Ly nước dừa đắt nhất Việt Nam hôm nay, muốn uống phải mất 500k đầy “chua chát”?
Không ngờ nước dừa cũng có ngày giá đắt đến vậy…
Dừa là loại quả quen thuộc thường gắn với cảnh miền Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ. Hiếm người biết bên cạnh lấy nước để uống hay sử dụng phần cơm (thịt quả) để làm các món ngọt, hầu như toàn bộ cây dừa đều có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Mới đây, cư dân mạng chứng kiến một màn đối đầu “căng đét” giữa 2 người đàn ông trên TikTok, mà tầm ngắm chính là… một trái dừa bé tí. Cụ thể, người đàn ông mặc áo đỏ quả quyết trái dừa nhìn bé xíu nhưng chắc chắn đổ đầy được chiếc ly thuỷ tinh trước mặt.
Ly nước dừa có giá đắt nhất Việt Nam hôm nay! (Nguồn: @nguyenphat0608)
Dĩ nhiên, người quay video không tin nên đưa ra màn cá cược: Nếu thật sự nước dừa bên trong đủ đổ đầy chiếc ly thì anh sẽ mất 500k cho người đàn ông áo đỏ. Thậm chí, anh còn khẳng định trái dừa kia mà đổ ra thì cùng lắm chỉ được 1/3 lượng nước trong ly.
Quả dừa “nhỏ mà có võ”
Không để các khán giả chờ lâu hơn nữa, người đàn ông áo đỏ chặt dừa rồi đổ ra ly. Và kết quả là không chỉ đầy chiếc ly mà nước dừa còn tràn cả ra ngoài.
Nước dừa đổ tràn ra cả bên ngoài
Chứng kiến cảnh này, không chỉ chủ nhân video mà nhiều cư dân mạng cũng hết sức bất ngờ:
- “Bởi vậy đừng trông mặt mà bắt hình dong!”
- “Trái dừa này nhỏ mà có võ nè!”
- “Ly nước dừa có giá 500k, chua thiệt…”
- “Ông áo đỏ said: Dừa tao trồng nên tao biết!”
- “Nước dừa này có vị cay thay vì ngọt nha!”
- “Này là dừa dâu, trái nhỏ mà nước nhiều lắm, nhà tui có trồng nè!”
Nguồn: @nguyenphat0608
Thuê người tát mình để cai Facebook, người đàn ông khiến tỷ phú giàu nhất thế giới cũng thích thú, thành quả của anh càng đáng kinh ngạc
Vì không muốn tốn quá nhiều thời gian vào mạng xã hội và những thứ tiêu cực vô bổ, một doanh nhân đã nghĩ ra cách cai nghiện có 1-0-2.
Những năm gần đây, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ đã trở thành một cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn lối sống của chúng ta. Càng ngày sự lệ thuộc vào mạng xã hội lại càng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực từ việc truyền bá thông tin sai lệch, cực đoan cho đến các hội nhóm "độc hại" gây ra rất nhiều hệ lụy không chỉ với bộ phận thanh thiếu niên mà còn đối với tất cả mọi người.
Trong khi chúng ta vẫn mải miết lướt mạng xã hội như một thói quen khó bỏ thì có một người đàn ông đã kiên quyết giã từ Facebook bằng một phương pháp độc đáo chưa từng thấy.
Cứ liếc mắt vào Facebook, không tập trung làm việc là ăn tát ngay tắp lự!
Năm 2012, Maneesh Sethi, một doanh nhân người Mỹ gốc Ấn, đã thuê người tát anh ta mỗi khi anh lướt Facebook.
Chia sẻ với Vice, Sethi cho biết: "Thời gian mỗi ngày tôi dành để xem Facebook và Reddit thật ngu ngốc, đã đến lúc phải dừng lại. Sau khi dùng ứng dụng quản lý thời gian, tôi phát hiện ra mình đã lãng phí đến 19 tiếng mỗi ngày cho mạng xã hội. Nó làm tôi nhận ra rằng tôi không thể làm việc một mình, tôi cần một người có thể bắt tôi phải làm việc".
Vậy là Sethi đã lên trang Craiglist đăng một quảng cáo có tiêu đề: "Hãy tát tôi nếu tôi không hoàn thành nhiệm vụ, giá 8 đô la một giờ".
Gần một thập kỷ sau, kế hoạch phá bỏ cơn nghiện của Sethi vẫn khiến cho cộng đồng mạng ấn tượng mạnh mẽ sau khi tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk đã tweet lại câu chuyện của Sethi một cách thích thú.
