Ly kỳ “vụ cướp thế kỷ” khiến FBI phải đau đầu
Xảy ra vào ngày 17/1/1950, vụ cướp Ngân hàng Brink đã được lên kế hoạch vô cùng tỉ mỉ, khiến cảnh sát phải mất tới 6 năm để tìm ra thủ phạm.
Thế giới từng ghi nhận rất nhiều vụ cướp táo tợn gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Một số nhanh chóng bị lãng quên, nhưng có những vụ án người ta vẫn ghi nhớ và kể lại nhiều thập kỷ sau đó. Loạt bài “Những phi vụ cướp chấn động thế giới” sẽ hé lộ chi tiết ly kỳ sau mỗi lần gây án của những tên cướp ranh ma.
Cảnh sát nhanh chóng có mặt tại hiện trường khi nhận được thông báo.
Chỉ trong ít phút, bọn cướp đã lấy đi hơn 1,2 triệu USD tiền mặt và rất nhiều séc, phiếu gửi tiền và chứng khoán trị giá hơn 1,5 triệu USD. Vào thời điểm đó, đây là vụ cướp ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, được thực hiện hết sức gọn gàng và trơn tru với rất ít manh mối để lại hiện trường.
Để thực hiện “vụ cướp thế kỷ” này, nhóm cướp đã lên kế hoạch cẩn thận từ tận 18 tháng trước. Theo đó, trước khi ra tay, chúng đã dành thời gian nghiên cứu lịch trình của các nhân viên Ngân hàng Brink cũng như công việc của họ, giám sát mọi hoạt động ở đây từ một tòa nhà gần đó, thậm chí còn đột nhập vào ngân hàng khi đã hết giờ làm việc để tìm hiểu đường đi lối lại bên trong.
18h55 ngày 17/1/1950, 7 người đàn ông mặc trang phục tương tự nhân viên Brink với áo khoác kiểu hải quân, đeo găng tay, đi giày có đế cao su, đội mũ tài xế và đeo mặt nạ Halloween từ đâu xông vào Ngân hàng Brink.
Lúc đó, chỉ có 5 nhân viên ở lại kiểm tra và cất tiền của khách hàng. Nhanh chóng, chúng trói và bịt miệng họ rồi cuỗm khoảng 2,7 triệu USD, ung dung bước ra khỏi ngân hàng khi đồng hồ điểm 19h30.
Những tên cướp nhanh chóng chia nhau 1 phần số tiền và thống nhất cất số còn lại đi cho tới 6 năm sau – hạn chót của 1 vụ án theo quy định của luật pháp Mỹ. Sau đó, chúng chia tay và đi theo con đường riêng của mình.
Khi bọn cướp vừa tẩu thoát, một nhân viên ngân hàng đã gọi điện tới Sở cảnh sát Boston. Ngay lập tức, lực lượng an ninh có mặt nhưng chỉ tìm thấy vài manh mối nhỏ, đó là những sợi dây thừng mà bọn cướp dùng để trói nhân viên và 1 chiếc mũ tài xế mà chúng để lại.
Vì tính chất nghiêm trọng của vụ án, FBI nhanh chóng bắt tay vào điều tra. Ngân hàng Brink cũng đưa ra phần thưởng trị giá 100.000 USD cho người cung cấp thông tin về nhóm tội phạm.
Trong lúc vụ án đang dần rơi vào bế tắc thì cảnh sát tìm thấy chiếc xe tải màu xanh lá cây của hãng Ford sản xuất năm 1949 bị đánh cắp 1 tuần trước khi xảy ra vụ cướp tại Stoughton, Massachusetts, gần nhà người đàn ông tên là Joseph James O’Keefe. Tuy nhiên, tên này cùng với 1 đồng phạm là Stanley Albert Gusciora vừa bị bắt giữ với cáo buộc gây ra 1 vụ trộm ở Pennsylvania.
Chân dung Anthony Pino – 1 trong 7 tên cướp.
Video đang HOT
Theo một nguồn tin mà cảnh sát nhận được, 2 tên này đã khăng khăng đòi sử dụng một phần số tiền cướp ở Ngân hàng Brink để thuê luật sư biện hộ. Các nhân viên FBI đã cố gắng nói chuyện với O’Keefe và Gusciora trong tù nhưng cả 2 cùng giữ im lặng.
Tuy vậy, sau nhiều điều bất mãn với đồng bọn, O’Keefe cuối cùng đã khai báo tất cả. Ngày 12/1/1956, 6 thành viên còn lại của băng cướp gồm Baker, Costa, Geagan, Maffie, McGinnis và Pino bị FBI bắt giữ.
