Lý sự cùn của “kẻ mạnh”
Trung Quốc liên tục đưa ra các lý lẽ bao biện cho hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 ở vùng biển Việt Nam, cũng như việc điều 80 tàu bảo vệ. Tuy nhiên, cả về lý và tình, đây chỉ là những lý sự cùn của kẻ tự cho mình ở thế mạnh.
Việc hạ đặt giàn khoan “Haiyang Shiyou-981″ khiến Trung Quốc ngày càng tự đánh mất hình ảnh và niềm tin của cộng đồng quốc tế.
Tham vọng của Trung Quốc tại các vùng biển là rất mạnh mẽ và không dễ gì từ bỏ. Khi đưa ra chiến lược biển cách đây 4 năm, Trung Quốc đã xác định rất rõ 3 mặt trận có thể xoay chuyển luân phiên cho nhau. Đó là với Nhật Bản ở Hoa Đông, với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông.
Tất cả những hành động này của Trung Quốc không ngoài mục đích mở rộng lãnh hải phục vụ cho ba mục tiêu lớn, gồm phát triển kinh tế, nâng cao vị thế địa chính trị và tăng cường năng lực quân sự.
Về kinh tế, trong tổng số 5.000 tỷ USD giá trị thương mại tạo ra ở Biển Đông mỗi năm, Trung Quốc chiếm gần một nửa. Biển Đông cũng là nơi chiếm tới 60% tổng lượng dầu mỏ trung chuyển của thế giới. Vì vậy, Trung Quốc muốn chiếm làm của riêng toàn bộ tuyến thông thương đường biển quan trọng này để vừa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, thỏa mãn cơn khát năng lượng trong thế kỷ 21, đồng thời tạo thành sức mạnh mặc cả trong quan hệ kinh tế với các nước và tổ chức trên thế giới, kể cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) hay thậm chí cả Nga sau này. Trung Quốc đang nóng lòng tiến đến mục tiêu soán ngôi đầu tàu kinh tế của Mỹ trong vài năm tới.
Về địa chính trị, bằng việc triển khai chiến lược lấn chiếm dần các vùng biển, Trung Quốc đang dần hiện thực hóa yêu sách về “đường lưỡi bò”, hay còn được gọi là “đường đứt khúc 9 đoạn” ở Biển Đông. Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 chỉ là bước đi đầu tiên trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” đã được Trung Quốc lên kế hoạch lâu nay năm nhằm dựng lên vòng cung “các lãnh thổ di động trên biển”, tạo cho nước này một “thế trận địa chính trị hùng mạnh” ít quốc gia trên thế giới có thể so bì.
Về quân sự, hiện tại Trung Quốc chưa đảm bảo được lối ra và tuyến đường đi an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân cũng như hệ thống các tàu quân sự, tàu sân bay. Các tàu ngầm hạt nhân hiện nay của Trung Quốc thuộc thế hệ cũ, tạo tiếng ồn khá lớn khi di chuyển. Trong khi đó, thềm lục địa của nước này lại có cấu tạo nhô lên khá cao trên diện rộng. Vì thế, nếu không mở rộng diện tích vùng biển kiểm soát vượt xa bên ngoài điểm gãy lục địa, các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ dễ dàng bị đối phương phát hiện và theo dõi do không đạt được độ lặn sâu tối thiểu 200 m dưới mặt nước biển. Đó là chưa kể, Trung Quốc hiện cũng đang rất “khát” các vùng biển sâu để “có sân luyện tập” cho tàu sân bay đầu tiên của nước này mang tên Liêu Ninh, cũng như các tàu sân bay khác đang trong quá trình chế tạo.
Để thực hiện các tham vọng trên, Trung Quốc quyết đẩy mạnh các hành động gây hấn và lấn chiếm bất chấp đạo lý cũng như luật pháp quốc tế. Nhưng khi hành động được dẫn dắt bởi những tham vọng mù quáng, một nước – dù đang trên đường trở thành cường quốc – cũng rất dễ mắc phải sai lầm, nhất là khi những lý lẽ đưa ra hoàn toàn không đủ sức thuyết phục nếu không muốn nói chỉ là những lý sự cùn.