"Điều khiến việc tôi làm có yếu tố lan truyền là bởi vì nó rất độc đáo và nó có thể giải quyết được vấn đề mà nhiều người hiện nay đang mắc phải", Sethi lý giải vì sao sau ngần ấy năm trôi qua, câu chuyện anh thuê người tát mình để tránh lãng phí thời gian vẫn được quan tâm đến thế.
Dòng tweet của Elon Musk khiến câu chuyện của Sethi lại gây bão sau gần một thập kỷ.
Sự cô đơn, chán nản trong thời gian giãn cách khi xảy ra đại dịch Covid-19 những năm qua đã dẫn đến sự gia tăng lớn về chứng nghiện mạng xã hội ở người lớn và cả thanh thiếu niên. Có lẽ đó chính là nguyên do lớn nhất khiến cho cách "cai nghiện" độc đáo của Sethi lại trở thành chiến thuật hấp dẫn với nhiều người.
Tuy nhiên, ẩn sau hành động của Sethi là một mục đích lớn hơn chứ không chỉ hướng đến việc tránh xa mạng xã hội và quản lý quỹ thời gian của mình.
Vào thời điểm đó, Sethi đang sống ở San Francisco, nơi các vụ cá cược "ăn tát" trở thành một trào lưu phổ biến do ảnh hưởng của bộ phim How I Met Your Mother. Đó là một kiểu cá cược mà người thua cuộc sẽ phải nhận một cái tát trời giáng vào bất cứ khi nào người thắng muốn.
Slap bet - hay cá cược ăn tát là trò chơi khá phổ biến.
Sau đoạn tin đăng trên Craiglist, Sethi nhận được khoảng 20 e-mail ứng tuyển, cuối cùng anh đã chọn được một người phụ nữ tên Kara.
"Ngoài nỗi sợ bị tát, tôi chắc chắn rằng sự có mặt của Kara đã khiến cho tôi tập trung hơn vào công việc, làm cho trải nghiệm của tôi trở nên mới mẻ hơn. Kara rất hữu ích, cô ấy không chỉ cho tôi ăn tát mà còn đưa ra nhiều ý tưởng tuyệt vời khi chúng tôi nói chuyện với nhau", Sethi nói.
Theo Sethi, năng suất làm việc của anh đã tăng lên gấp 4 lần. Trong vòng vài tháng, anh không thể nhớ nổi mình đã bị tát bao nhiêu cái nhưng Sethi khẳng định, chúng đủ để nhắc anh quay trở lại làm việc và mỗi lần có ý định rời mắt khỏi nhiệm vụ để lướt mạng, anh lại nhớ đến cái tát đau đớn ấy nên đã tỉnh táo trở lại.
Anh nhấn mạnh: "Đó là một thí nghiệm dạy tôi rằng yếu tố xã hội quan trọng hơn nỗi sợ bị tát. Có một đồng đội để làm việc cùng và đưa ra các ý tưởng sẽ giúp bạn tập trung hơn và thoát ra khỏi vùng an toàn".
Thiết bị Pavlok được kỳ vọng sẽ giúp cho mọi người tập trung hơn vào công việc, quản lý được thời gian và vì vậy làm việc hiệu quả hơn.
Thử nghiệm cũng truyền cảm hứng cho Sethi thiết kế một sản phẩm mà anh gọi là Pavlok, một thiết bị đeo tay để đào tạo hành vi. Thiết bị này sẽ rung lên khen thưởng nếu người dùng có hành vi tốt nhưng sẽ phóng ra cú sốc điện nhẹ nếu họ có hành vi xấu, và nó có thể giúp ích nhiều người hoàn thành việc họ cần phải làm.
Người dùng thiết bị Pavlok có thể tải ứng dụng để liệt kê các nhiệm vụ cần hoàn thành sau đó kết nối chúng với thiết bị đeo để được nhắc nhở.
"Tôi quyết định kiểm soát và ngừng lãng phí thời gian để chuyển hướng đến những gì quan trọng hơn", Sethi nói. "Giờ đây, tôi muốn giúp những người khác đạt được những gì tôi mơ ước vào năm đó".
Quan điểm luật sư về "yêu sách" của dân mạng yêu cầu Trấn Thành kê khai thuế sau vụ sao kê từ thiện Sau diễn biến thách thức liên quan tới chuyện sao kê từ thiện của Trấn Thành, MXH tiếp tục thu hút sự chú ý khi có một khán giả đặt vấn đề minh bạch liên quan đến chuyện đóng thuế của MC này. Theo đó, vị khán giả này cho rằng, Trấn Thành nếu muốn lấy 50 tỷ cần phải minh bạch bằng...