Lý Nhược Đồng và nhiều nghệ sĩ bị tố lừa đảo
Trịnh Khải, Lý Nhược Đồng vướng vào vụ án lừa đảo khi đầu tư. Việc kinh doanh hoặc nhận quảng cáo cho các sản phẩm thiếu chất lượng ảnh hưởng lớn tới hình ảnh của ngôi sao.
Theo Sina, kinh doanh là nghề tay trái có không ít nghệ sĩ Trung Quốc lựa chọn. Nhờ danh tiếng trong nghệ thuật, các sản phẩm của họ thường được được khách hàng tin dùng.
Tuy nhiên, khi việc kinh doanh thất bại hoặc xảy ra những rắc rối, nghệ sĩ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, các ngôi sao không trực tiếp có hành vi kinh doanh nhưng nhận quảng cáo cho các thương hiệu sản phẩm thiếu uy tín, vẫn bị rơi vào tai tiếng lừa đảo.
Trịnh Khải, Lý Nhược Đồng nối tiếp danh sách “nghệ sĩ lừa đảo”
Theo 163, mới đây, Lý Nhược Đồng vướng vào bê bối lừa đảo tiền đầu tư. Thực tế, nữ diễn viên bị lợi dụng hình ảnh. Một nhà hàng lẩu đã sử dụng hình ảnh của Lý Nhược Đồng để kêu gọi đầu tư.
Họ khẳng định đây là cơ sở kinh doanh của ngôi sao Thần điêu đại hiệp, Lý Nhược Đồng không chỉ là người quảng cáo, còn là chủ sở hữu của quán lẩu trên.
Sau đó, quán lẩu được nhượng quyền sở hữu lên tới hàng trăm nghìn NDT. Khi người chủ mới hoàn tất thủ tục mới phát hiện Lý Nhược Đồng không liên quan tới quán lẩu. Tuy nhiên, tên tuổi của Lý Nhược Đồng cũng bị nhắc đến trong một sự kiện lừa đảo không hay.
Nếu như Lý Nhược Đồng bị tai bay vạ gió, thì tài tử Trịnh Khải thực sự là chủ sở hữu của chuỗi cửa hàng lẩu Hỏa Phụng Tường.
Trịnh Khải bị chỉ trích vì lừa đảo nhà đầu tư. Ảnh: Sina.
Ngày 13/11, một số người đã kéo đến cửa hàng Hỏa Phụng Tường tại Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc, giăng biểu ngữ, tố cáo Trịnh Khải lừa bịp, bán tháo cổ phiếu, không trả lại tiền cho nhà đầu tư.
Video đang HOT
Thêm vào đó, hồi tháng 8, quán lẩu của Trịnh Khải còn bị cáo buộc sử dụng nguyên liệu hỏng để chế biến, vi phạm những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cục giám sát thị trường đã tiến hành điều tra, công ty cung cấp nguyên liệu và Hỏa Phụng Tường đều bị phạt cảnh cáo. Nhà hàng cũng bị yêu cầu dừng kinh doanh các dịch vụ mua bán trực tuyến.
Phía Trịnh Khải im lặng trước những cáo buộc của công chúng. Do đó, danh tiếng của tài tử bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tháng 9, MC Lý Duy Gia của show Happy Camp bị một nhóm người đến trước cổng đài truyền hình Hồ Nam để chỉ trích. Theo đó, họ mặc áo có chữ “Lý Duy Gia thất đức” và chỉ trích vì anh làm đại diện một thương hiệu trà sữa. Thương hiệu này đã nhận vốn đầu tư của khách hàng, sau đó bỏ trốn. Là người đại diện, khán giả cho rằng Lý Duy Gia phải chịu một phần trách nhiệm.
Tháng 7/2020, MC hàng đầu của Trung Quốc Uông Hàm vướng vào một vụ tranh cãi, do app quản lý tài sản mà anh làm người đại diện đã lừa 370.000 người với số tiền lên tới 230 tỷ NDT.