Thứ nhất, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), tàu thuyền và tài sản của các nước có quyền qua lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước khác nhưng không có quyền khai thác hay tiến hành hoạt động vơ vét tài nguyên trong khu vực này nếu không xin phép và nhận được sự đồng ý rõ ràng của nước sở tại. Việc Trung Quốc thả trôi giàn khoan Hải Dương-981 rồi sau đó tìm cách đặt vị trí cố định giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động vi phạm trắng trợn công ước.
Video đang HOT
Thứ hai, Trung Quốc không ngừng khẳng định vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của nước này vì chỉ cách đảo Hải Nam 194 km. Tuy nhiên, khi đưa ra những lý lẽ này, các nhà cầm quyền với những cái đầu nóng ở Bắc Kinh đã cố tình lờ đi một thực tế rằng vị trí hạ đặt giàn khoan chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 119 hải lý, ít hơn nhiều so với khoảng cách từ Hải Nam.
Thứ ba, cũng theo UNCLOS, bất kỳ đảo đá nào nhằm nhô lên trên mặt biển khi thủy triều dâng cao đều có thể tạo ra các vùng lãnh hải nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ bờ của đảo đá đó. Địa điểm do Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm cách đảo Tri Tôn 18,5 hải lý về phía Nam. Do đó, vị trí này sẽ mãi mãi “không nằm bên trong các vùng nước của Trung Quốc”.
Thứ tư, trước nay Trung Quốc luôn ngăn cản các nước, trong đó có Việt Nam, và các tập đoàn kinh doanh quốc tế tiến hành các hoạt động tìm kiếm, khai thác năng lượng tại các khu vực mà Trung Quốc cho rằng đang có tranh chấp trên biển. Tuy nhiên, bản thân nước này lại thường xuyên và hiện đang làm một việc tương tự, thậm chí còn gia tăng mức độ hung hăng khi cử tới 80 tàu các loại, gồm cả 7 tàu chiến hải quân, hộ tống việc hạ đặt giàn khoan. Đáng lên án hơn, khu vực hạ đặt giàn khoan không phải nằm trong vùng biển tranh chấp, mà là thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Thứ năm, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công khai tuyên bố bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang kiểm soát theo Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự với Philippines, Trung Quốc quyết định chĩa mũi nhọn vào Việt Nam. Trung Quốc cho rằng chỉ cần đặt cố định được một giàn khoan thì sau này có thể nhân rộng hoạt động ra hàng chục vị trí khác nằm dọc theo “đường chín đoạn” đã được nước tuyên bố áp đặt một cách phi lý.
Nhưng khi thực hiện các hành động trên, Trung Quốc quên mất những điểm mấu chốt có tính chất quyết định cục diện an ninh trong khu vực là Biển Đông không phải là “ao nhà” của họ. Luật pháp quốc tế không phải là một trò đùa và dân tộc Việt Nam với hơn 90 triệu dân đang một lòng hướng về quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng mọi giá.
Việc Bắc Kinh đơn phương hành động dựa trên những lập luận coi thường luật pháp quốc tế, xem nhẹ chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia khác, tự mâu thuẫn với chính những hành động cũng như tuyên bố của mình trước đây chỉ càng làm cho thế giới nhìn thấy rõ hơn bộ mặt giả dối của một quốc gia luôn khẳng định đang trỗi dậy hòa bình nhưng trên thực tế lại là nhân tố gây bất ổn nguy hiểm trong khu vực và trên thế giới.
Theo Dantri
Cuộc vật lộn với thủy thần của cặp vợ chồng Mỹ trên con tàu bị đắm
Bị sóng đánh lạc khỏi con tàu chìm, đôi vợ chồng người Mỹ đã dìu theo một công nhân không có áo phao lênh đênh suốt 9 tiếng. Giữa biển đen, cả khi đã tuyệt vọng, họ vẫn luôn nói lời yêu nhau.
Khi nhận được lời mời đi ăn tiệc cưới hôm 2/8, John Heinemann và vợ đã đồng ý ngay. Dù đã làm việc cho công ty PV Pipe được khoảng 2 năm nay, nhưng ông khá bận rộn, gần đây mới có thể mời vợ sang Việt Nam nghỉ cùng mình. Họ có điểm chung là rất thích văn hóa, con người Việt.
