Ly kỳ trắng đêm săn đặc sản cá, ngư dân “ẵm” tiền triệu trong tay
Theo anh Nguyễn Văn Bảy, người có kinh niệm 20 năm trong nghề đánh lưới cá bông lau, hiện đang vào cao điểm nên ngư dân đánh bắt ngày đêm, hôm nào bắt được cá bông lau nặng trên 5kg xem như có tiền triệu trong tay.
Hiện nay, cá bông lau (là loại cá da trơn cùng họ cá tra nhưng chỉ sống ngoài tự nhiên sông lớn, thịt rất thơm ngon) xuất hiện nhiều ở dòng sông Hậu và sông Tiền kéo dài từ các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Trà Vinh…. Chính vì vậy có rất nhiều người dân có thêm nghề đánh lưới cá bông lau bán cho thương lái và các quán ăn tại địa phương. Cá bông lau 5 kg trở xuống giá 250.000 – 300.000 đồng/kg, còn loại từ 5kg trở lên có giá trên 350.000 đồng/kg, tăng từ 50.000 – 80.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm rồi.
Anh Nguyễn Văn Bảy, có gần 20 năm trong trong nghề đánh lưới cá bông lau ở phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt – TP. Cần Thơ cho biết: một năm cá bông lau xuất hiện một lần từ tháng 11 và kéo dài sang tháng 3-4 năm sau sẽ kết thúc mùa, chính vì vậy hiện nay đang vào cao điểm nên ngư dân đánh bắt ngày đêm, hôm nào bắt được cá bông lau nặng trên 5kg xem như có tiền triệu trong tay. Cũng theo anh Thòn, mấy năm gần đây lượng cá bông lau ngoài tự nhiên giảm đi khá nhiều so với các năm trước, chính vì vậy giá cá luôn bán ở mức cao.
Ngư dân đánh bắt cá bông lau tụ họp những xuồng lưới để chờ nước nhuẫn rồng hay nhuẫn lớn để thả lưới ra sông
Tuy nghề thả lưới bắt cá bông lau có lâu đời ở miền Tây, nhưng ngư dân rất có ý thức phải đợi tài ở điểm sông đó, ai đến trước sẽ thả lưới trước
Ngư dân kiểm tra lưới, vá chỗ rách để chuẩn bị thả lưới đánh bắt cá bông lau
Theo ngư dân đánh bắt cá bông lau lâu năm nói, thường vào ban đêm đánh bắt cá bông lau sẽ “trúng” hơn so với ban ngày
Năm nay xóm chuyên đánh bắt cá bông lau ở phường Tân Lộc, TP. Cần Thơ dường như náo nhiệt hơn vì đang vào cao điểm của mùa săn. Ngư dân bủa lưới từ chạng vạng tối đến tận sáng sớm, với nguồn thu nhập vài triệu đồng mỗi chuyến
Video đang HOT
Thông thường tay lưới đánh bắt cá bông lau dài từ 400 – 500m, độ sâu của lưới trên 20m, lưới được đan bằng dây gai, mỗi mắt lưới rộng 1,5 tấc…người thả phải mất 30 – 45 phút mới xong tay lưới
Thông thường vào thời điểm nước lớn mạnh cứ khoảng 1 giờ người làm nghề cuốn một lần, còn nước chảy chậm sẽ kéo dài khoảng 1,5 giờ. Muốn kéo lưới lên xuồng phải cần 2 người, mất 1,5 – 2 giờ đồng hồ mới cuốn xong tay lưới
Anh Nguyễn Văn Bảy, cho biết nghề săn cá bông lau có rất nhiều điều thú vị, không phụ thuộc vào việc thả lưới trước hay sau mà chủ yếu là người có “tay sát cá” hay không. Nhiều lúc người thả trước, chọn địa điểm có đáy sông sâu, ít gốc cây nhưng lại dính ít cá hơn so với những người có tài “sát cá”
Đối với những anh em “cao tay” đêm săn được vài con là chuyện bình thường nhưng không phải hôm nào cũng gặp may
Mỗi đêm, chỉ cần đánh bắt được 1-2 con cá bông lau loại trên 5kg là có trong tay tiền triệu
Ngoài bắt cá bông lau, ngư dân còn bắt được tôm càng xanh, cá sửu, cá ngát, cá cóc, cá hô… đều là những loại cá lớn và có giá trị khá cao trên thị trườngĐặc biệt ngư dân đánh bắt được cá bông lau thì chỉ cần cú điện thoại cho thương lái bất cứ lúc nào họ cũng có mặt đến tận xuồng hay nhà để mua
Con cá bông lau này vừa dính lưới nặng 7,5kg, bán giá 350.000 đồng/kg
Nghề thả lưới cá bông lau vất vả hơn làm ruộng vì phải thức đêm, muỗi chích, nước “ăn” chân tay, nhức mỏi khi chèo hàng giờ
Dẫu cực nhọc nhưng nhiều hộ nghèo vẫn sống được nhờ săn cá bông lau
Theo Lê Hoàng Vũ (NNVN)
Kỹ sư viễn thông về làm vườn dừa "hút" khách ở "Cù lao tam tỉnh"
Nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ nông dân ở quận Thốt Nốt đã nhanh nhạy, sáng tạo trong đầu tư nhà vườn thành điểm tham quan du lịch. Trong đó có mô hình "Vườn dừa Tân Lộc" ở phường Tân Lộc bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo chị Đoàn Thị Diễm Kiều - người trực tiếp điều hành "Vườn dừa Tân Lộc" và cũng là thế hệ thứ 3 trong gia đình nông dân ở cù lao Tân Lộc, vườn dừa được gia đình trồng cách đây 8 năm.
