Ly kỳ công nghệ ‘in ấn chữ số’ trên áo thi đấu bóng đá
Ronaldo là CR7, Messi là M10. Có những cầu thủ mà mỗi khi nghe đến tên, chúng ta nghĩ ngay tới số áo họ mặc trên lưng. Nhưng điều đó không có nghĩa các cầu thủ đã mặc áo thi đấu với số và tên ngay từ những ngày đầu tiên bóng đá xuất hiện.
Những con số lạ
Cho đến tận cuối thập niên 20 của thế kỷ trước, các cầu thủ vẫn ra sân thi đấu với lưng áo trắng trơn. Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi trong trận giao hữu giữa Arsenal và Sheffield Wednesday hồi năm 1928. Học theo đối thủ cùng thành phố, Chelsea cũng mặc áo có đánh số thứ tự khi tiếp đón Swansea. Những trận đấu mà các cầu thủ ra sân với số áo sau lưng ngày một nhiều lên từ đó.
Trận chung kết FA Cup mùa giải 1932/33 diễn ra vào ngày 29/4/1933 ghi nhận những tín hiệu đầu tiên về những số áo được đăng ký một cách có hệ thống. Cầu thủ Everton ra sân được đánh số từ 1 đến 11, còn Man City mặc áo từ 12 đến 22. Nhưng điều đó không có nghĩa Liên đoàn Bóng đá Anh tiếp nhận ngay ý tưởng cách mạng này. Mọi thứ chỉ được đưa vào quy định từ mùa giải 1939/40.
Từ nước Anh, mô hình mặc áo có số dần nhân rộng. Đến kỳ World Cup 1954 tổ chức tại Thụy Sĩ, FIFA chính thức áp dụng quy định bắt buộc các cầu thủ phải có số áo đăng ký thi đấu. Ban đầu thiết kế về phông chữ, kiểu dáng, kích cỡ số áo trên lưng cầu thủ khá đơn giản, vì phần lớn được các CLB tự thực hiện. Phải đến cuối thập niên 70, khi những tập đoàn sản xuất trang phục thể thao lấn sân sang mảng áo đấu, số áo mới dần đẹp lên.
Áo đấu cầu thủ ngày càng hiện đại từ phông chữ cho tới thiết kế riêng của từng đội
M.U có thể là đội bóng tiên phong về cách kiếm tiền trong bóng đá hiện đại qua những chuyến du đấu, nhưng nếu xét về khía cạnh bán áo đấu, họ chỉ là những người “học mót” từ Arsenal. Trận chung kết League Cup 1993 giữa Pháo thủ và Sheffield Wednesday đã ghi nhận sự bùng nổ về doanh thu bán áo đấu, nhờ thiết kế con số đẹp mắt cùng một điểm nhấn không thể bỏ qua: Tên các cầu thủ.
Sinh sau đẻ muộn hơn nhiều so với số áo, tên cầu thủ trên lưng áo mới chỉ xuất hiện chưa đầy 3 thập niên. Nhưng đó chính là điểm nhấn đánh dấu sự hoàn thiện của một chiếc áo đấu trong bóng đá hiện đại. Không chỉ được in ra nhằm mục đích phân biệt cầu thủ này với cầu thủ kia trên sân như số áo nữa, tên áo thi đấu thực sự là động cơ khiến người hâm mộ muốn sở hữu chúng. Ai cũng muốn mặc một chiếc áo với chữ Messi hoặc Neymar sau lưng.
Phông chữ cách tân
Ở những năm cuối thế kỷ 20, xu hướng phông chữ trên áo đấu được ưa chuộng nhất là những mẫu dựa trên phần mềm tin học văn phòng. Microsoft Office không chỉ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho dân công sở, mà còn giúp hàng triệu nhân viên thiết kế tiết kiệm thời gian cho phông chữ trên áo đấu. Mọi thứ chỉ dần khác đi vào mùa giải 2005/06, khi Real Madrid muốn làm nên điều khác biệt.
Video đang HOT
“Các CLB lớn không chỉ muốn bán những chiếc áo đấu đơn thuần. Họ muốn chia sẻ câu chuyện đằng sau từng chiếc áo, từng con chữ được in ra trên lưng áo”, Rick Banks, giám đốc công ty thiết kế Face37 của Anh chia sẻ. Đó là lý do Real chọn những phông chữ mới do những nhà thiết kế Tây Ban Nha thực hiện. Barcelona đến năm 2012 cũng bỏ phông chữ Office để dùng phông Catalonia.
Mục đích của Real và Barca rất rõ ràng: Tạo ra điểm khác biệt so với phần còn lại. Làm khác số đông sẽ giúp họ nổi bật giữa đám đông. Cầu thủ nào cũng mặc áo có số và chữ, thế nên phải tìm mọi cách cho từng con số, từng nét chữ thật bắt mắt và độc đáo. Nike, Adidas có hàng trăm nhà thiết kế được tuyển mộ chỉ nhằm tạo ra những phông chữ bắt mắt nhất trên áo đấu. Những người giỏi nhất còn được mời riêng để làm việc cùng đội tuyển quốc gia.
