Ly kỳ người đàn ông sống cùng bầy chó sói
Sau 40 năm tìm cách sống chung cùng bầy sói, Werner Freund cuối cùng đã được chúng chấp nhận như là một thành viên chính thức trong đàn.
Werner Freund có lẽ là người đàn ông kỳ quái nhất trên thế giới. Cựu lính nhảy dù và bây giờ là nhà nghiên cứu về chó sói người Đức này có thể hòa mình vào giữa đàn chó sói hung dữ một cách rất tự nhiên. Ông đùa nghịch, chuyện trò hay thậm chí là ăn uống cùng với chúng.
Để có được mối quan hệ tốt đẹp với những con thú có tiếng là dữ tợn và khó lường này, Werner Freund đã mất tới hơn 40 năm dài nghiên cứu và tiếp cận với chúng. Ông bắt đầu tìm cách sống chung với đàn chó sói tại Khu bảo tồn thiên nhiên Wolfspark tại vùng Merzig thuộc tỉnh Saarland nước Đức của mình.
Mối quan hệ ngày càng gắn bó giữa Werner Freund và đàn chó sói được thể hiện khá rõ ràng qua những hình ảnh mà những trợ lý của ông ghi lại được, trong đó ấn tượng nhất là cảnh Werner ngồi tựa lưng vào vách núi, hú gọi những con sói hoang dã đến gần và cho chúng ăn những miếng thịt ngay trên miệng của ông.
Chó sói hoang dã là một trong những loài săn mồi đáng sợ nhất trên thế giới. Hầu như bất cứ ai đến gần chúng mà không có sự bảo vệ kỹ càng thì cơ hội sống sót sẽ là rất mong manh. Tuy nhiên nếu người đó là Werner thì lại khác.
Werner coi việc cắn vào miếng thịt trước khi cho bầy sói ăn là cách để ông tạo mối liên kết với chúng.
Đàn sói hoang trong khu bảo tồn dường như đã chấp nhận sự có mặt của Werner như là một thành viên. Khi ở bên cạnh Werner, những sát thủ bẩm sinh này thực sự trở nên đáng yêu và hiền lành chẳng khác gì những chú chó nhà.
Chúng cũng tỏ ra rất ngoan ngoãn và phục tùng đối với Werner. Dường như ông đã thành công trong việc trong việc khẳng định sự thống trị của mình đối với các thành viên khác trong đàn – một “con sói” đầu đàn.
Khu bảo tồn thiên nhiên Wolfspark là nơi sinh sống của nhiều cá thể thuộc 6 giống chó sói khác nhau trên thế giới, bao gồm sói Siberia, sói Bắc Cực, sói Canada, sói hoang châu Âu và giống chó sói đến từ Mông Cổ. Những con chó sói tại đây chủ yếu được Werner mua về từ các công viên khác hoặc là những vườn thú tư nhân.
Việc Werner cho đàn sói ăn thịt bằng miệng của mình trông hơi ghê rợn và có vẻ không cần thiết. Tuy nhiên người đàn ông kỳ quặc này lại cho rằng đó là cách tốt nhất để tạo mối liên kết với những con thú hoang dã này.
Mỗi ngày ông chỉ cho chúng ăn một lần duy nhất với thức ăn là thịt sống. Nguồn thức ăn này được cung cấp ổn định từ đàn hươu được chăn thả tại một khu vực khác của khu bảo tồn. Werner đã tập cho bầy sói thói quen ăn uống vào thời điểm nhất định, và bắt đầu dùng tiếng hú để gọi chúng.
Bầy sói nhanh chóng thích nghi và mỗi ngày đều trông đợi tiếng hú từ “con đầu đàn” của chúng. Werner khẳng định rằng việc ông dùng răng cắn vào miếng thịt trước khi cho chúng ăn là để khẳng định vị thế của mình, giống như con sói đầu đàn thực thụ sẽ là kẻ được thưởng thức con mồi đầu tiên mỗi khi săn được.
Video đang HOT
Con sói đầu đàn sẽ để lại dấu hiệu của mình (là vết răng và mùi cơ thể của nó) trên con mồi, trước khi cho phép những thành viên còn lại trong đàn, những kẻ đang ngoan ngoãn chờ đợi xung quanh, được hưởng phần còn lại.
Việc ăn con mồi trước tiên chính là sự khẳng định quyền lực của con chó sói đầu đàn. Werner đã áp dụng phương pháp đó để bầy sói chấp nhận sự điều khiển của ông, và rõ ràng là nó đã có tác dụng.
Những con chó sói hung dữ đang thể hiện “tình thân” với Werner.
