Ly nước dừa
Chị nghĩ, hẳn là mình già thật rồi bởi làm bao nhiêu việc không toan tính, rồi tự dưng chỉ vì ly nước dừa mà buồn.
Chiều tan tầm, chị bươn bả giữa dòng xe cộ ken đặc để về nhà cho kịp giờ nấu cơm. Chợ cách nhà chỉ vài bước chân, chị tạt vào mua luôn dăm lạng thịt, mớ rau, vài con tép… Về đến nhà, chị phi ngay vào bếp, luôn tay luôn chân cho kịp bữa cơm chiều. Hôm nay, con trai chị báo có lớp học online gì đó, cần ăn sớm để vào học cho kịp giờ.
Cơm vừa cạn, thức ăn vừa chín thì con trai chị cũng vừa về tới. 2 mẹ con cùng ngồi vào bàn ăn cơm. Con trai chị năm nay 31 tuổi, đã ra trường và đi làm nhiều năm nhưng thỉnh thoảng vẫn học thêm khóa nọ, khóa kia để nâng cao nghiệp vụ. Xong bữa cơm, anh chàng đi tắm rồi vào học, chị lại lui cui rửa chén, dọn dẹp… một mình.
Ảnh mang tính minh họa – PressFoto
Đang dọn dở tay, chị bỗng thèm nước dừa. Mấy hôm nay trời nóng quá, chị lại tất bật cả ngày nên thèm thứ nước trong lành, mát ngọt ấy. Sợ chợ chiều tan, chị bỏ dở đống chén đĩa, vội vàng chạy đi mua trái dừa tươi. Rồi chị dọn dẹp, chặt dừa, đổ nước dừa vào ly. Nhưng chị chưa vội uống ngay. Chị muốn đi tắm trước cho thư giãn, thoải mái rồi ngồi thong thả uống nước dừa. Nghĩ vậy, chị bưng ly nước dừa đặt lên bàn phòng khách, tính tắm xong ra uống. Thấy con trai đang ngồi học cạnh bên, chị nói: “Mẹ có ly nước dừa, con có uống thì uống nhé” rồi soạn đồ đi tắm.
Video đang HOT
Tắm rửa xong xuôi, chị đến bên bàn, cầm ly nước dừa lên thì chưng hửng. Ly nước dừa cạn queo, không còn một giọt. Chị quay qua nhìn con trai, anh chàng vẫn miệt mài trước màn hình máy tính. Chị không nói gì, lặng lẽ rửa ly rồi ra sân ngồi, nhìn trời, nhìn trăng mà lòng buồn vô hạn.
Chồng chị mất sớm, chị ở vậy nuôi con đã mấy chục năm. Thương con mồ côi cha, chị chăm lo cho con không thiếu thứ gì. Gia cảnh không giàu có nhưng con chị được mẹ cho ăn học đàng hoàng, tử tế, mỗi ngày đều cơm nóng canh sốt, quần áo ủi phẳng phiu. Không biết có phải vì chị chăm chút con quá không mà nay dù đã hơn 30 tuổi, con chị vẫn vô tâm như một đứa trẻ.
Đi làm về, con chỉ biết đòi ăn, ăn xong là đi mất, mặc kệ mẹ lủi thủi dọn dẹp. Mỗi tháng, con đưa chị vài triệu là coi như xong trách nhiệm, không quan tâm thiếu đủ thế nào. Nhà cửa hỏng hóc, bừa bộn, con cũng coi như việc của người khác. Chuyện gì con cũng gọi mẹ, đến xe hư cũng gọi mẹ đi sửa, còn mình đặt xe công nghệ đi làm.
Đôi lúc, chị cũng cảm thấy mệt mỏi bởi đến tuổi này mà vẫn tất bật, chưa được nghỉ ngơi. Chị có góp ý, có giận hờn, có trách móc con vài lần nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Riết rồi chị không còn muốn nói, cứ cặm cụi làm; cũng chẳng oán trách, coi như “số mình như vậy”. Song, chuyện ly nước dừa hôm nay tự dưng khiến chị rất buồn.
Ảnh mang tính minh họa – Shutterstock
Chị nghĩ, sao con uống hết mà không hỏi mẹ đã uống chưa, sao con cứ mặc nhiên xem những gì mẹ cho là vô hạn, rồi cứ vô tư lấy hết, không thắc mắc, cũng không quan tâm. Ừ, chị cũng vô ý khi không nói rõ nước dừa chỉ có 1 ly, rằng mẹ cũng thích uống.
