Lý Nhã Kỳ trải lòng về thời trang trước khi dự LHP Cannes 2022
Lý Nhã Kỳ sẽ dự thảm đỏ Liên hoan phim Cannes ( LHP Cannes) vào tháng 5, sau ba năm liên tục vắng bóng. Nữ diễn viên và ê kíp mới đây đã khởi động cuộc thi thiết kế trang phục cho cô tham dự Cannes năm nay.
Theo diễn viên Lý Nhã Kỳ, thời trang chính là ngôn ngữ chung trên thảm đỏ.
Lý Nhã Kỳ cho biết ba năm qua cô chưa trở lại Pháp vì bận công việc và do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Năm nay, nữ diễn viên sẽ trở lại thảm đỏ LHP Cannes lần thứ 75. Sự kiện điện ảnh lớn nhất hành tinh này là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng khắp nơi trên thế giới, được đông đảo khán giả quan tâm.
Những năm trước, Lý Nhã Kỳ chuẩn bị váy áo kỹ lưỡng cho các chuyến đi Cannes. Cô từng diện trang phục hàng hiệu tiền tỷ và cả những thiết kế đậm nét Việt của các nhà mốt trong nước khi sải bước ở LHP Cannes.
Lý Nhã Kỳ nói: “Trong hàng trăm, hàng nghìn người từ các quốc gia tới Cannes, không phải ai cũng hiểu ngôn ngữ của người khác nhưng thời trang chính là ngôn ngữ chung trên thảm đỏ.
Bạn chỉ có ba phút sải bước trước rừng ống kính nên không thể giới thiệu hết về mình. Chỉ có bộ đồ bạn mặc cho mọi người biết bạn là ai, làm nghề gì, từ đâu đến, văn hóa quê hương bạn thế nào”.
Nữ diễn viên đã 5 lần dự LHP Cannes. Cô từng xuất hiện với nhiều vai trò như: nghệ sĩ khách mời, nhà tài trợ, nhà đầu tư, sản xuất phim.
Lý Nhã Kỳ hiện là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất có tên trên website LHP Cannes, bên cạnh 300 ngôi sao đình đám thế giới. Cô đồng thời là nghệ sĩ châu Á đầu tiên được tôn vinh với vai trò nghệ sĩ trẻ tại lễ kỷ niệm 70 năm LHP Cannes (2017) và được để ảnh trên đại lộ thảm đỏ sự kiện.
Mỗi lần xuất hiện ở Cannes, Lý Nhã Kỳ đều gây ấn tượng với các thiết kế lộng lẫy. Trang phục của cô được giới mộ điệu đánh giá là sang trọng, chỉn chu, ấn tượng, phù hợp với sự kiện điện ảnh danh giá như LHP Cannes.
Do bận việc Lý Nhã Kỳ không dự LHP Cannes 2019. Sự kiện năm 2020 không được tổ chức vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu. Năm 2021, Lý Nhã Kỳ được mời sang Pháp dự LHP Cannes nhưng cô từ chối vì nhận thấy dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
“Tôi không có tâm trạng chuẩn bị váy áo đi nước ngoài dự sự kiện khi cả nước đang gồng mình chống dịch, nhiều người dân gặp khó khăn, mất mát. Tôi nghĩ không đi Cannes lần này thì lần sau đi, với tâm trạng thoải mái, vui vẻ hơn.
Thời điểm tháng 5/2021 tôi không có suy nghĩ, dự định gì lớn lao mà chỉ mong bản thân cũng như đất nước, người dân quê hương mình vượt qua dịch Covid-19, cuộc sống trở lại bình thường như trước”, Lý Nhã Kỳ cho biết.
Để chuẩn bị cho sự tái xuất, Lý Nhã Kỳ và ê kíp của cô mới khởi động cuộc thi thiết kế trang phục cho người đẹp tham dự LHP Cannes.
Các nhà thiết kế và khán giả sẽ chung tay sáng tạo, lựa chọn váy áo cho “kiều nữ” Việt tỏa sáng trước bạn bè, đồng nghiệp quốc tế.
Từ ngày 4/4, ê kíp của Lý Nhã Kỳ bắt đầu nhận các mẫu thiết kế dự thi và ngày 5/5 nữ diễn viên sẽ thử trang phục, chụp ảnh với các thiết kế.
Sau đó, cô mở cuộc bình chọn, nhờ khán giả giúp mình tìm ra mẫu váy áo đẹp nhất để mặc đi Pháp dự LHP Cannes 2022.