"Cuối tuần trước đó, chúng tôi cũng đi ăn cưới với nhau. Mọi thứ rất tuyệt. Chúng tôi giữ nguyên tâm trạng háo hức đó khi bước lên tàu đi cùng mọi người mà không mảy may nghĩ đến tai nạn nào có thể xảy ra", ông Heinemann nói.
Vợ chồng vị chuyên gia người Mỹ nhập đoàn lên con tàu tàu H29 rời cảng Gò Công Đông khi trời đã chập tối. Biển lúc này khá yên lặng, sóng nhẹ nhàng. Mọi thứ đều ổn và ai cũng thư giãn, râm ran trò chuyện. "Nhưng rồi sau đó, những cơn sóng mạnh từ đâu bất ngờ ập đến. Sóng sau mạnh hơn sóng trước rất nhiều... Khi biết tàu không còn an toàn nữa, vợ chồng tôi dặn nhau phải hết sức bình tĩnh và chuẩn bị tinh thần sẽ phải bơi nếu có sự cố", Heinemann kể. "Thấy mọi người xung quanh rất hoảng sợ, chúng tôi bảo họ bình tĩnh nhưng không nhiều người hiểu tiếng Anh để biết chúng tôi đang nói gì".
Vợ chồng ông bà John Heinemann và Gloria Heinemann. Ảnh: Thoại Hà
Tàu bất ngờ lật úp và dần chìm, xung quanh mọi thứ tối đen. Người đàn ông Mỹ chỉ kịp khuyên vài người phải bám chặt vào thân tàu để giữ cho người nổi trên mặt nước. Tuy vậy, do sóng lớn, nhiều người vẫn tuột tay văng ra xa, trong đó có vợ chồng ông. Do đã được phát áo phao trước đó, cả hai luôn tìm cách bơi bám sát để không bị tách rời.
"Ban đầu, tôi nghĩ chắc chừng 30 phút nữa hai con tàu đi sau sẽ đến và cứu mọi người. Nhưng chờ mãi vẫn không thấy gì trong khi chúng tôi đã lạc mất đoàn", ông Heinneman kể.
Đang lênh đênh chống chọi cùng những cơn sóng, họ phát hiện anh Nguyễn Lê Vinh gần như kiệt sức, trên người không mặc áo phao. "Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản là người đàn ông này cần được giúp đỡ và vợ chồng tôi phải cố hết sức có thể để giúp anh. Vì thế, tôi bảo anh ấy bám vào mình để cùng bơi", vợ ông Heinneman nói.
3 người tiếp tục dập dờn một lúc thì gặp anh Nguyễn Văn Hà cũng đang vật lộn với sóng dữ. "Tôi thấy cái bóng đen cách mình khoảng 20 m. Lại gần hơn tôi nhận ra anh Vinh đang bám vào vợ chồng ông John. Chúng tôi lúc này như tăng thêm sức mạnh dù xung quanh vẫn là biển mênh mông không có một bóng tàu cứu hộ, xa xa là ánh đèn le lói phía Vũng Tàu", anh Hà kể.
Họ bắt đầu bàn về khả năng bơi vào bờ. Lúc đó, anh Hà chỉ cho mọi người thấy hai dãy núi mờ mờ phía trước (ở Vũng Tàu), nhưng để bơi tới đó rất xa, sức người không chịu nổi nên chỉ còn cách chờ cứu hộ.
Càng lúc trời càng lạnh, mọi người có dấu hiệu đuối dần. Anh Hà đổi phương án "bơi vào biết đâu lại sống" nên 4 người chỉ với 3 cái áo phao dìu nhau vượt từng cơn sóng. Càng về khuya, hai vợ chồng người Mỹ hơn 60 tuổi càng có dấu hiệu kiệt sức, sặc nước.
Vốn bơi rất giỏi vì đều là dân mê môn thể thao lặn biển, nhưng phải giữ mình nổi trên mặt nước suốt 9 giờ là điều hai ông bà chưa bao giờ dám nghĩ tới. Có lúc, ông Heinneman hoang mang trước sự sống vì ông nặng gần gấp đôi vợ nên rất khó để giữ mình nổi. Cứ mỗi đợt sóng ập đến, bà Heinneman lại phải tìm cách nâng chồng lên để ông không bị ngạt.