Khi sự việc xảy ra, nhiều người bị hại đã yêu cầu Uông Hàm phải chịu trách nhiệm hoàn tiền cho họ. Thậm chí, có những người muốn nam MC bị bắt để điều tra. Họ cho rằng chính sự tin tưởng vào uy tín của Uông Hàm là nguyên nhân thúc đẩy họ sử dụng app này. Uông Hàm nhận hàng triệu NDT để làm người đại diện sản phẩm thì nên chịu trách nhiệm khi xảy ra vấn đề.
Sau đó, Uông Hàm cho biết đã dừng việc hợp tác với app quản lý tài sản từ lâu. Tuy nhiên, nam MC vẫn phối hợp với cảnh sát để điều tra vụ việc. Scandal khiến danh tiếng của Uông Hàm bị ảnh hưởng. Đây có thể coi scandal lớn nhất trong sự nghiệp của nam nghệ sĩ.
Hệ quả nặng nề cho cả nghệ sĩ và nhà đầu tư
Theo Sina, những vụ án lừa đảo tiền đầu tư bằng cách dựa trên uy tín, hình ảnh của người nổi tiếng, đang là vấn đề nổi cộm tại Trung Quốc trong hai năm qua. Sức ảnh hưởng của mỗi vụ lựa đảo có thể lên tới hàng triệu USD.
Ngày 15/5, Sina đưa tin thương hiệu trà sữa do Mã Y Lợi làm người đại diện bị Cục Kinh tế Thượng Hải điều tra hành vi lừa đảo. Theo bản án của cơ quan chức năng, công ty này đã lập trang web giả, làm giả giấy ủy quyền, thuê người dàn cảnh để thu hút sự chú ý và lôi kéo nhà đầu tư.
Tiến hành triệt phá băng nhóm lừa đảo này, Đội Kinh tế Thượng Hải bắt giữ hơn 90 nghi phạm với tổng số tiền tang vật thu được là 108 triệu USD. Do Mã Y Lợi là người phát ngôn, đại diện thương hiệu, cô cũng trở thành một trong những đối tượng bị điều tra.
Trên QQ, một khách hàng họ Châu ở Thượng Hải cho biết ông đã bỏ gần 60.000 USD để đầu tư vào thương hiệu, nhưng sau đó mất sạch. Theo ông Châu, nhãn hiệu đã dùng hình ảnh của Mã Y Lợi tạo dựng lòng tin, hứa hẹn trả tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 8%.
Các vụ lừa đảo bằng danh tiếng nghệ sĩ có thể thiệt hại hàng triệu USD. Ảnh: Sina.
Trong vụ việc app quản lý tài sản sử dụng hình ảnh của MC Uông Hàm có hành vi lừa đảo, có tới 370.000 khách hàng là nạn nhân. Số tiền thiệt hại lên đến 3,5 tỷ USD.
Tài tử Trịnh Khải từng đại diện một thương hiệu trà sữa bị tố lừa đảo, với số nạn nhân là 700 người, thiệt hàng hàng trăm triệu NDT.
Thống kê của Cục công an thành phố Thượng Hải cho biết đường dây tội phạm lừa đảo trong ngành quảng cáo ở Trung Quốc tăng gấp 2 kể từ năm 2018. Số tiền tang chứng thu giữ được trong các vụ việc luôn vượt mức 15 triệu USD với hàng nghìn nạn nhân.
Theo Sohu, khi có scandal liên quan tới thương hiệu, các ngôi sao thường đưa ra lời xin lỗi, song, tai tiếng này là vết nhơ khó bỏ trong lý lịch nghệ sĩ.
Sohu bình luận các ngôi sao nhận mức cát-xê cao nhờ hợp đồng quảng cáo. Tuy nhiên, họ ít khi tìm hiểu về sản phẩm, hành động này là thiếu trách nhiệm. Sự tắc trách này khiến họ rơi vào danh tiếng “nghệ sĩ lừa đảo”.
