Lý Sơn – đảo núi lửa mệnh danh “Jeju của Việt Nam”: Nước biển xanh trong vắt, ai đi rồi cũng phải thốt lên “quá đẹp”
Hội yêu biển nhất định không thể bỏ qua trọn bộ kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn dưới đây!
Nhiều vùng biển ở Việt Nam được cư dân mạng phong tặng danh hiệu “tiểu Maldives” vì sở hữu làn nước trong xanh thấy tận đáy, hơn nữa lại còn hoang sơ và không có quá nhiều dịch vụ du lịch. Không kém cạnh Bình Hưng (Khánh Hoà) hay Phú Quý (Bình Thuận), Lý Sơn cũng là một trong số những địa điểm sở hữu mọi yếu tố đó.
Làn nước xanh trong vắt ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi (Nguồn: @itsminhhoang)
@hochauphuongtruc
@hueandsuntravel
Đảo Lý Sơn nằm ở đâu?
Lý Sơn là một huyện đảo được ví như “viên ngọc quý” của tỉnh Quảng Ngãi. Từ lâu, nơi đây đã được các tín đồ du lịch phong cho hàng loạt danh hiệu như đảo Jeju hay Maldives phiên bản Việt. Được biết, trước kia hòn đảo có tên là Cù Lao Ré, là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành từ cách đây khoảng 25 – 30 triệu năm.
@canhdepvietnam
@quangngai.explore
Nằm cách đất liền khoảng 15 hải lý, quần thể đảo Lý Sơn bao gồm đảo Lớn (Lý Sơn, hoặc gọi là cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía bắc đảo Lớn và hòn Mù Cu ở phía đông của đảo Lớn. Khách du lịch hoàn toàn có thể di chuyển qua lại giữa các đảo để thăm quan. Nước biển tại đây khá trong và sóng lặng, rất phù hợp cho những ai ưa thích sự bình yên và hoang sơ.
@saimontobi
Nên đi Lý Sơn vào mùa nào là thích hợp?
Thời tiết nơi đây được chia thành 2 mùa rõ rệt, trong đó mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, cũng là thời điểm phù hợp nhất để đi du lịch vì trời nắng ráo, ít mưa, thuận tiện trong việc thăm quan, check-in các địa điểm.
@itsminhhoang
@iamvickkkk
Làm thế nào để đi đến Lý Sơn?
Để ra đảo Lý Sơn, đầu tiên bạn phải đến tỉnh Quảng Ngãi. Hiện tại, du khách có thể đi đến đây bằng máy bay hoặc tàu hoả với nhiều chặng khai thác từ Hà Nội, TP.HCM lẫn Đà Nẵng. Vì nằm khá gần Quảng Ngãi nên từ Đà Nẵng, bạn cũng có thể đi Lý Sơn bằng xe khách.
Để đi từ đất liền ra đảo Lý Sơn chỉ có cách duy nhất là đi tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Theo lịch trình của bến cảng thì tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn sẽ có 6 chuyến cố định mỗi ngày theo các khung giờ: 7h30, 9h00, 11h00, 13h00, 14h00, 15h00. Số lượng chuyến khai thác còn tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết lẫn mùa cao điểm du lịch, ví dụ như đi tàu siêu tốc thì sẽ có nhiều khung giờ cho bạn lựa chọn hơn. Thông thường, du khách sẽ mất tầm 45 – 60 phút để đi ra đảo với giá vé dao động từ 115k – 160k/người.
@hochauphuongtruc
@vta15994
@trahuyduc
Chơi gì ở đảo Lý Sơn?
Đảo Bé
Đảo Bé còn được gọi là đảo An Bình, nằm cách đảo Lớn khoảng 2 hải lý về phía Bắc. Từ đảo Lớn, bạn phải đi tàu khoảng 15 phút để đến được Đảo Bé với giá vé dao động từ 30k/người.
@calvinthaipham
@_tratea04
@mayaxinh
Hòn đảo này chỉ có khoảng 100 hộ dân sinh sống, diện tích vỏn vẹn 1km vuông đúng y như tên gọi của nó. Nơi đây sở hữu làn nước xanh trong vắt thấy tận đáy, những bãi đá với đủ hình thù độc lạ. Du khách khi đến đây thường đi tắm biển, lặn ngắm san hô hoặc thăm quan làng bích hoạ trên đảo.
