Lý Quang Diệu lui vào bóng tối chấp chính?
Nhà lãnh đạo kỳ cựu, người được coi là “cha đẻ” của Singapore rút lui khỏi Chính phủ trường. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì được ảnh hưởng lớn của mình ở đảo quốc Sư tử.
Nền kinh tế Singapore hiện trị giá khoảng 180 tỷ USD. Khoảng 2.3 triệu người Singapore đi bỏ phiếu vào 7/5 trong cuộc bầu cử trong 5 năm để chọn ra 82 trên tổng số 87 ghế Quốc hội.
Trước khi các phòng bỏ phiếu mở cửa, dù đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt, song đảng Nhân dân hành động (PAP) cầm quyền được dự đoán tiếp tục áp đảo trong Quốc hội Singapore như trước đây như khi họ giành được 82/84 ghế trong cuộc tổng tuyển cử năm 2006. Thậm chí giới phân tích không loại trừ khả năng lần đầu tiên từ năm 1980, PAP giành thắng lợi tuyệt đối cả 87 ghế trong cuộc bầu cử.
Cơ sở để dự đoán như vậy thì có nhiều nhưng chủ yếu xuất phát từ những thành tựu kinh tế dưới 45 năm cầm quyền của PAP, Singapore được ví như một “Thụy Sĩ tại châu Á”. Thu nhập bình quân đầu người đứng hàng thứ 2 tại châu Á (48.745 USD vào năm 2010), chỉ sau Nhật Bản.
Sau khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009, Singapore trỗi dậy nhanh chóng với mức tăng trưởng kinh tế năm 2010 là 14,5%. Có thể nói, đối với PAP, kết quả trên là một niềm kiêu hãnh và là cơ sở để họ tiếp tục chiếm đa số tại Quốc hội.
Singapore phát triển thần kỳ. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, khi kết quả kiểm phiếu chính thức được công bố, nhiều người bất ngờ: PAP không thắng thuyết phục như mong đợi nếu không muốn nói đây là bước thụt lùi của họ.
PAP duy trì được đa số áp đảo 81 trên 87 ghế dân biểu với 60% phiếu. Phe đối lập mà cột trụ là đảng Công nhân chiếm được 6 ghế, tăng gấp ba so với hai ghế trong Quốc hội mãn nhiệm. Tuy nhiên tính về số phiếu thì phe đối lập tạo được tỷ lệ lịch sử khi giành 40% phiếu và đánh bại một số nhân vật sáng giá trong đảng cầm quyền.
Phe đối lập thắng lớn. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân trực tiếp là cuộc bầu cử diễn ra giữa lúc kinh tế phát triển nhưng giá thực phẩm và nhà ở tăng nhanh, cũng như tình trạng nhập cư gia tăng.
Tỷ lệ lạm phát lên tới mức 5% trong tháng 3và dù ngân hàng trung ương cho biết mức lạm phát sẽ giảm xuống 3% đến 4% trong năm nay, giá nhà và xe ô tô vẫn tăng vọt, đưa chúng ra khỏi tầm với của giới thanh niên nước này.
Một ví dụ là Mohamed Ali, năm nay 33 tuổi. Đã kết hôn và có một con nhỏ bốn tháng tuổi, anh vẫn phải sống với cha mẹ vì không đủ tiền để mua bất kỳ căn hộ được Chính phủ trợ cấp nào.
Cha anh, Mohamed Hassan, là người ủng hộ trung thành cho đảng Cải cách đối lập. Ông đổ lỗi cho những người nhập cư gây ra tình trạng chi phí tăng cao về nhà ở trong khi tiền lương lại thấp.
Video đang HOT
Ông nhận xét: “Cứ cho là tôi kiếm được 2.000 USD nhưng người nhập cư có thể làm việc với mức lương 1500. Tuy nhiên, họ có thể làm việc tới 12 tiếng, còn tôi thì không. Tôi là người Singapore có gia đình, chúng tôi xây dựng Singapore nhưng họ vào đây, rất dễ dàng trở thành công dân. Thế còn chúng tôi thì sao?”
