Lý Quang Diệu nhà lãnh đạo dứt khoát
Người lập quốc Lý Quang Diệu ra đi trong khi chỉ còn 5 tháng nữa là Singapore kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (9-8).
Sự ra đi của ông sẽ mở ra một niềm hoài niệm sâu sắc chứ không phải bất kỳ bất ổn chính trị hay kinh tế nào của Singapore.
Mặc dù là một phần không nhỏ trong đời sống của Singapore suốt 5 thập kỷ nhưng ông đã rời hẳn quyền lực kể từ năm 2011.
Ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Straits Times
Ông Lý Quang Diệu bên cạnh vợ và các con. Ảnh: SINA
Năm 1954, là một luật sư chuyên nghiệp, ông Lý Quang Diệu và những người đồng chí hướng thành lập đảng Hành động Nhân dân (PAP). Khi Singapore tự trị vào năm 1959, ông trở thành thủ tướng đầu tiên của quốc gia này cho đến năm 1990, khi ông hoàn thành quá trình chuyển giao lãnh đạo cho thế hệ thứ 2. Con trai cả của ông – Lý Hiển Long – trở thành thủ tướng thứ ba của Singapore.
Trong 31 năm làm thủ tướng, ông Lý Quang Diệu là một nhà lãnh đạo không khoan nhượng. Ông xử lý dứt khoát với cánh tả, những người theo đuổi chính trị dựa vào phân biệt chủng tộc và chia rẽ xã hội.
Bị ám ảnh bởi khả năng kinh tế dễ bị tổn thương sau khi độc lập, Lý Quang Diệu lèo lái Singapore với một ý chí thép, can thiệp mạnh vào đời sống người dân để cố gắng làm lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi thói quen xấu trong xã hội.
Video đang HOT
Vợ chồng ông Lý Quang Diệu và Thủ tướng Lý Hiẻn Long Ảnh: SINA
Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16-9-1923 trong một gia đình khá giả người Hoa cư trú ở Singapore từ thế kỷ thứ 19. Ông là một luật sư, từng theo học ngành luật tại Đại học Fitzwilliam (Anh) sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Dù được nhận vào một tòa án ở đây năm 1950 nhưng thay vì làm ở Anh, ông đã quyết định quay trở về Singapore. Sau khi Thủ tướng Malaysia Tunku Abdul Rahman đề nghị thành lập một liên bang gồm Mã Lai, Singapore, Sabah, Sarawak và Brunei vào năm 1961, ông Lý Quang Diệu khởi phát chiến dịch muốn sáp nhập với Malaysia nhằm chấm dứt sự cai trị của người Anh. Tuy nhiên, khi xảy ra các căng thẳng chính trị, Singapore đã rút khỏi liên bang đó ngày 7-8-1965. Ngày 9-8-1965, Singapore tuyên bố là đất nước độc lập.
Singapore giành quyền tự trị trong mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao, Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng đầu tiên của quốc gia này vào ngày 3-6-1959. Ảnh: The Online Citizen
Ông Lý Quang Diệu vào năm 1965. Ảnh: SINA
Ông Lý Quang Diệu nổi tiếng khắp thế giới nhờ công đưa đất nước nhỏ bé trở thành một trong các quốc gia giàu có trên thế giới nhờ quan điểm kiên quyết không khoan nhượng. Ảnh hưởng của ông Lý Quang vượt ra ngoài biên giới của Singapore, nước này là hình mẫu về phát triển kinh tế cho nhiều nước khác. Ông Lý Quang Diệu nhận được sự tôn trọng của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
Ông Lý Quang Diệu đưa ra các biên pháp nhằm loại trừ tình trạng tham nhũng, đưa ra chương trình nhà ở giá thấp và kế hoạch công nghiêp hóa nhằm tạo công ăn viêc làm. Ngoài ra, ông cũng nỗ lực phát triển đồng đều các nhóm sắc tôc đa dạng nhằm tạo bản sắc Singapore đôc đáo dựa trên nền tảng đa văn hóa.
H.Bình (Theo SCMP)
Theo_Người lao động
Lý Quang Diệu: Phải thoát khỏi tham lam, tham nhũng
Thủ tướng đầu tiên của Singapore, ông Lý Quang Diệu đã viết tựa cho một cuốn sách xuất bản nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Điều tra chống tham nhũng Singapore (CPIB).
Ông Lý Quang Diệu: Sứ mệnh của tôi là thiết lập một chính phủ sạch (Ảnh: Realsingapore)
Nội dung lời tựa như sau:
Trong một khu vực mà tham nhũng là đặc trưng vùng miền, Singapore vẫn trong sạch. Từ năm 1959 khi đảng Nhân dân hành động (PAP) lập chính phủ đầu tiên, chúng ta đã đặt ra mục tiêu ngăn chặn tham nhũng. Thách thức là không còn tham nhũng. Xã hội chúng ta phải thoát khỏi tham lam, tham nhũng và suy đồi. Khi tôi trở thành thủ tướng năm 1959, sứ mệnh của tôi là thiết lập một chính phủ sạch, hiệu quả chống lại một khu vực mà tham nhũng lan tràn.