Nhưng ngẫm đi ngẫm lại, con chưa bao giờ hỏi thăm mẹ điều gì, rằng mẹ đi làm mệt không, rằng mẹ có thèm gì không, rằng mẹ cần con phụ gì không…
Chị đang thèm nước dừa lắm nhưng không phải vì không được uống mà buồn. Hôm nay chưa uống thì mai uống, hôm nay chợ dẹp thì mai lại mua dừa, có gì khó khăn. Tuy nhiên, con chị ngày này qua ngày khác vẫn luôn như thế, chỉ biết nhận từ mẹ mà không biết cho đi, chỉ biết gọi mẹ khi cần mà chưa bao giờ hỏi mẹ cần gì.
Chị nghĩ, hẳn là mình già thật rồi bởi làm bao nhiêu việc không toan tính, rồi tự dưng chỉ vì ly nước dừa mà buồn.
Nhưng mà chị buồn thật, buồn đến nao lòng…
Chồng đòi vay tiền mua ô tô để ra "oai" với hàng xóm
Từ ngày người hàng xóm mới chuyển đến ở, chồng tôi cứ như biến thành một con người khác.
Tôi chuộng lối sống tối giản, tiết kiệm. Một phần vì mức lương của 2 vợ chồng chỉ ở mức khá thôi, chi tiêu đủ và tiết kiệm được khoảng 4 triệu/tháng. Một phần vì 2 con đang tuổi ăn tuổi lớn, sẽ cần rất nhiều tiền để dùng trong tương lai nên tôi không dám phung phí. Ngay cả việc ăn uống, thường ngày tôi đều tự đem cơm theo ăn chứ không đi ăn tiệm như đồng nghiệp. Quần áo cũng thỉnh thoảng mới dám mua chứ không dám mua nhiều vì sợ tốn tiền.
Ngược lại với tôi, chồng lại thích ra vẻ với người khác. Cứ vài tháng, anh lại hỏi tôi đã tiết kiệm được bao nhiêu rồi, sau đó lại tìm hiểu thứ này thứ kia để mua. Lúc đầu tôi còn hào hứng vì mua thêm đồ đạc tiện nghi trong nhà. Nhưng sau đó, tôi cảm thấy chồng rất phí tiền. Chẳng hạn như máy giặt, tôi chỉ muốn mua cái tầm trung, khoảng 7-8 triệu nhưng chồng kiên quyết đòi mua cái 15-16 triệu dù có những chức năng chúng tôi không cần dùng đến. Hay ti vi, nhà tôi nhỏ, tôi muốn mua cái phù hợp thì chồng lại đòi mua cái thật lớn để xem cho đã mắt. Cứ thế, gần 10 năm trời mà tôi chỉ tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng.
Tháng trước, gần nhà tôi có người hàng xóm mới chuyển đến. Họ giàu có nên tiêu dùng thoải mái lắm. Mới ngày đầu đến, chị hàng xóm đã đem tặng nhà tôi cả ký tôm hùm để làm quen. Chị còn cho 2 con tôi quần áo mới, đồ chơi rồi rủ 2 đứa nhỏ sang nhà chị chơi. Khi về, con tôi cứ tấm tắc khen nhà cô Ngọc rất đẹp, thứ gì cũng sang trọng, đắt tiền.
Chồng tôi lại không thích điều đó. Anh nói họ ỷ tiền nên lên mặt, tỏ vẻ giàu có. Rồi chồng hỏi tôi đang có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng. Tôi nói 180 triệu đồng, anh bảo tôi rút ra, rồi đi vay thêm đủ 400 triệu để mua xe ô tô.
Tôi bất ngờ trước yêu cầu của chồng vì chúng tôi không cần thiết phải mua ô tô. Vậy mà chồng cứ đòi mua để ra "oai" với hàng xóm, để họ không được coi thường nhà mình. Tôi đã giải thích, nói nhà chị Ngọc rất tử tế, chưa bao giờ có ý coi thường chúng tôi cả nhưng chồng vẫn không nghe.
Mấy ngày nay, chồng cứ lải nhải chuyện mua xe ô tô làm tôi bực hết cả mình. Tôi phải nói làm sao để anh ấy từ bỏ suy nghĩ này đây? Chẳng lẽ lại rước cả đống nợ vào người chỉ vì muốn sĩ diện với hàng xóm hay sao?
Chồng mất đã 6 năm mà chị dâu nhất quyết không chịu đi bước nữa Cơ hội đến mà không bắt lấy, tôi sợ sau này chị muốn đi lấy chồng thì chẳng tìm được mối nào tốt. Ảnh minh họa 6 năm trước, anh trai tôi qua đời vì mắc bệnh nan y, để lại chị dâu và cháu trai. Sau khi anh tôi mất, chị dâu rơi vào tình trạng trầm cảm. Chị phải về nhà...