Lúc bấy giờ, trên mảnh vườn 10.000m2 chỉ trồng mận An Phước. Giá mận lên xuống thất thường, thu nhập bấp bênh, nên gia đình trồng dừa xen kẽ. Đến khi dừa có trái, gia đình quyết định đốn hết mận, chỉ còn hơn 500 cây dừa như hiện nay.
Chị Kiều bên mô hình "Vườn dừa Tân Lộc" (Ảnh do nhân vật cung cấp).
. "Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Điện tử - Viễn thông tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP Cần Thơ, trong thời gian tìm việc, tôi về quê bán dừa phụ giúp gia đình. Lúc đầu, tôi chỉ mở "quán cóc" bán dừa cho khách vãng lai. Nhưng khi bán được, tôi quyết định không xin việc nữa mà ở nhà vừa buôn bán, vừa phụ giúp việc nhà" - chị Kiều chia sẻ.
Cù lao Tân Lộc còn được biết đến là "Cù lao tam tỉnh", du khách qua lại rất đông, chủ yếu là người ở TP Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang... Khi nhiều du khách có nhu cầu dừng chân nghỉ ngơi, giải khát, chị Kiều bố trí thêm bàn, ghế, võng và một số món ăn vặt. Đến khi nhiều người bày tỏ thích thú khi thấy khu vườn rộng thoáng mát và ngỏ ý muốn tham quan, chụp ảnh, thì chị lên ý tưởng kết hợp làm du lịch.
Để hiện thực ý tưởng này, chị Kiều mở rộng điểm bán nhỏ thành điểm dừng chân quy mô. Chị cũng dọn dẹp khu vườn sạch và thoáng đãng. Những trái dừa hư, dừa khô được loại bỏ để cây luôn xanh đẹp quanh năm và đảm bảo an toàn cho khách. Chị còn thuê nhân công nạo vét mương rãnh và bố trí thêm xuồng để khách có thể bơi tham quan vườn dừa. Với giá thuê xuồng 2.000 đồng/người, du khách có thể tham quan vườn dừa thỏa thích mà không bị giới hạn thời gian.
Thưởng thức từng trái dừa ngọt thơm trong không gian xanh mát, yên bình ở vườn dừa xứ cù lao là trải nghiệm thú vị của du khách gần xa. Chị Nguyễn Thị Xuân Trang, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, chia sẻ: "Vườn dừa Tân Lộc" không khí rất trong lành, cảnh vật hiền hòa. Bơi xuồng vòng quanh vườn dừa rất là vui và mát". Chị Nguyễn Thu Thảo, quận Ninh Kiều, cho biết: Tới đây thì không tốn tiền vé. Đem đồ ăn ở ngoài vào cũng được. Những ngày hè đưa các bé qua đây chơi, các bé rất thích.
Những ngày thường, "Vườn dừa Tân Lộc" có khoảng 50 khách; riêng những ngày Lễ, Tết, cuối tuần, lượng khách lên đến hàng trăm. Trung bình mỗi ngày, sau khi trừ chi phí chị thu về khoảng 600.000 đồng.
"Trồng mận thì tốn nhiều công chăm sóc, nhưng giá bán phụ thuộc vào thương lái. Trồng dừa thì đỡ chăm sóc hơn, cây lại cho trái quanh năm. Nếu bán dừa bình thường thì không được giá. Nếu bán dừa du lịch thì giá cao hơn. Mỗi trái dừa có giá 10.000 - 15.000 đồng, riêng dừa dứa 20.000-25.000 đồng. Khi khách tham quan vườn, mình có thể cho thuê xuồng có thêm thu nhập. Từ đó, thu nhập cao hơn, ổn định hơn" - chị Kiều chia sẻ.
Trên trang Facebook cá nhân của chị cũng thường xuyên cập nhật hình ảnh về vườn dừa và không ngừng đổi mới về hình thức phục vụ nên lượng khách tham quan ngày một nhiều hơn...
Ngoài vườn dừa của gia đình chị Kiều, phường Tân Lộc có hơn 10 hộ nhà vườn làm du lịch. Với lợi thế là cù lao nằm giữa sông Hậu bốn bề sông nước, khí hậu mát mẻ, trong lành, vườn trái cây trĩu quả... là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích du lịch sinh thái.
Về dự định thời gian tới, chị Kiều chia sẻ: "Tôi sẽ liên kết những hộ làm du lịch với nhau để phát triển thành tour du lịch của Cù lao Tân Lộc. Như Vườn dừa Tân Lộc - vườn chôm chôm anh Ngôn - vườn ổi cô Điệp... Khách tới thì làm thêm bánh xèo, món ăn đặc sản để phục vụ khách".
Theo CN MT (Báo Cần Thơ)
Làm giàu khác người: Nuôi loài cá 4 chân đáng sợ, bán 150 ngàn/ký Nuôi cá sấu hơn 10 năm nay, anh Lê Văn Út, ngụ tại khu vực Phú Thạnh, phường Tân Phú, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) đã gầy dựng nên một trang trại nuôi loài cá 4 chân đáng sợ này khá quy mô với trên 2.500 con cá sấu, thu nhập mỗi năm khoảng 2 tỉ đồng. Trong bối cảnh nghề nuôi...