(Ảnh: @hochauphuongtruc, @kaydenbui, @teelatl, @eri_pham)
Cổng Tò Vò
Đây được xem là một trong những địa điểm check-in nổi tiếng nhất ở Lý Sơn với một cổng đá cao tới 2,5m, nằm giữa những bãi đá nham thạch được hình thành bởi quá trình phun trào của núi lửa. Đứng từ đây, du khách có thể thu vào tầm mắt khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ của núi Giếng Tiền, ngắm nhìn cuộc sống bình yên nơi làng chài ven đảo.
@vta15994
@dieu_nhiii
@t.trangg_
Đỉnh núi Thới Lới
Là đỉnh một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm, với chiều cao 149m, núi Thới Lới cho phép du khách thu trọn vào tầm mắt toàn cảnh đảo Lý Sơn nhìn từ trên cao. Đặc biệt, ở giữa đỉnh núi là một hồ nước ngọt siêu to khổng lồ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của cư dân trên đảo. Nếu đi vào thời điểm thích hợp.
(Ảnh: @urchloe.tr, @linglingg3012, @_quyquy, @fn.6.3)
Cột cờ Lý Sơn
Nằm trên đỉnh núi Thới Lới, cột cờ Lý Sơn cao trên 20m, được khởi công xây dựng từ năm 2013 với kiến trúc gồm: Đài cột, thân cột cờ, bậc thềm và khuôn viên xung quanh. Đây cũng là điểm check-in ưa thích của rất nhiều du khách khi đến hòn đảo xinh đẹp này.
(Ảnh: @nntramanh, @lesontra2112)
Hang Câu
Hang Câu nằm ngay dưới chân núi Thới Lới về phía Đông Bắc. Được hình thành do sóng và gió biển bào mòn qua hàng triệu năm, vì vậy những vách đá ở đây có hình thù cực kỳ độc lạ.
(Ảnh: @dixedapxam, @larmuse, @gucci318, @duonqthao)
Hòn Mù Cu
Hòn Mù Cu nằm ở phía Đông của đảo Lý Sơn, cách trung tâm khoảng 3km, sát với vũng neo đậu tàu thuyền xã An Hải. Nơi đây thu hút khách du lịch vì những dải đá núi lửa đen trải dài cùng ngọn hải đăng cũ kỹ. Đây cũng được xem là nơi ngắm bình minh và hoàng hôn đẹp nhất mà bạn không nên bỏ qua.
@dzit_hi
@monngondiemdep
Núi Giếng Tiền
Không hùng vĩ, nhiều núi đá như Thới Lới, núi Giếng Tiền có địa hình chủ yếu là đất đỏ bazan màu mỡ – loại thổ nhưỡng tạo nên vị nồng thơm đặc trưng cho đặc sản tỏi Lý Sơn. Nhìn từ trên cao, đây vốn là một phần của miệng núi lửa với niên đại hàng chục triệu năm ở Lý Sơn.
@duongtatua
@exotic_voyages
Chùa Đục
Toạ lạc trong hang động ở phía Đông sườn Núi Giếng Tiền, chùa Đục còn được gọi là chùa không sư, là một trong những quần thể tâm linh nổi tiếng nhất ở Quảng Ngãi. Ngôi chùa này bao gồm 3 hang động có diện tích khác nhau, chủ yếu thờ các vị Phật. Trong đó, nổi bật nhất là tượng Phật Quan Thế Âm ngự trên đài hoa sen cao 25m.
@nao01.03
Chùa Hang
Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì chùa nằm trong một hang đá ở phía Bắc Núi Thới Lới, còn có tên gọi khác là Thiên Khổng Thạch Tự. Bên trong ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi này có tượng Phật Bà Quan Âm lớn cùng hồ sen nở rộ. Đến đây, du khách không thể bỏ lỡ trải nghiệm bước chân qua 2 lối đi hẹp dài hun hút tên “Thiên Lộ” và “Quỷ Lộ”.
(Ảnh: @hoafahn, @nganpiie)
Ăn gì trên đảo Lý Sơn?
Tỏi Lý Sơn
Đảo Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi”, và sẽ thật thiếu sót nếu bạn không thưởng thức và mua tỏi Lý Sơn về làm quà. Tỏi trồng ở đây sở hữu vị thơm nồng, hăng cay đặc trưng bởi tính chất thổ nhưỡng của vùng đất đỏ bazan từ núi lửa. Không chỉ ngon hơn tỏi thông thường, tỏi Lý Sơn còn mang đến nhiều giá trị rất tốt cho sức khoẻ.
