Ly kỳ đàn rắn hổ mây “cả bầy chục kg” ở hòn đảo lớn nhất Việt Nam
Đảo Phú Quốc ( huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) không những nổi tiếng là hòn đảo du lịch xinh đẹp mà còn gây tò mò bởi huyền thoại về mãng xà khổng lồ, được cho là có nhiều rắn hổ mây hàng chục kg trú ngụ.
Rắn hổ mây khổng lồ ở Phú Quốc được mệnh danh là “sát thủ rừng thiêng”, là loài rắn đáng sợ đến mức trước mỗi chuyến đi rừng, các tay thợ săn đều phải chắp tay cầu nguyện mình sẽ không gặp phải. Ngay cả những người sống bằng nghề bắt rắn, dù liều lĩnh cũng phải nhanh chóng tìm cách “đánh bài chuồn” cho khỏi mang họa vào thân khi chạm mặt loài rắn khổng lồ.
Huyền thoại mãng xà khổng lồ trên đảo Phú Quốc đến nay đã được lưu truyền qua nhiều lời kể. Phú Quốc có rất nhiều rắn hổ mây (hổ mang chúa) sinh sống. Người dân từng nhìn thấy, bắt được những con rắn hổ mây lớn. Năm 1991, lực lượng kiểm lâm từng bắt gặp con rắn hổ mây có thân to bằng cái phích, trọng lượng hơn 30 kg.
Rắn hổ mây hoàn toàn có thật. Theo tên gọi miền Bắc và miền Trung, rắn hổ mây chính là rắn hổ chúa. Chỉ có điều, hổ chúa trên đảo Phú Quốc có màu hơi vàng và có thân hình lớn hơn. Rất nhiều thợ săn rắn lành nghề khẳng định, con rắn hổ mây lớn nhất mà họ nhìn thấy dài khoảng 5m, nặng 20kg. Còn những con rắn mà các cụ kể cho con cháu to bằng khạp da bò, thân cây cổ thụ, nặng vài trăm ký, thậm chí vươn đầu qua tán cây cao, có lẽ là cách ly kỳ hóa, để những tên lâm tặc không dám vào rừng để chặt trộm gỗ hoặc săn bắn động vật quý hiếm.
Không ai dám khẳng định chuyện rắn hổ mây dài đến mấy chục mét, nặng nửa tấn là sự thực hay chỉ là những lời nói “cho sướng miệng” của người sinh sống trên đảo Phú Quốc.
Đến Phú Quốc, câu chuyện đầu tiên mà các vị khách lạ mặt được người bản địa kể đó là trận chiến giữa 6 chú chó Phú Quốc và con rắn khổng lồ ở suối Tranh. Trận “thư hùng” giữa chó xoáy và “mãng xà” diễn ra đã cách đây cả mấy chục năm. Ngày ấy, đảo ngọc Phú Quốc vẫn còn nhiều rắn độc và không ít người mưu sinh bằng nghề bắt rắn.
Video đang HOT
Từ hàng trăm năm nay, người dân địa phương vẫn truyền tai nhau những câu chuyện về loài rắn khổng lồ trong rừng Phú Quốc. Không ai biết đích xác loài mãng xà đó sống ở địa điểm nào nhưng người ta tin rằng giữa nơi rừng sâu núi thẳm ấy có những cái hang sâu hun hút là nơi sinh sống tập trung của loài rắn này.
Người ta bảo rằng loài mãng xà này chỉ đi bằng đuôi, thân dựng đứng như con người. Mỗi lần di chuyển nó thở phì phò khiến cho cây lá xào xạc, khi phát hiện ra con mồi nó lao nhanh như gió, phần đầu nhao lên có khi cao hơn cả tán cây rừng.
Bất cứ thợ săn nào gặp phải chúng cũng đều cố gắng “bỏ của chạy lấy người”, thậm chí có những thợ săn đã buông súng, bỏ nghề vì quá sợ hãi mãng xà…
Rắn khổng lồ còn được mệnh danh là “sát thủ” tôm cá, mỗi khi phát hiện ao vũng nào đầy cá, chúng lại quấn đầu và đuôi vào hai thân cây, dùng thân mình như cái gàu tát sạch nước bắt cá ăn.
Theo lời kể, nọc của nó thuộc hàng kịch độc, còn hang ổ rắn hổ mây lúc nào cũng thối hoắc.
Nhiều người cho rằng ngày nay rắn khổng lồ vẫn còn tồn tại trên Phú Quốc và ẩn thân đâu đó trên 99 ngọn núi kia. Còn ở những khu vực có rừng sát với khu dân cư, người ta vẫn bắt gặp rắn hổ mây có kích cỡ nhỏ hơn những con rắn trong huyền thoại.
Ngày nay thì đã không còn người dân nào trên đảo Phú Quốc bắt gặp một con rắn khổng lồ dài hàng chục mét, nặng hàng trăm kí như trong truyền thuyết. Tuy nhiên, những câu chuyện huyền bí về loài rắn này vẫn tiếp tục lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Theo Danviet
Cặp rắn hổ mây "khủng" ở An Giang: Hình ảnh hiếm hoi cuối cùng trước khi đem thả ở một nơi bí mật
Chiều 30-5, tại Khu du lịch Đồi Tức Dụp (xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Công ty Cổ phần Du lịch An Giang (thành viên Tập đoàn Sao Mai) và UBND huyện Tri Tôn tổ chức bàn giao cặp rắn hổ mang chúa (cặp rắn hổ mây) cho Chi cục Kiểm lâm.
Bàn giao cặp rắn "khủng".
Cặp rắn hổ mây khỏe mạnh trước khi bàn giao.
Người dân đến xem cặp rắn.
Chuyên gia vào bắt rắn.
Vây bắt cặp rắn thành công.
Bỏ rắn vào túi lưới sau khi vây bắt.
Cấy chip theo dõi rắn.
Cá thể rắn hổ mây, với khoan vàng đặc thù.
Với sự hỗ trợ của các chuyên gia của Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang), cặp rắn hổ mây đã được vây bắt, đưa vào lồng an toàn.
Các chuyên gia đã thực hiện cấy chip theo dõi trước khi vận chuyển về thả vào môi trường tự nhiên theo quy định của pháp luật.
Rắn hổ mang chúa (còn gọi là rắn hổ mây, tên khoa học là Ophiophagus Hanna), thuộc loài động vật nguy cấp, quý hiếm. Vào thời điểm bàn giao, mỗi cá thể rắn hổ mây nặng khoảng 18kg, chiều dài khoảng 4m, tình trạng khỏe mạnh.
Theo Ngô Chuẩn-Trọng Tín (Báo An Giang)
Gắn chíp cho cặp rắn hổ mây "khủng" để thả về rừng Cặp rắn hổ mây "khủng" vẫn đảm bảo sức khỏe và được gắn chíp theo dõi trước khi các đơn vị chức năng tiến hành thả về môi trường tự nhiên. Ngày 30-5, tại Khu Du lịch Đồi Tức Dụp (xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Công ty CP Du lịch An Giang (thành viên Tập đoàn Sao Mai) phối...