Thời trang hậu tận thế trong 'Dune'
Bộ stillsuit trong "Dune" mang phong cách hậu tận thế, được mô tả trong tiểu thuyết là có thể lọc nước tiểu thành nước sạch.
Dune (Xứ Cát) ra mắt ấn tượng tại phòng vé khắp thế giới hồi tháng 10. Phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của cố nhà văn Frank Herbert. Tác phẩm theo chân thiếu niên Paul Atreides (Timothée Chalamet) trong hành trình sinh tử bảo vệ vận mệnh thiên hà. Dự án quy tụ dàn sao đình đám như Zendaya, Charlotte Rampling, Jason Momoa...
Trailer "Dune". Video: CGV
Jacqueline West và Bob Morgan thiết kế trang phục cho tác phẩm của đạo diễn Denis Villeneuve. Jacqueline West từng ba lần được đề cử giải "Thiết kế trang phục đẹp nhất" tại Oscar cho các phim: Quills (2000), The Curious Case of Benjamin Button (2008), The Revenant (2015). Morgan từng góp mặt trong các dự án Inception (2010) và Maleficent: Mistress of Evil (2019).
Ban đầu, hai nhà thiết kế dự định làm khoảng 300 phục trang thủ công cho các nhân vật, nhưng sau đó nâng lên 1.000 nhờ đội ngũ nghệ nhân lớn khắp thế giới hỗ trợ. Lượng trang phục khổng lồ phục vụ cho ba bối cảnh chính của phim: hành tinh Arrakis, Caladan và Giedi Prime. Theo GQ, một số khán giả cho rằng Dune là phim khoa học viễn tưởng có phong cách thời trang ấn tượng nhất sau The Matrix.
Trang phục được truyền cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp và La Mã, các tác phẩm hội họa của Goya, Giotto và Caravaggio, trang phục Nhật Bản, Morocco và châu Âu thời Trung cổ... Khi lên phim, các thiết kế hài hòa giữa vẻ cổ điển, truyền thống với hiện đại, nhuốm chút màu sắc sử thi. West và Morgan muốn tránh những khuôn sáo của phim khoa học viễn tưởng với trang phục không gian ánh kim, sặc sỡ. Cô nói với Variety: "Tôi không muốn bối cảnh phim là một tương lai bóng bẩy giống người ngoài hành tinh trên tàu vũ trụ. Tôi muốn kết hợp các nền văn hóa với nhau".
Bộ áo liền quần stillsuit trong phim "Dune". Ảnh: Warner Bros.
Các thiết kế mang đậm phong cách hậu tận thế với tông tối và xỉn màu, bụi bặm, nhiều lớp, che phủ kín toàn thân với những thiết bị công nghệ tối tân, bộ bảo vệ đầu gối, ống chân, mặt nạ phòng độc, khăn cùng găng tay. Một số nhân vật cũng được tạo kiểu tóc hoang dã, trong đó có dreadlocks của châu Phi.
Stillsuit - trang phục chuyên dụng trên sa mạc Arrakis - được coi là thiết kế biểu tượng của phim. West chú trọng làm bật tính tiện dụng của bộ đồ thay vì tập trung vào phương diện thẩm mỹ. Trong cuốn sách gốc, tác giả Frank Herbert mô tả stillsuit là bộ quần áo liền thân bó sát cơ thể, có chức năng lọc mồ hôi và nước tiểu thành nước sạch phục vụ việc đi đường dài ngày. Hệ thống ống, rãnh và túi trong thiết kế có tác dụng điều hòa nhiệt độ, làm mát cơ thể. Phần khăn choàng giúp che chắn mặt khỏi gió cát sa mạc, lấy cảm hứng từ khăn đội đầu truyền thống của người Morocco.
Trong tiểu thuyết, stillsuit có màu xám để tiện ngụy trang trên sa mạc. Nữ diễn viên Zendaya nói với People: "Rất khó để làm cho một bộ quần áo màu xám trông đẹp mắt". Màu sắc ở sa mạc Jordan truyền cảm hứng cho West. Khi đoàn phim đi khảo sát địa điểm, nhà thiết kế mang về một ít cát và đá. Cô nói với People: "Có loại màu san hô, hồng, hồng đào, màu be hoặc nâu hung đen. Tôi đã trộn các màu cát tìm được để tạo nên bảng màu trang phục". West và Morgan tuyển dụng các nghệ nhân từ khắp châu Âu để thực hiện từng phần của stillsuit gồm các mảnh áo giáp, găng tay, mặt nạ, đệm gối, ủng. Mỗi bộ đồ được đặt làm riêng theo số đo cơ thể diễn viên và mất hơn hai tuần hoàn thiện.