@lysonbungalowhostel
@phmailinh
Hải sản
Đi biển thì dĩ nhiên phải ăn hải sản. Nổi bật nhất ở đảo có lẽ là cua huỳnh đế – “đặc sản tiến vua” nổi tiếng một thời. Có nhiều cách chế biến cua huỳnh đế nhưng ngon nhất vẫn là hấp nước dừa hoặc luộc rồi chấm muối tiêu chanh. Ngoài ra, một số món ngon từ hải sản khác mà bạn không thể bỏ lỡ như: tôm hùm nướng, cháo nhum, sò đá nướng mỡ hành, lẩu cá tà ma, chả cá đỏ Lý Sơn…
@linhxd495
Thời điểm tháng 3, tháng 4 hiện tại được xem là mùa du lịch biển đẹp nhất ở Lý Sơn. Còn chần chờ gì mà không mau rủ hội bạn làm liền một chuyến để “oanh tạc” mùa hè!
Nguồn: Tổng hợp
Sẽ đảo lộn mùa khô thành 'mùa nước nổi' ở ĐBSCL
Mùa khô hạn ở ĐBSCL sẽ thành mùa nước nổi và ngược lại khi các đập thủy điện trên dòng chính Mê Kông ở Trung Quốc chuẩn bị đi vào hoạt động trong vài tuần tới.
Đây là nhận định chung của các chuyên gia tại Hội thảo trực tuyến "Nước ở đâu: mùa khô Mê Kông 2022", do Trung tâm Stimson tổ chức (trực tuyến) với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 15.2.
Đảo ngược quy luật tự nhiên
Ông Alan Basist, Chủ tịch Dự án quan sát trái đất (Eyes on Earth) và đồng đứng đầu Tổ chức giám sát đập Mê Kông, thông tin: Hiện nay đang đầu mùa khô hạn, mọi thứ diễn biến khá bình thường; nhưng chỉ vài tuần nữa khi vào cao điểm sẽ có nhiều biến động lớn, khi Trung Quốc bắt đầu xả nước trên các đập thủy điện của họ để sản xuất điện. Vào lúc đó lượng nước trên dòng sông Mê Kông sẽ rất dồi dào chứ không phải là mùa khô như quy luật tự nhiên vốn có của nó. Từ đó, ông dự báo có thể vùng hạ lưu sông Mê Kông từ giờ về sau sẽ thay đổi theo hình thức mùa khô sẽ bị ngập lụt đáng kể nhưng mùa mưa dòng chảy bị thiếu hụt. Đây là năm thứ 4 liên tiếp dòng sông này thiếu nước trong mùa mưa mà lại thừa nước trong mùa khô.
Dòng chảy tự nhiên sông Mê Kông bị đảo ngược, sự trù phú của vùng hạ lưu sông sẽ không còn trong tương lai gần. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về sinh thái ĐBSCL, cũng cho rằng việc các đập thượng nguồn tích nước trong mùa lũ cũng làm cho dòng chảy vào Biển Hồ ở Campuchia suy giảm, xóa sổ vai trò điều tiết nước tự nhiên của Biển Hồ và thủy sản tự nhiên ở đây, ảnh hưởng đến hàng triệu người ở đó cũng như lượng trứng cá và cá con trôi về ĐBSCL mỗi mùa lũ. Ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và đồng Trưởng nhóm Giám sát đập Mê Kông, Trung tâm Stimson, nhận định: Tính mùa vụ tự nhiên của dòng sông không còn và vấn đề này ngày càng nghiêm trọng hơn. Thế nên, các quốc gia hạ lưu vực sẽ phải gánh chịu những tác động rất nguy hại này. Cụ thể, khoảng 20 triệu người dân sẽ bị tác động trực tiếp đến sinh kế.
Báo cáo kỹ thuật tháng 1.2022 của Ủy hội Mê Kông quốc tế (MRC) đề xuất: Chiến lược phát triển lưu vực 2021 - 2030 nên xem xét việc xây dựng thêm các công trình trữ nước trong lưu vực để củng cố an ninh nguồn nước. Ông Nguyễn Hữu Thiện cho rằng kiến nghị này không phù hợp và rất nguy hiểm. Hiện nay các đập thủy điện đã làm biến mất mùa lũ, làm yếu dòng chảy mùa lũ, suy giảm vận chuyển phù sa về ĐBSCL và gây rối loạn nhịp thủy văn dòng sông. Việc các nước phía trên xây dựng thêm các công trình lớn để trữ nước sẽ ngày càng hủy hoại thêm điều kiện tự nhiên của dòng sông, khiến Biển Hồ chết hẳn và làm trầm trọng thêm tác động ở phía hạ lưu, nhất là ĐBSCL.