Gusciora chết ngày 9/7 do phù não trước khi diễn ra phiên tòa. Faherty và Richardson bị bắt ở Dorchester, bang Massachusetts vào tháng 5/1956. Trial bị bắt ngày 6/8/1956. Banfield thì đã chết.
Tháng 10/1956, tòa án tuyên phạt tất cả mức án tù chung thân. Riêng O’Keefe vì có công khai báo nên chỉ phải chịu 4 năm tù và đã được thả ra vào năm 1960.
Băng cướp thế kỷ đã phải đền tội nhưng số tiền hơn 1 triệu USD trong tổng số 2,7 triệu USD USD bị cướp đã không bao giờ trở về với chủ nhân thật sự của nó.
———————————————————-
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của “Những phi vụ cướp chấn động thế giới” vào 4h, ngày 7/2/2017.
Theo Danviet
Từ phác thảo chân dung đến hành trình truy bắt nghi phạm cướp ngân hàng
Qua mô tả của người dân cộng với các hình ảnh trích xuất từ camera của nhiều nhà dân ở các con đường được xác định đối tượng cướp ngân hàng đã đi qua, bộ phận khoa học hình sự của công an đã chắp nối và phác thảo chân dung giống tới 90% nghi phạm gây án.
Hành trình nhận dạng khuôn mặt
Đại tá Lê Quốc Hùng, Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế kể lại diễn biến: Vào lúc 17h ngày 6/12, tại Phòng giao dịch Thành nội thuộc chi nhánh ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế (số 29 Mai Thúc Loan, phường Thuận Thành, thành phố Huế) đã xảy ra vụ cướp tài sản. Năm nhân viên của phòng giao dịch (gồm 1 bảo vệ, và 4 nhân viên, chuyên viên) đang kiểm tiền giao dịch trong ngày để chuyển về nộp quỹ trung tâm, thì có 1 đối tượng nam thanh niên cầm 1 vật hình súng ngắn bắn 4 phát có xẹt lửa xanh đầu súng và văng ra 1 số viên bi sắt nhỏ vào trong quầy. Thấy đối tượng dùng súng bắn, các nhân viên ngân hàng bỏ chạy, ẩn nấp dưới các bàn làm việc. Do quầy giao dịch không có gương chắn qua đầu, đối tượng lấy hết số tiền nằm trên bàn bỏ vào balô và chạy ra cửa chính tẩu thoát, toàn bộ diễn ra trong vòng 12 giây.
Tên cướp chĩa súng về phía mọi người, tay kia vơ các cọc tiền vào túi và cướp 725 triệu chỉ trong vòng 12 giây
Đại tá Lê Quốc Hùng cho biết, sau khi vụ cướp xảy ra, công an đã chốt chặn ở các cửa ngõ ra vào tỉnh Thừa Thiên Huế với hàng ngàn lượt xe nhưng không có kết quả. Đơn vị đã truy tìm thủ phạm theo 2 hướng chính là nhận dạng khuôn mặt, hình dáng đối tượng và truy tìm theo chiếc xe máy.
"Vì đối tượng khi vào cướp ngân hàng đeo khẩu trang, mũ bảo hiểm nên rất khó nhận diện khuôn mặt. Qua mô tả của người dân cộng với các hình ảnh trích xuất từ camera của nhiều nhà dân ở các con đường được xác định đối tượng cướp ngân hàng đã đi qua, bộ phận khoa học hình sự của công an đã chắp nối và phác thảo chân dung giống tới 90% nghi phạm gây án." - Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết nguồn gốc bức phác họa chân dung tên cướp.
Với chiếc xe máy gây án, qua khai nhận tại cơ quan công an, đối tượng Nguyễn Hoàng Tâm cho biết mua ở Huế với giá 2 triệu đồng rồi gửi xe ở bãi giữ xe Bệnh viện Trung ương Huế ngày 5/12. Đến ngày 6/12 thì lấy xe ra, đi mua thêm mũ bảo hiểm, găng tay len, khẩu trang rồi cầm khẩu súng bắn bi đã chuẩn bị sẵn tới cướp ngân hàng BIDV vào 17h chiều cùng ngày.
Sau 12 ngày đêm truy bắt, qua nhận dạng khuôn mặt, nhân chứng đối chiếu, lực lượng công an đã bắt giữ Tâm vào 10h30' sáng ngày 18/12 tại Đà Nẵng, khi Tâm đang cùng vợ dự khai trượng một tiệm bán thực phẩm chức năng ở quận Thanh Khê. Bước đầu đối tượng còn chối cãi, nhưng sau khi các chứng cứ đưa ra, Tâm đã nhận tội.