Những con sói hoang dã mà bình thường rất dữ tợn này luôn quanh quẩn bên Werner, kể cả khi không phải giờ ăn. Chúng vui vẻ liếm láp khuôn mặt của ông, như là một cử chỉ làm thân, đồng thời cũng là dấu hiệu sự thừa nhận của chúng đối với vị trí đầu đàn quyền lực.
Sự âu yếm của những con sói này khá là lỗ mãng, thậm chí đôi khi còn khiến cho Werner bị thương nhẹ. Ngoài ra chúng cũng chào đón ông bằng như tiếng hú khiến người khác ớn lạnh. Sau mỗi lần “thân mật” cùng bầy sói hoặc cho chúng ăn, Werner thường nhận được những vết sẹo nhỏ. Thế nhưng đối với ông, đó là điều cần thiết để trở thành thành viên của bầy sói.
“Nếu tôi không sống theo kiểu của một con sói, tôi sẽ không bao giờ có thể kết nối với những con sói” – ông nói – “Tôi nhận thấy con sói đầu đàn luôn đàn áp và hành xử ngạo màn đối với những thành viên khác. Là một con người, tôi không kiêu ngạo. Nhưng khi làm con sói đầu đàn, tôi buộc phải cư xử theo đúng kiểu của một con đầu đàn, đó là cách duy nhất để tôi duy trì vị thế”.
Chính vì vậy, Werner đã cố gắng để có thể trở thành “con sói đầu đàn” đích thực. Ông tập di chuyển trên cả bốn chân, gầm gừ đe dọa một con sói khác khi nó tỏ ra ương ngạnh, thờ ơ nhìn ra chỗ khác khi một kẻ thách thức tiến lại gần, thậm chí đôi khi còn dùng đến cả phương pháp… cắn.
Ngược lại, trong thân phận của “sói đầu đàn”, Werner cũng phải luôn luôn cảnh giác trước sự đe dọa từ những thành viên khác. Giữa những bầy sói trong tự nhiên luôn luôn có sự cạnh tranh khốc liệt cho vị trí đầu đàn, và bầy sói của Werner cũng không phải là ngoại lệ. Con sói mà Werner luôn phải cảnh giác chính là con sói đầu đàn đích thực, kẻ lãnh đạo khi không có mặt ông.
Để lại vết răng và mùi cơ thể trên thức ăn là cách thể hiện vị thế “đầu đàn” trong bầy sói.
Do đó mặc dù vẫn đùa vui thân mật với chúng, ông phải để ý đến những dấu hiệu nhỏ nhất đến từ những con sói đực trưởng thành trong đàn. Chúng đã chấp nhận ông là một thành viên, nhưng vị trí đầu đàn thì đối với chúng chỉ là tạm thời mà thôi. Và những kẻ cứng đầu hung hãn này vẫn luôn sẵn sàng cho một cuộc lật đổ.
Khi vào lãnh thổ của bầy sói, Werner chỉ đi với con sói đầu đàn hoặc là người bạn đời của nó. “Nếu tôi đi với một con sói khác, điều đó có thể sẽ dẫn tới một cuộc xung đột trong đàn. Tôi không thể thách thức hệ thống phân cấp của chúng”, ông cho biết.
Werner Freund thành lập khu bảo tồn thiên nhiên của mình trên một khu vực tuyết phủ rộng chừng 25 mẫu Anh vào năm 1972. Ông đã sưu tầm được hơn 70 loài động vật, 29 loài trong số đó được thả nuôi tại khu vực Wolfspark.
“Vâng, tôi là một con thú”, ông vui vẻ nói. “Khi không ở cùng với chúng (những con sói), dĩ nhiên tôi là một con người. Nhưng khi ở giữa những con sói, tôi là một con sói!”.
Theo vietbao
Cô gái với ý tưởng quái dị muốn sinh ra... cá mập
Ai Hasegawa, nhà thiết kế người Nhật nói, ý tưởng về việc mang thai và sinh hạ một chú cá mập hoàn toàn có thể trở thành sự thật.
Nhà thiết kế Nhật Bản Ai Hasegawa cho rằng,dân số thế giới đang đạt tới ngưỡng gần 9 tỷ người và tình trạng thiếu lương thực - thực phẩm đang ngày trở nên cấp bách, loài người rõ ràng cần một giải pháp ổn định nếu muốn tiếp tục sinh tồn.
Ai Hasegawa minh họa ca sinh nở ra cá mập.
Ai Hasegawa đã nảy ra ý tưởng nhằm giải quyết vấn đề này - phụ nữ sẽ mang thai và sinh ra nhiều loài động vật khác nhau. Đây chính là nguồn thức ăn không bao giờ cạn cho con người.