"Đập thủy điện sẽ phá hủy dòng sông, thêm đập nữa sẽ giữ thêm nước và càng làm rối loạn nhịp sinh học tự nhiên hơn. Trước đây lượng nước sông Mê Kông chảy 80% trong mùa lũ, 20% trong mùa khô nên mới có dòng chảy mạnh vào tháng 7, 8, 9 mang phù sa về bồi đắp tạo nên đồng bằng này. Nay thủy điện làm giảm dòng chảy mùa lũ thì nước không còn đủ mạnh mà mang phù sa, cát về đồng bằng nữa, sạt lở sẽ gia tăng", ông Thiện lo lắng.
Hợp tác giải mã "hộp đen" của Trung Quốc
Ông Alan Basist phân tích: Nước từ các đập thủy điện xả ra là "nước đói" vì không có phù sa nên không mang thêm dinh dưỡng bổ sung cho đồng ruộng, kéo theo nông nghiệp bị ảnh hưởng. Đây là quy luật tự nhiên chung của tất cả các dòng sông trên trái đất này chứ không riêng gì Mê Kông. Nhịp sinh học của Biển Hồ ở Campuchia đã bị đảo lộn trong thời gian qua, ảnh hưởng vô cùng lớn đến ngư nghiệp và sự sinh sản tự nhiên của tôm cá nơi đây.
Bà Courtney Weatherby, Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á (Trung tâm Stimson), ví những thông tin về các đập thủy điện và sự vận hành của nó giống như chiếc "hộp đen" đầy bí ẩn mà Trung Quốc luôn muốn giữ bí mật cho riêng mình. Các nước cần xây dựng cơ chế hợp tác để giải mã chiếc hộp đen đó trên cơ sở chia sẻ thông tin, chia sẻ lợi ích chung mà dòng sông Mê Kông mang lại. Đầu tiên, các nước vùng hạ du cần hợp tác thu thập thông tin và phân tích những dữ liệu đó, dự đoán các tình huống xấu có thể xảy ra để đưa ra lý luận mang tính thuyết phục.
Dòng sông tự nhiên mang lại lợi ích chung cho người dân ở tất cả các nơi mà nó đi qua. Nay việc xây đập là sự can thiệp của con người và chiếm đoạt lợi ích chung cho một nhóm đối tượng riêng. Trên nguyên tắc tôn trọng tự nhiên đó, ông Brian Eyler cho rằng cần thu thập thông tin và phân tích số liệu thật kỹ về những sự tác động đó để đàm phán với phía Trung Quốc. "Đập của Trung Quốc được xây dựng chỉ mang lại lợi ích cho chính họ, kể cả nhiều vấn đề phía sau đó nữa. Họ phải có trách nhiệm bù đắp các thiệt hại, đây là điều dễ nhất và cũng là cách đơn giản nhất chúng ta có thể làm được với họ trong điều kiện hiện nay", ông Brian Eyler nhận định.
Việc vận hành các đập sẽ gây thiệt hại về sinh kế cho người dân hạ lưu vực, đặc biệt là nông nghiệp của các nước. Trung Quốc cũng cần phải hiểu rằng với dân số trên 1,4 tỉ người, họ cũng cần phải dựa vào nguồn lương thực được cung cấp từ các nước tiểu vùng Mê Kông. Nếu khu vực này bị tổn thương trong thời gian dài, an ninh lương thực của chính Trung Quốc cũng bị đe dọa.
Ông Brian Eyler, Trung tâm Stimson
Thuỷ điện Trung Quốc xả nước hạn chế, ngành chức năng khuyến cáo chủ động ứng phó hạn mặn Trước việc thuỷ điện Trung Quốc xả nước hạn chế trong thời gian gần đây, Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam khuyến cáo phải chủ động ứng phó hạn mặn ngay từ đầu mùa khô. Theo thông tin từ Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam, các hồ chứa thuộc Trung Quốc xả nước hạn chế và lợi dụng cột nước cao...