Không chỉ khác biệt, những phông chữ trên áo đấu bây giờ còn phải mang hơi thở thời đại. Ý tưởng nghe có vẻ điên rồ này được ĐT Anh xem xét một cách rất nghiêm túc. Họ đã chi ra hàng triệu bảng để Nike bổ nhiệm riêng một chuyên viên thiết kế có tên Craig Ward đến làm việc trong 18 tháng. Thành quả là hàng triệu áo đấu được bán ra trong mùa hè và ai nhìn cũng nhận ra người mặc là CĐV Tam Sư.
Thảm họa “áo tù” của West Ham
Không phải mẫu áo đấu nào cũng đẹp và thành công. Trước thềm mùa giải 2008/09, CLB West Ham trình làng mẫu áo thi đấu sân nhà với nền màu bã trầu, giữa ngực có hình vuông xanh kèm logo nhà tài trợ. “Trông như… áo tù, tôi không muốn mặc chút nào cả”, hàng ngàn CĐV West Ham lên tiếng phải đối mẫu áo mới. Cuối cùng CLB phải đổi sang mẫu khác.
Không phải người đi đầu
Người Anh có thể tự hào với ý tưởng đưa số áo thi đấu vào trong môn bóng đá, nhưng trước họ, người Mỹ đã làm điều này từ lâu. Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, các môn thể thao nhà nghề ở xứ cờ hoa như bóng chày đã đi tiên phong với số áo trên lưng cầu thủ. Họ cũng là những người đầu tiên nghĩ ra cách treo số áo để tri ân những huyền thoại từng thi đấu.
Đau đầu với rợp một màu vàng ở Glasgow
Đau đầu với một màu vàng nhức mắt ở Glasgow trước trận Thụy Điển - Ukraine.
Trước trận cuối cùng của vòng 16 đội Euro 2020 giữa Ukraine và Thụy Điển ở Hampden Park, TP Glasgow của Scotland, các fan của hai đội đã khiến tất cả nhức mắt với tràn ngập sắc vàng.
Có lẽ nó hoàn toàn giống với bóng đá Việt Nam ở những trận đấu của ba đội có màu áo truyền thống vàng tươi như Nam Định, Thanh Hóa, SL Nghệ An vậy. Ba đội này có lực lượng fan rất đông khi thi đấu sân khách khắp cả nước. Và đôi khi "đụng hàng" chả biết đâu mà lần.
Đây được nhận diện là nhóm fan Ukraine vì áo có logo của Joma.
Còn đây chính hiệu là fan Thụy Điển vì mặc đồ Adidas.
Tại Euro này, Thụy Điển và Ukraine cũng thế, lực lượng báo chí, nhất là phóng viên không phải là Thụy Điển và Ukraine săn ảnh trên đường phố ở Glasgow cũng phải bối rối.
Họ phải tỉ mỉ dõi theo đám đông thật kỹ vì lực lượng fan của Thụy Điển lẫn Ukraina đang nhuộm vàng Glasgow. Ống kính của phóng viên phải "zoom" rõ những chi tiết nhỏ trên áo mới nhận ra fan của nước nào.
Từ thương hiệu áo đấu, Thụy Điển mặc đồ của Adidas còn Ukraine mặc đồ của Joma và tất nhiên áo fan của hai đội cũng thế. Ngoài ra còn những chi tiết nhỏ khác là quốc kỳ, logo của LĐBĐ Quốc gia.
Nhưng người thường thì có mấy ai để ý điều này nên rất khó phân biệt.
Chùm ảnh hai lực lượng fan nhuộm vàng Glasgow:
Không thể biết được đây là fan của Thụy Điển hay Ukraine.
Đây nữa, Joma hay Adidas đều không lộ ra.
Fan Ukraine chính hiệu nhờ logo Joma
Đây là fan Ukraine nhờ quốc kỳ các sọc nằm ngang và áo Joma
Nhưng người thường mấy ai phân biệt được đây là fan Ukraine.
Fan Ukraine đến Glasgow rất đông.
Thụy Điển và Ukraine đều có sắc màu quốc kỳ giống nhau.
Cầu thủ Bayern 'giữa muôn trùng án phạt' Là một cầu thủ của Bayern đi kèm với rất nhiều đặc quyền đặc lợi. Nhưng song song với những quyền lợi đó là rất nhiều ràng buộc, mà chỉ cần một chút sơ sểnh để rồi vi phạm, các cầu thủ sẽ lập tức phải "trả giá". Tờ Bild mới đây tiết lộ rất nhiều chi tiết "phụ mà không phụ" trong...