Anh Hà nhớ lại thời điểm áo phao suýt bị rách làm hai mảnh, anh phải tháo thắt lưng buộc chặt lại. Ảnh:An Nhơn.
Một cơn sóng to ập tới đánh tan nhóm người ra 3 nơi. Ông Heinneman đã cởi chiếc áo phao của mình đưa cho vợ. "Lúc đó tôi chỉ muốn bà ấy được ấm áp, được an toàn. Có một nỗi lo sợ mơ hồ khiến tôi phải thốt ra với bà rằng &'I love you", người đàn ông nhớ lại.
"Sao thấy ông John cởi áo phao mà còn nói 'I love you' nữa Hà ơi", anh Vinh hét lớn. Cả hai công nhân Việt nghĩ ông ấy định bỏ cuộc nên đã cố bơi lại động viên.
"Tôi nói ông ấy cố lên. Lúc đó là 0h rồi, chỉ 1h sáng sẽ có tàu đánh cá của ngư dân đi ngang cứu giúp. Nghe vậy, ông John từ bỏ ý định và bơi ngửa, dùng áo phao kê ở đầu", anh Hà kể. Sau đó anh tiếp tục quay sang an ủi người đồng nghiệp quê Tiền Giang cùng bơi để hâm nóng cơ thể, chống lại cái lạnh càng lúc càng gay gắt. Dù làm tư tưởng cho mọi người nhưng bản thân anh Hà cũng đã cạn sức, dầu biển bám vào người anh nóng ran.
Đến khoảng 2h sáng, cả nhóm như tỉnh hẳn khi thấy đèn cứu hộ từ xa. Mọi người tìm còi và đèn pin trên áo phao để ra tín hiệu nhưng chúng bị sóng đánh văng từ lúc nào. Do tàu ở quá xa nên không nghe thấy tiếng kêu cứu và những cái vẫy tay tuyệt vọng của họ. Một lúc sau mọi người lại thấy tàu cá ngư dân đi biển xuất hiện cách đó chừng 50 m, song tất cả gọi đến khàn giọng họ vẫn không nghe.
"Biển hôm đó động mạnh do ảnh hưởng của bão, nhiều cơn sóng lớn và màn đêm đã làm cho những con tàu khác không thể nhìn thấy 4 con người đang vật lộn tìm sự sống trên biển. Chúng tôi bị lẫn trong làn nước nhưng chúng tôi nghĩ nếu cầm cự được đến khi ánh bình minh lên thì ngư dân, tàu thuyền đánh cá sẽ trông thấy và chúng tôi sẽ được cứu sống", bà Heinneman nói.
Thêm 2 tiếng trôi qua, đến 4h sáng anh Hà thấy tàu đi vào ngọn Hải Đăng. "Tôi nghĩ là đường tàu chạy nên nói mọi người cố sức bơi tới đó chờ tàu. Nửa tiếng sau, một chiếc tàu cá đang trên đường vào bờ đã thấy chúng tôi. Lên được tàu, ai cũng nghĩ mình vừa chết đi sống lại", anh Hà kể về giây phút may mắn của cuộc đời mình. Còn bà Heinneman cho biết, khoảnh khắc đó, bà chỉ có thể nói với những người bà gặp duy nhất một câu "Tôi yêu các bạn".
Đây là 4 người cuối cùng được vớt lên trong số 21 người sống sót trên chuyến tàu định mệnh. Họ đã có 9 giờ lênh đênh trên biển, 17 người khác được cứu hộ khi bám quanh xác con tàu sau 6 giờ bị đắm.
"Tôi rất buồn khi nhiều người mình quen biết đã mất. Các vết sẹo mà chúng tôi phải mang theo người không là gì so với những mất mát quá lớn đó", vị chuyên gia người Mỹ trầm ngâm.
Theo VNE
Thảm kịch sau vụ cháy tiệm vàng khiến 5 người tử vong Vụ cháy nghiêm trọng khiên 5 người tử vong tại tiêm vàng Đức Anh ở tô 10, khu 3 phường Hông Gai (TP Hạ Long, Quảng Ninh) xảy ra vào rạng sáng 26/7 ban đâu được xác định là do châp điên khiến biển hiệu của cửa tiệm bị cháy, sau đó lan ra xung quanh. Sáng 28/7, bác sĩ Nguyên Quôc Hùng,...