Khi có nhiều vụ lừa đảo dựa trên danh tiếng của nghệ sĩ, các luật sư Trung Quốc khẳng định theo Luật quảng cáo của Trung Quốc, đối với các hành vi sai trái, người đại diện quảng cáo bị xử phạt hành chính, đồng thời không được nhận quảng cáo trong vòng 3 năm. Người đại diện nhãn hàng cũng phải chịu một phần trách nhiệm nếu sản phẩm quảng cáo xảy ra vấn đề.
“Nghệ sĩ cần phải hiểu rõ vai trò của mình trong việc giới thiệu sản phẩm đến công chúng. Họ phải tìm hiểu kỹ thông tin, chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Không thể vì tiền mà nhắm mắt quảng cáo cho thương hiệu không đáng tin cậy, thậm chí lừa đảo. Người nổi tiếng có hành vi nói trên cần bị lên án và nhận hình phạt thích đáng để răn đe”, nhà xã hội học Vương Mặc Linh nói trên Tân Hoa Xã.
Nghệ sĩ Hoa ngữ bị siết chặt hình ảnh quảng cáo
Chính phủ Trung Quốc ngày càng có nhiều quy định gắt gao cho nghệ sĩ trong hoạt động quảng cáo thương mại để bảo vệ người tiêu dùng, ổn định xã hội.
Theo trang Sina, Cục quản lý thị trường của tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vừa ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về việc diễn viên làm người đại diện quảng cáo thương mại. Trong đó, gây chú ý là yêu cầu nghệ sĩ không được quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình chưa từng sử dụng. Chỉ thị nêu rõ nghệ sĩ đại diện cho bất cứ thương hiệu, dịch vụ nào cũng phải tự mình tìm hiểu kỹ càng trước khi đặt bút ký hợp đồng; nghiêm cấm việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm cho người tiêu dùng bằng việc dựa vào cảm nhận của người khác. Quá trình thử nghiệm sản phẩm của nghệ sĩ phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt với chứng cứ rõ ràng, nội dung tuyên bố về quá trình này của người đại diện phải trùng khớp với tư liệu ghi nhận.
Mã Y Lợi bị tố tiếp tay lừa đảo khi thương hiệu trà sữa nhượng quyền mà cô làm đại diện đã lấy 700 triệu tệ (gần 2.480 tỉ đồng) của nhà đầu tư. WEIBO
Trang 163 giải thích, thù lao trở thành người đại diện thương hiệu là một trong những nguồn thu nhập đáng kể của người nổi tiếng hàng năm. Nhiều khán giả tin tưởng vào nghệ sĩ mình yêu mến mà tiền mất tật mang, trong khi đó túi tiền của nghệ sĩ ngày càng nhiều lên mà mức độ trách phạt khi xảy ra sự cố quá nhẹ. Để hạn chế tình trạng bất công này, cơ quan quản lý buộc phải có biện pháp mạnh tay. Việc sửa đổi bổ sung Luật quảng cáo đã bắt đầu được tiến hành từ nhiều tháng qua nhưng tỉnh Chiết Giang gây chú ý vì thông báo chi tiết sớm nhất.
MC Lý Duy Gia đại diện hãng trà sữa ôm tiền bỏ trốn là một trong những nguyên nhân khiến chương trình Khoái lạc đại bản doanh phải tạm ngưng phát sóng. WEIBO
Trước đây, từng có nhiều vụ việc nghiêm trọng khiến Luật quảng cáo của Trung Quốc phải quy định rõ nghệ sĩ không được tham gia quảng cáo các sản phẩm liên quan đến y tế, sức khoẻ như thiết bị y tế, thuốc uống, thực phẩm chức năng... và sản phẩm nông nghiệp như phân bón, con giống, cây trồng... để tránh việc tiếp tay cho hàng gian, hàng giả gây hại đến người tiêu dùng. Những hoạt động có tính lâu dài như giáo dục, đầu tư cũng bị giới hạn. Quy định của tỉnh Chiết Giang bắt buộc người nổi tiếng phải có trách nhiệm hơn khi nhận lời đại diện thương hiệu, đề phòng sản phẩm kém chất lượng hoặc các tổ chức cố tình mời người nổi tiếng để làm mồi câu cho hoạt động lừa đảo.