Hơn một phần tư trong số 5,1 triệu dân Singapore là người nước ngoài, tức là tăng 19% từ năm 2000.
Do đó, các đảng đối lập được nhiều cử tri ủng hộ vì họ đang bất mãn trước tình trạng vật giá leo thang, thiếu tin tưởng vào chính quyền và trước chính sách di trú.
Điều này càng được củng cố khi không phải mọi người dân Singapore đều được hưởng thành quả phát triển kinh tế. Cụ thể thì thu nhập bình quân tăng 40% trong thập kỷ qua nhưng thu nhập bình quân của 20% những người nghèo nhất Singapore lại giảm 2,7%. Còn nhìn chung, Singapore đứng thứ 2 trong số các nước phát triển có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất.
Một nguyên nhân khác khiến PAP “thất bại” là cuộc bầu cử có rất nhiều thanh niên (khoảng 600.000 người trong độ tuổi từ 21 đến 34) lần đầu bỏ phiếu.
Nhà văn Catherine Lim giải thích, cử tri trẻ là thế hệ Y, một nhóm hoàn toàn khác với cha mẹ và ông bà của họ, những người vẫn còn vô cùng biết ơn PAP cho họ các căn hộ hợp vệ sinh và được Chính phủ trợ cấp. Họ cởi mở hơn đối với thay đổi chính trị, do đó khó có thể nói về tỷ lệ trung thành trong cuộc bầu cử lần này.
Giáo sư trợ giảng về luật tại ĐH Quản trị Singapore là Eugene Tan thì nhận xét: “Sự áp đảo về chính trị của đảng PAP bị coi không chỉ là một điều dị thường mà là một tình trạng như quái đản với nhiều người trẻ. Điều đó, cùng với sự bất mãn của tầng lớp nhân dân bên dưới và việc PAP có vẻ thiếu quan tâm, làm cho nhiều người Singapore thấy phe đối lập trở nên đáng mến hơn”.
Đã vậy, phe đối lập còn tăng cường vận động trên internet như các trang mạng Facebook, YouTube và Twitter. Việc chuyển từ phương tiện truyền thông nhà nước bị kiểm soát chặt chẽ sang hình thức trực tuyến tự do cũng là một lợi thế của phe đối lập.
Thanh niên là lực lượng quan trọng ở Singapore. Ảnh minh họa.
Thủ Tướng Lý Hiển Long phải thừa nhận rằng, tuy đảng cầm quyền chiến thắng nhưng bị tổn thất nặng nề và cuộc bầu cử là “bước ngoặc trong sinh hoạt chính trị”.
Và có lẽ, bước ngoặt lớn hơn nữa là việc ông Lý Quang Diệu rút lui khỏi Chính phủ. Nhà nghiên cứu Bridget Welsh nhận định: “Hành động của ông Lý Quang Diệu cho thấy bước đi hướng tới cải tổ đầu tiên của PAP”.
Nói cách khác, việc ông Lý Quang Diệu rút khỏi chính trường cho thấy Chính phủ Singapore đang lắng nghe người dân và thích nghi với tình hình mới, chế độ dân chủ vận hành tốt.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, Chính phủ Singapore sẽ tiếp tục giữ vững những quan điểm của ông Lý Quang Diệu bởi chúng mang lại cho Singapore vị trí ngày nay. Những sự thay đổi sẽ diễn ra nhưng không đáng kể bởi phe đối lập chỉ nắm 6/87 ghế.
Thậm chí, Le Figaro còn nhận định, ông Lý Quang Diệu vẫn là người chủ duy nhất của Singapore, một đất nước mà ở đó ông là biểu tượng của sự thành công kinh tế.
Ông Lý, 87 tuổi, là Thủ Tướng Singapore từ năm 1959-1990.
Dưới sự cầm quyền của đảng PAP, Singapore phát triển từ một nước thuộc địa lạc hậu, không có tài nguyên thiên nhiên để trở thành nền kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD.