Nhờ chân dung phác thảo ban đầu, các lực lượng đã truy tìm nghi phạm cướp ngân hàng được nhanh hơn.
Lực lượng công an bắt nghi phạm Nguyễn Hoàng Tâm tại Đà Nẵng sau 12 ngày gian khổ truy tìm
Một trong số những cọc tiền được xác định là Tâm đã cướp ở ngân hàng BIDV Huế bên cạnh khẩu súng làm phương tiện gây án
Đồng loạt khám xét ở nhà riêng của Tâm ở Đà Nẵng và nhà bố vợ ở Phú Vang, công an đã thu được các vật chứng quan trọng gồm: áo quần, khẩu súng bắn bi được Tâm sử dụng để cướp, túi balo đựng tiền...
"Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực làm việc hết mình không kể ngày đêm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (mưa gió lũ lụt tại Huế và miền Trung - PV) của toàn bộ chiến sĩ công an. Để phá án thành công có sự chỉ đạo sáng suốt của lãnh đạo tỉnh, Bộ Công an, các tỉnh thành và nhờ vào sự phối hợp đầy trách nhiệm của nhân dân, đặc biệt có nhiều người dân đã cung cấp về nhận dạng đối tượng gây án" - Đại tá Lê Quốc Hùng cho biết.
Đại tá Lê Quốc Hùng, Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định sự đóng góp của người dân là rất lớn trong việc phá án
Đại tá Lê Quốc Hùng, Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết quá trình truy bắt tên cướp ngân hàng và cảm ơn các đơn vị đã phá án thành công
Số tiền cướp chủ yếu được trả nợ
Theo lời khai của nghi phạm, Tâm đã dùng hết số tiền cướp được với hơn 725 triệu đồng vào việc trả nợ các chủ cá độ bóng đá. Cơ quan công an sẽ làm rõ việc này để thu hồi số tiền về cho ngân hàng.
Trả lời báo chí về việc có đồng phạm của tên cướp hay không? Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay bước đầu mới chỉ khẳng định có 1 mình tên cướp gây án và đang cho làm rõ có việc che giấu tội phạm không?
Đại tá Sơn cũng cho biết đối tượng có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cả về phương tiện, thiết bị, hung khí lẫn phương thức thủ đoạn. "Đối tượng hành động rất chuyên nghiệp, rất nhanh chỉ trong 12 giây (không phải là 17 giây như cơ quan công an cung cấp ban đầu), dấu vết để lại ít gây khó khăn cho lực lượng phá án.
Nghi phạm Nguyễn Hoàng Tâm đã nhận tội
Đối tượng ban đầu khai là vứt súng bi xuống sông, nhưng sau phải thành khẩn khai cất giấu khẩu súng bắn bi ở gia đình vợ thuộc huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Đối tượng sau khi cướp đã tới chợ Đông Ba vứt xe máy, mũ bảo hiểm rồi đi taxi về quê vợ, để lại túi balo có đựng khẩu súng ở bên trong sau đó vào Đà Nẵng sinh hoạt bình thường...
Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế trao đổi về các thủ đoạn của nghi phạm cướp ngân hàng
Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã khen và tặng thưởng "nóng" 50 triệu đồng đối với Ban chuyên án; trao bằng khen và tặng thưởng cho Cục Cảnh sát Hình sự (C45), Viện khoa học hình sự (C54), Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I (A70), Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II (A71) của Bộ Công an mỗi đơn vị 10 triệu đồng. Riêng ông Phan Đức Tú, Tổng Giám đốc BIDV đã gửi thư bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến lực lượng công an, và khen thưởng các đơn vị tham gia chuyên án 1216C 50 triệu đồng.
Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế trao bằng khen và thưởng nóng cho các đơn vị phá án
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trái) và BIDV (phải) thưởng "nóng" cho các đơn vị tham gia chuyên án
Đại Dương
Theo Dantri
Bước sa ngã của đầu bếp tài năng hóa tên cướp táo tợn Được đánh giá là đầu bếp có tay nghề khá, nhưng ham mê cờ bạc khiến Phát lâm vào cảnh nợ nần để rồi tự biến mình thành tên cướp táo tợn. Tại cơ quan điều tra, Phát tỏ ra ân hận vì lỗi lầm của mình Sa ngã vì lô đề Ngày 4.11, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết,...