn lời lẽ chướng tai.
Bố của anh chủ thì ở cái biệt thự to đùng kế ngay văn phòng công ty. Ông ấy hay đi đánh golf và gặp hội người cao tuổi, hầu như ngày nào cũng đi. Nghe anh chủ nói tôi có bằng lái xe nên ông gọi sang mấy lần nhờ chở đi giúp. Tôi ngại vì đấy là việc riêng, nhưng anh chủ bảo không sao, vẫn tính lương cho tôi đầy đủ.
Đi với bố anh chủ cũng thích vì hầu như tôi chẳng phải làm gì. Cứ chở ông đi những nơi ông muốn rồi trong lúc ông chơi thì tôi thoải mái xem phim nằm ngủ. Cơ mà được tuần đầu tử tế, sau đó bố anh chủ ngày càng đối xử với tôi giống "culi". Ông bắt tôi bê vác đủ thứ đồ đạc, từ túi gậy golf nặng như đá đến khung tranh, tượng gỗ nọ kia. Chơi xong mệt ông gọi bắt tôi xoa bóp, người khác toàn bảo trông tôi như thằng hầu tận tuỵ vậy. Hội bô lão của bố anh chủ cũng toàn nhà giàu, mấy lần ăn cơm tôi bị đuổi ra bàn riêng, cảm giác như họ khinh tôi như thằng giúp việc thật sự.
Mọi chuyện đâu dừng lại ở đó. Bà mợ kế toán tháng nào cũng doạ trừ với cắt lương của tôi. Ngày nào cũng chăm chăm bắt lỗi để "xẻo" đi món lương tôi mòn mỏi trông đợi. Sáng không thấy tôi đâu bà mợ sẽ gọi điện ầm ĩ, tra hỏi lý do bằng được mới thôi. Nếu tôi đang làm osin ở chỗ khác cho người nhà bà ấy thì không sao. Nhưng nếu tôi dám chạy đi mua bao thuốc, chai nước hay ốm mệt đến muộn là kiểu gì cũng nghe chửi như hát hay.
Tóm lại công việc chẳng giống như tưởng tượng, tôi thấy mình bị cả nhà anh chủ coi như một thằng hầu. Lúc nào cũng bị nhìn bằng ánh mắt khinh thường, cúc cung làm mọi việc như thằng hèn kém. Gọi cho mẹ tâm sự thì bà toàn bảo thôi bỏ cái bằng đại học ấy đi mà về quê chăn gà bán thóc. Nếu chăm chỉ thì cũng không chết đói, còn hơn là chịu nhục trên thành phố như thế này.
Rất nhiều lần tôi đắn đo về lời mẹ nói. Song nghĩ đến khoản lương lậu bây giờ đã tăng lên gấp đôi thì tôi lại thấy chùn. Tuy làm toàn việc linh tinh hơi nhọc nhưng gia đình anh chủ chi tiền cũng thoáng. Tôi chạy đi làm chuyện vặt một tí cũng được "bo" đôi ba trăm, có khi bố anh chủ hứng lên bán đồ ăn lãi lại cho tôi 1-2 triệu. Cầm tiền trong tay là thấy sướng, làm văn phòng chỗ khác hoặc về quê thì ai cho tôi tiền như thế chứ!
Cơ mà thực sự làm osin cho cả gia đình họ lâu dài cũng không ổn lắm. Tôi nên xin nộp đơn nghỉ để thoát cảnh 1 cổ 5 tròng hay tiếp tục cắn răng chịu đựng vì mức lương 20 triệu đây?
Vừa nhìn thấy tiệm bánh của vợ, chồng quay xe đi luôn Định đợi chồng đi công tác về, tôi sẽ giải trình tường tận mọi việc. Nhưng chưa kịp nói gì, chồng đã có phản ứng dữ dội khi nhìn thấy vợ ngồi bán bánh trước cổng. Ảnh minh họa Vì thu nhập của chồng tôi khá cao, thế nên sau khi sinh con, chồng bắt tôi ở nhà chăm sóc con. Anh muốn...