Do đó, PAP luôn tự hào là có những người ủng hộ suốt đời, đặc biệt là những người có tuổi, vốn chứng kiến đất nước đi lên từ mức đang phát triển để trở thành nước phát triển toàn diện trong vòng một thế hệ.
Tổng sản phẩm quốc nội, GDP, tăng 14,5% trong năm 2010, đưa Singapore trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Singapore cũng là một trong những nước đầu tiên thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Và trong cuộc bầu cử vừa qua, số lượng ghế trong Quốc hội mà phe đối lập ra tranh cử đạt mức kỷ lục. Trong số 87 ghế Quốc hội, có tới 82 ghế bị 5 đảng đối lập ra cạnh tranh. Đảng Đoàn kết quốc gia có 24 ứng cử viên, trong khi Đảng Lao động, vốn chiếm một ghế trong kỳ Quốc hội trước, ra ganh đua cho 23 ghế. Đảng Cải cách, Dân chủ Singapore và Nhân dân Singapore cũng ra tranh cử.
Đây được xem là cuộc bầu cử có tính cạnh tranh cao nhất với việc PAP đối mặt với số lượng đối thủ nhiều nhất từ trước đến nay. Phe đối lập đưa người ra cạnh tranh 82 ghế trong tổng số 87 ghế, trái ngược với những lần trước khi chỉ cạnh tranh một phần số ghế và rất ít người thắng cử.
Theo Báo Đất Việt
Cảm nhận sau một chuyến tham quan và học tập tại MDIS - Singapore .
Trải qua hai vòng thi viết luận và phỏng vấn, tớ vô cùng hãnh diện khi trở thành một trong năm thí sinh xuất sắc nhất dành được chuyến thăm quan và học tập tại Singapore do Học viện Phát triển Quản lý Singapore - MDIS tổ chức. Phải nói rằng, chuyến đi tới Đảo quốc sư tử lần này đã đem lại cho tớ vô số những trải nghiệm quý giá và những kỉ niệm khó quên.
Người ta vẫn thường nói về Singapore như một đất nước sạch và văn minh nhất thế giới. Nhưng trăm nghe không bằng một thấy, phải đặt chân xuống sân bay Changi, tớ mới cảm nhận rõ rệt mức độ xanh của đất nước xinh đẹp này. Khắp mọi con đường, ngõ ngách...đều được phủ một màu xanh của cây cối và màu sắc rực rỡ của các loại hoa. Sự văn minh và ý thức về vai trò của thiên nhiên có lẽ đã ăn sâu vào máu thịt của những người dân Singapore cũng như với những người làm giáo dục ở MDIS. Tới khu học xá của MDIS, bạn sẽ thấy ngay tấm biển "Green MDIS" được treo ở hầu hết khắp nơi trong khuôn viên trường, nó như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng tới tất cả mọi người hãy cùng chung tay giữ cho môi trường sư phạm luôn được sạch đẹp. Điều khiến tớ thích thú và ngạc nhiên nhất trong những ngày sống và học tập tại đây chính là...khu vệ sinh của trường. Không nhàm chán và đơn điệu với những biểu tượng mà người ta vẫn thấy, WC ở đây được tô điểm bởi những hình vẽ và màu sắc rất đặc trưng dành cho hai giới: màu xanh nước biển cá tính cho nam và màu hồng nữ tính cho phái nữ. Đặc biệt, chỉ khi bạn đầy cửa bước vào, đèn và quạt thông gió mới tự động bật lên để phục vụ bạn. Vòi nước cũng được cài đặt ở chế độ vừa phải để tránh tình trạng xả nước tràn lan gây lãng phí. Đúng là phải ghé thăm...WC ở đây một lần thì mới thấy hết được tinh thần tiết kiệm và ý thức bảo vệ môi trường của người Sing được phát huy tối đa thế nào.