Chúng ta đã xây dựng được các hệ thống và quy trình để đảm bảo rằng, mỗi đồng đô la thu về được hạch toán một cách rõ ràng, chính xác. Chúng ta đã mài sắc các công cụ để có thể ngăn ngừa, phát hiện và ngăn chặn các trường hợp lạm dụng quyền lực. CPIB trong sự chú tâm của tôi đã thành công trong việc giữ gìn một đất nước sạch.
CPIB được người Anh thiết lập năm 1952 để đối phó với nạn tham nhũng ngày một gia tăng. Tuy nhiên, có rất ít tiến bộ bởi CPIB thiếu tài nguyên và quyền lực pháp lý cần thiết. Khi tôi lên nắm quyền năm 1959, tôi đã củng cố luật pháp và tổ chức của CPIB.
Chúng ta đã thắt chặt luật chống tham nhũng. Tài sản bất cân xứng với nguồn thu nhập của mỗi người bị coi là bằng chứng khi họ bị cáo buộc tham nhũng. CPIB trực thuộc thủ tướng. Và nếu thủ tướng từ chối đồng thuận để CPIB nghi vấn hay tiến hành điều tra với bất cứ người nào, kể cả bản thân thủ tướng, thì phụ trách CPIB có thể tìm kiếm sự đồng thuận của tổng thống để tiến hành điều tra. Nói một cách khác, không có ai được miễn trừ.
Trong những năm qua, Singapore đã thiết lập được một khuôn khổ chống tham nhũng hiệu quả. Lãnh đạo cấp trên cũng phải bị nghi ngờ và biết nghi ngờ. Họ cần nhấn mạnh vào tính trung thực của các bộ trưởng và quan chức làm việc cho mình. Chúng ta không khoan dung tham nhũng. CPIB kể từ đó đã xây dựng được khả năng điều tra kỹ lưỡng và không biết sợ hãi của mình. Cục xử lý thành công các trường hợp quan chức chính phủ tham nhũng gồm các bộ trưởng, nghị sĩ, công chức cấp cao và doanh nhân nổi tiếng. Điều này chứng minh cho sự độc lập của CPIB, rằng Cục có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách nhanh chóng nhưng chắc chắn, công bằng và kiên định.
Vụ việc đáng kể nhất là Teh Cheang Wan, từng là Bộ trưởng phát triển quốc gia. Tháng 11/1986, ông bị CPIB điều tra vì nhận hối lộ tổng cộng 1 triệu đô la. Các vụ hối lộ diễn ra năm 1981 và 1982. Teh đã cố gắng thương lượng với trợ lý cấp cao của giám đốc CPIB để không theo đuổi vụ việc. Ông đã đề nghị trả lại 800.000 đô la để được miễn trừ. Thư ký nội các đã báo cáo việc này và nói rằng Teh xin gặp tôi. Tôi trả lời không thể cho tới khi việc điều tra hoàn tất. Một tuần sau đó, buổi sáng ngày 15/12/1986, nhân viên an ninh của tôi báo rằng Teh đã qua đời và để lại cho tôi bức thư với nội dung:
Thủ tướng,
Tôi cảm thấy rất buồn và chán nản trong hai tuần qua. Tôi cảm thấy có trách nhiệm khi để xảy ra sự việc đáng tiếc này và tôi cần phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Là người có phẩm giá, tôi cảm thấy cần phải trả giá cao nhất cho sai lầm của tôi.
Chân thành,
Teh Cheang Wan
CPIB đã và đang là một công cụ hiệu quả, kiên định chống tham nhũng. Cục và các thành viên của mình đã đóng góp vào vị thế của Singapore, tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư để họ mang lại sự tiến bộ và thịnh vượng cho đất nước. Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác và đảm bảo rằng, Singapore tiếp tục được coi là một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới, với một dịch vụ công trong sạch và các doanh nghiệp căm ghét tham nhũng.
Theo Thái An (theo Realsingapore)
Vietnamnet
Lý Quang Diệu - nhà lãnh đạo kiệt xuất trong lịch sử đương đại Ông Lý Quang Diệu, vị Thủ tướng đầu tiên của Singapore, là một nhà lãnh đạo xuất chúng. Ông được coi là kiến trúc sư của "đảo quốc sư tử", một chính khách quốc tế có danh tiếng và là một nhà lãnh đạo có hiệu quả, uy tín. Khó có nhà lãnh đạo nào nhận được sự tín nhiệm cao cả ở...