Trang phục của từng nhân vật cho thấy vị thế, vai trò của họ. Gia tộc Atreides từng cai quản hành tinh Caladan xanh tươi, nhiều mưa trước khi chuyển tới hành tinh sa mạc Arrakis. Để thể hiện quyền lực, sự uy nghiêm của gia tộc Atreides tại quê nhà, họ mặc đồ phong cách quân đội, đeo ủng và thắt lưng to bản đen. Nhân vật của Timothée Chalamet khi ở Caladan kết hợp áo khoác cổ dựng, găng tay cùng đồ tối màu.
Phong cách thời trang sang trọng, lộng lẫy của phu nhân Jessica (Rebecca Ferguson thủ vai). Ảnh: Warner Bros.
Phu nhân Jessica (Rebecca Ferguson) - mẹ Paul - có nhiều khoảnh khắc thời trang ấn tượng. Khi cùng chồng và con trai tiếp kiến người của hoàng gia, cô mặc váy voan xanh pastel kết hợp khăn trùm đầu, áo ngoài in họa tiết chìm. Lần đầu tới hành tinh Arrakis, cô mặc váy lụa satin màu đồng xẻ tà kết hợp mạng che mặt. Điểm nhấn của trang phục nằm ở mạng kim loại đính đá rủ xuống mặt, ngực và cánh tay. Phần tà váy dài được nâng bởi ba hầu gái mặc trang phục đồng màu.
Thiết kế này nhằm phô bày quyền lực, sự giàu có của Atreides, được lấy cảm hứng từ phong cách nhà mốt Balenciaga, tranh trường phái lãng mạn và váy áo thời Trung cổ. Bộ váy kèm mũ trùm đầu được Vogue khen đẹp nhất phim. Trên Yahoo, Rebecca Ferguson nói vất vả khi diễn với bộ đầm: "Tôi thích sự tinh tế của bộ váy. Nhưng phần lưới kim loại không được thoải mái lắm. Thật khó khi mặc áo nịt ngực và đi trên đôi giày cao gót".
Trang phục của hội đồng hoàng gia (trái) và Mẹ Trí Tôn (Charlotte Rampling thủ vai). Mẹ Trí Tôn huấn luyện Paul Atreides trước khi bước vào sứ mệnh cao cả, là người lãnh đạo Bene Gesserit - tổ chức chính trị, tôn giáo toàn nữ có sức ảnh hưởng. Ảnh: Warner Bros.
Quần áo của tuyến nhân vật phụ cũng góp phần tạo nên nét đặc sắc. Các thành viên của Bene Gesserit thường mặc váy đen dài kín chân, đội khăn trùm đầu giống nữ tu. Trang phục Mẹ Trí Tôn kết hợp thêm mạng che mặt, mũ đội đầu lấy cảm hứng từ các quân bài Tarot. Gia tộc Harkonnen - kẻ thù của gia tộc Arrakis - đến từ thế giới ô nhiễm, tối tăm. Để nhấn mạnh tính chất này, trang phục của binh lính Harkonnen lấy cảm hứng từ loài côn trùng như kiến, bọ, tông màu đen.
Mặc dù chỉ xuất hiện trong cảnh quay ngắn, trang phục của hội đồng hoàng gia để lại ấn tượng mạnh. Họ mặc đồ màu trắng gần giống của phi hành gia, trang trí bằng các chi tiết. Phần mái vòm che mặt chuyển dần từ màu cam sang trắng.
Zendaya vào vai Chani - bạn gái Paul. Trong buổi ra mắt "Dune" ở London hôm 17/10, người đẹp được Vogue khen ngợi khi chọn chiếc áo làm từ những sợi xích hiệu ứng xỉn màu, cũ kỹ của Vivienne Westwood lấy cảm hứng từ phong cách hậu tận thế giống trong phim. Ảnh: Instagram Zendaya
Thành thật mà nói, phụ nữ thực sự thông minh họ chọn 'đúng' nhưng không 'đắt', và các kiểu cơ bản cũng khá đẹp Trong vấn đề ăn mặc, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc chọn "vừa phải" chứ không phải "đắt", vì một số quần áo tên tuổi đắt đỏ, sau khi mua về chúng ta mới thấy đó không phải là phong cách của riêng mình, và có thể lãng phí tiền bạc. Trở thành những món đồ nhàn rỗi trong tủ. Bây giờ...