"WC thân thiện ở MDIS"
Trong suốt sáu ngày tại đây, nhóm chúng tớ được trường bố trí sinh hoạt tại khu kí túc xá mới nằm ngay trong khuôn viên trường. Có thể nói đây là khu kí túc xá đẹp và hiện đại nhất mà tớ từng thấy. Các phòng ở của sinh viên đều được trang bị đầy đủ tiện nghi như TV, điều hòa, bình nước nóng, quạt, giường, tủ áo, giá sách, wifi...Đối diện với phòng của tớ còn có phòng Gym để sinh viên có thể để tập thể dục và rèn luyện thể chất. Khu canteen của trường thì được đặt ở dưới sảnh tầng 1, vô cùng rộng rãi và thoáng mát. Món ăn ở đây hết sức đa dạng và phong phú để có thể chiều lòng được những sinh viên - thực khách đến từ những quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Từ thức ăn kiểu Địa trung hải, Ấn Độ, Đài loan đến đồ ăn nhanh của phương Tây hay Trung Quốc...tất cả đều rất hấp dẫn và không quá đắt đối với túi tiền sinh viên ở đây. Điều khiến tớ bất ngờ và tự hào nhất là nhóm 5 người chúng tớ chính là những người đầu tiên "xông đất" cho khu kí túc xá này. Đêm xuống, chỉ có kí túc xá rộng thênh thang với 5 con người, tha hồ hát hò, nhảy nhót và trêu chọc nhau...
"Phòng sinh hoạt của chúng tớ tại KTX MDIS"
Chuyện học tập của "5 du học sinh ngắn ngày" cũng có rất nhiều điều để kể. Đầu tiên, khi đọc lịch trình sinh hoạt mà trường sắp xếp, ai nấy đều thất vọng vì lịch học gần như xuyên suốt hành trình. Thế nhưng, có tham gia rồi mới thấy rằng nếu bỏ lỡ mất những tiết học quí báu ấy thì đúng là...phí nửa cuộc đời! Lớp học đầu tiên mà chúng tớ được tham dự là lớp của thầy Rezaz Sumali, chủ nhiệm khoa Tourism & Hospitality. Chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ ngắn ngủi, với sự hướng dẫn tận tình của thầy, chúng tớ có thể sắp đặt bàn ăn theo phong cách phương Tây, check in cho khách như một lễ tân khách sạn thực thụ, pha các loại cà phê thông dụng như Moka, Expresso, Capucino...Ngoài ra, chúng tớ còn được học cách trải khăn bàn sao cho chuyên nghiệp nhất! Việc trải khăn ăn tưởng chừng như dễ dàng và đơn giản, ấy vậy mà nó là cả một nghệ thuật và đòi hỏi ở người bồi bàn phải có tính sáng tạo. "Muốn đào tạo được những người quản lí, trước hết phải đào tạo họ thành những người thợ chuyên nghiệp" đó là câu nói của thầy Sumali mà tớ thấy tâm đắc nhất. Buổi workshop này hay đến mức mà khi kết thúc và tạm biệt thầy rồi, chúng tớ bỗng nảy ra ý định sẽ quay lại để học tiếp về du lịch và khách sạn ở MDIS
"Thầy Rezaz Sumali của chúng tớ đã từng làm quản lí cho thương hiệu khách sạn Shangri La nổi tiếng nữa đấy!"
Ngoài ra, chúng tớ còn được tham gia tiết học của khoa Media & Communication do thầy Fuadi và Venol giảng dạy. Trước khi vào học, chúng tớ đã được bật mí rằng hai thầy đều là những "big shot" của đài truyền hình Singapore và MediaCorp. Nhưng trái với địa vị và thành công mà các thầy đạt được, hai thầy rất cởi mở, vui tính và vô cùng thân thiện với sinh viên. Chúng tớ đã được các thầy hướng dẫn cách để tổ chức một show chương trình truyền hình, thu một chương trình phát thanh và thậm chí là "vào vai" những MC, đạo diễn hình, quay phim...trong chính trường quay hiện đại của MDIS.