Ý tưởng này được thể hiện qua một trong những dự án gây sốc nhất của Ai Hasegawa mang tên "Tôi muốn sinh một con cá mập"
"Về mặt di truyền học, chúng ta đã được dẫn dắt một cách bản năng rằng sinh ra một đứa trẻ là cách để duy trì nòi giống. Nhưng chúng ta đang sống trong thời đại mà việc sinh thành và nuôi dưỡng một đứa trẻ trở nên khó khăn hơn nhiều do dân số tăng nhanh, thức ăn cạn kiệt, môi trường ô nhiễm... Bằng cách sinh ra một loài động vật có thể dùng làm thức ăn, chúng ta có thể giúp chúng tránh nguy cơ tuyệt chủng" Ai Hasegawa nói.
Cảm thấy tò mò trước ý tưởng lạ lùng của Ai Hasegawa, trang mạng VICE.com đã liên hệ với cô để tìm hiểu xem liệu ý tưởng này có chút khả thi nào không.
"Hoàn toàn có thể, và trong tương lai gần thôi", Ai Hasegawa nói với vẻ tự tin. "Tử cung người phụ nữ có kích cỡ vừa vặn để chứa một bào thai. Tôi đã nói chuyện với một bác sĩ sản phụ khoa về việc làm cho tử cung lớn hơn nưa. Tôi tin rằng con người có thể sử dụng tử cung của mình như một bể nuôi thủy sinh hoặc lồng ấp trứng".
Hình ảnh bào thai là mộtloại cá trong bụng mẹ.
Khi được hỏi liệu nhau thai người phụ nữ có thể hòa hợp với bào thai là một con cá mập hay không, Ai cho hay, nhau thai xuất phát từ bào thai. Do đó, không cần thiết phải thay đổi AND của con người.
Vấn đề thực sự nằm ở chỗ, một phụ nữ muốn mang thai loài động vật nào đó trong tử cung của mình sẽ phải dừng chu kỳ kinh nguyệt và các loại thuốc để thực hiện việc này luôn gây ra những tác dụng phụ vô cùng khó chịu. Như vậy, ứng viên cho trải nghiệm chưa từng có này phải là một phụ nữ "giàu có, độc thân và trên hết, đã mãn kinh".
Lý giải về sự lựa chọn loài cá mập cho dự án của mình, Ai Hasegawa chia sẻ: "Nghiên cứu chỉ ra rằng cá mập là loài phù hợp nhất. Hơn nữa, chúng đáp ứng mọi tiêu chí của tôi: một loài có nguy cơ tuyệt chủng, vòng đời dài gần với một con người và quan trọng nhất, thịt chúng rất ngon".
Ai Hasegawa thậm chí còn phác thảo một hệ thống hoạt động bằng cách chia sẻ trạng thái căng thẳng của người mẹ với phôi thai cá mập. Khi người mẹ thấy stress, một thiết bị sẽ đo phản ứng của da và nhịp tim, từ đó, giải mã xem đó có phải là dấu hiệu căng thẳng hay không.
Tín hiệu từ thiết bị sau đó sẽ mô phỏng sự xuất hiện của con mồi để giúp xoa dịu phôi thai cá mập. Đây được xem như một thiết bị huấn luyện giúp cá mập thuận lợi hơn khi trở về với đại dương".
Sơ đồ cho thấy khả năng mang thai và sinh nở các loài động vật khác của con người.
Ai Hasegawa nói, cô rất thích ăn thịt cá mập nhưng luôn cảm thấy tội lỗi khi ăn thịt một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng giờ đây, vấn đề đã được giải quyết một cách hoàn hảo bởi "sinh ra cá mập còn rẻ hơn nuôi dưỡng một con người và chúng ta không cần quá nhiều trách nhiệm".
Tuy nhiên, con người có thực sự sẵn sàng ăn thịt một con cá mập vừa được sinh ra từ tử cung một người khác? Ai Hasegawa bày tỏ: "Vẫn có một số loài động vật ăn thịt chính con mình. Bản thân chúng ta cũng ăn thịt bê con sau khi chúng được sinh ra từ bụng một con bò. Chúng ta thậm chí giết đồng loại, không phải để làm đồ ăn nhưng những nạn nhân đó cũng từng được sinh ra từ bụng mẹ. Tôi thực sự không nhìn thấy sự khác biệt quá đáng nào".
Trong trường hợp mang thai và sinh ra một con cá mập, Ai Hasegawa tiết lộ, cô sẽ theo dấu con vật bằng thiết bị GPS. Một khi con cá được đánh bắt và bày bán ngoài chợ, Ai nhất định sẽ mua nó. Đó là cách cô mang loài cá đó vào trong cơ thể mình một lần sau cuối".
Theo vietbao
Tên lửa đầu đạn 650kg nhấn chìm mọi chiến hạm Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Iran không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc. Từ ngày 3-5/5 vừa qua, Israel đã liên tiếp tiến hành các cuộc...