Chu Nhất Long là một trong những nghệ sĩ nam đắt show quảng cáo mỹ phẩm cho cả nam và nữ ở Trung Quốc. WEIBO
Quy định mới này có lẽ sẽ gây khó khăn cho rất nhiều nghệ sĩ đã "nhắm mắt nhận tiền", trong đó điển hình nhất là 4 "huyền thoại" của làng quảng cáo Hoa ngữ: Uông Đông Thành, La Chí Tường, Trần Bách Lâm và Lâm Hựu Gia quảng cáo băng vệ sinh phụ nữ. Sản phẩm Uông Đông Thành đại diện trước đây từng mời Thái Trác Nghiên, Phạm Băng Băng nhưng sau đó đã thay đổi chiến lược gây kinh ngạc cho mọi người năm 2013. Từ đó, sản phẩm này lọt top 10 sản phẩm băng vệ sinh nội địa hàng đầu. Do giá trị lớn của các hợp đồng quảng cáo nên có nghệ sĩ còn làm người đại diện nhãn hàng này suốt ba năm.
Dù bốn nghệ sĩ trên là người Đài Loan nhưng với quy định mới thì sản phẩm bày bán ở đại lục cũng phải tuân thủ theo luật quảng cáo nghiêm ngặt. Như vậy, cơ hội cho những hợp đồng kiểu này không thể tiếp diễn vì nghệ sĩ không thể đảm bảo quy trình trải nghiệm sản phẩm.
Uông Đông Thành từng "đánh bại" hai đồng nghiệp khác giới để có hợp đồng đại diện sản phẩm băng vệ sinh cho phụ nữ. WEIBO
Các "huyền thoại" làng quảng cáo Hoa ngữ: Nghệ sĩ nam quảng cáo băng vệ sinh nữ. WEIBO
Các nghệ sĩ nam ở đại lục tuy chưa từng nhận lời sản phẩm dành riêng cho nữ giới như vậy, nhưng cũng đã chiếm lĩnh thị trường mỹ phẩm với hàng loạt gương mặt như Hàn Canh, Dương Dương, Đặng Luân, Chu Nhất Long, Vương Nhất Bác... Nữ diễn viên Triệu Vy từng nói hiện nay nghệ sĩ nữ ngày càng lép vế so với các đồng nghiệp nam trên thị trường quảng cáo trong nước. Nghệ sĩ nam có thể quảng cáo cho hai dòng sản phẩm dành cho hai giới khác nhau. Bởi vì đối tượng mà các nhãn hàng nhắm đến không phải chỉ có danh tiếng của nghệ sĩ đó mà là lượng khán giả hâm mộ phía sau luôn ủng hộ thần tượng. Những người này cũng chính là những người tiêu thụ sản phẩm mạnh mẽ nhất để chứng minh tình yêu dành cho ngôi sao. Các sản phẩm tiêu dùng nắm được tâm lý này nên chuyển hướng mời nghệ sĩ nam để tăng doanh thu bán hàng từ cả hai giới.
Sau 1001 lệnh cấm vận và phong sát "rát mặt", Cbiz đối mặt với luật quảng cáo chỉnh đốn đạo đức nghệ sĩ Rất nhiều netizen cho rằng sau loạt văn bản phong sát kèm quy định thắt chặt, Cbiz trở nên trong sạch, lành mạnh hơn, người hâm mộ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Những ngày qua, showbiz Hoa ngữ "hoa mắt chóng mặt" với vô số những thông báo gây tranh cãi từ phía Quảng Điện trong việc phong sát, chỉnh đốn tác...