"Ekip thực hiện chương trình" tại trường quay của MDIS
Trước khi trở về Việt Nam, chúng tớ còn kịp tham dự workshop của lớp Engineering và Life Science. Khoác áo bảo vệ, mang găng tay và tận mắt tận tay chạm vào những dụng cụ thí nghiệm hiện đại nhất, ai nấy đều hồi hộp nhưng trong lòng thì háo hức vô cùng!
"Thực hành tại phòng thí nghiệm Life Science"
Một phần không thể thiếu được của chuyến đi lần này là những tour thăm quan đến các địa điểm nổi tiếng của Singapore. Ngày đầu tiên, chúng tớ được ghé thăm thiên đường mua sắm Orchard Road và thưởng thức món kem bọc bánh mỳ là lạ rất được ưa chuộng tại Đảo quốc sư tử. Những ngày tiếp theo trong hành trình, chúng tớ đã có dịp đặt chân tới đảo Sentosa, nhà hát quả sầu riêng Esplanade, vườn thú Quốc gia Singapore, đu quay khổng lồ Flyer và tất nhiên không thể bỏ qua bức tượng Sư tử biển nổi tiếng, biểu tượng của đất nước mà người dân Sing vô cùng tự hào. Mặc dù thời tiết mưa nắng thất thường của Singapore khiến chúng tớ gặp một vài khó khăn nho nhỏ trong việc đi lại, nhưng vẻ đẹp của văn hóa và kiến trúc nơi này khiến chúng tớ vượt qua mọi khó khăn và càng quyết tâm khám phá hơn nữa. Càng đi nhiều, càng hiểu thêm về Singapore, lại càng thấy yêu và khâm phục bàn tay và khối óc của con người ở xứ sở này!
"Vui chơi tại Universal, Sentosa"
Vậy là thấm thoắt 6 ngày học tập và khám phá Singapore đã trôi qua. Ngồi trên oto để trở về sân bay Changi, bỗng dưng trong lòng tớ trào lên những cảm xúc xao xuyến khó tả. Quãng đường này sao hôm nay tự dưng ngắn vậy? Chỉ ước gì nó kéo dài thêm để tớ có thêm thời gian ngắm nhìn quang cảnh của đất nước xinh đẹp này được nhiều nhiều nữa. Khi quay trở lại Việt Nam rồi, có lẽ tớ sẽ rất nhớ nơi này. Nhớ chị Kate, tour guide nghiệp dư nhưng vô cùng tận tình và chu đáo với tất cả mọi người; nhớ những cô chú làm việc trong Ban quản lí kí túc xá MDIS, những con người thân thiện và giúp đỡ chúng tớ rất nhiều trong suốt thời gian vừa qua; nhớ những bác bảo vệ kí túc nhiệt tình, vui tính và hết lòng quan tâm đến các sinh viên Việt Nam; nhớ cả cậu bạn Joshua hài hước mà tớ vừa làm quen được ở lớp Du lịch Khách sạn...Tất cả những con người tốt bụng ấy đã và đang tạo nên bản sắc văn hóa cho Học viện Phát triển Quản lý Singapore - MDIS. Và, giờ đây thì tớ đã hiểu, tại sao Singapore lại được ví như một mảnh đất "giữ người". Bởi chính sự nhiệt thành, mến khách của những con người mà tớ đã gặp khiến cho bất cứ ai khi đặt chân đến đây đều có những ấn tượng tốt đẹp về đất nước này. Một cảm xúc thiêng liêng khó có thể định nghĩa, chỉ biết rằng nó tựa như...tình cảm dành quê hương thứ hai của mình vậy!
Tạm biệt Singapore, chắc chắn sẽ trở lại!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Singapore điểm đến "Cả nhà cùng vui" Những ngày cuối năm luôn là dịp lý tưởng cho các chuyến du lịch đổi gió trong nước cũng như nước ngoài, nhưng đây cũng là mùa cao điểm học tập và thi cử của những "thượng đế nhỏ tuổi". Chính vì vậy, việc sắp xếp thời gian và quyết định một chuyến đi xa cho con cái luôn làm các bậc phụ...