Ly kỳ chuyện săn lùng “vương điểu”
Nhiều người mê thú chơi đại bàng cũng là vì cái dáng to lớn, oai vệ, hùng dũng của loài được mệnh danh “vương điểu”. Dân kinh doanh mê chim săn vì nó ra tay thần tốc, quyết đoán, uy dũng và nhanh đến nỗi đã săn mồi là không con mồi nào thoát được.
Giá của một con đại bàng cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại, số tuổi, những con già tuổi, có dáng đẹp, màu lông chuẩn thì có thể lên tới hàng chục triệu đồng một con.
Chơi vì mê vẻ hùng dũng của chim săn
Loài “chim vua” này có đôi mắt rực sáng, bộ móng vuốt và chiếc mỏ sắc như dao nhọn. Nó có khả năng lao nhanh như tên bắn, là nỗi khiếp đảm của các loài chim trời, rắn và những loài thú nhỏ như chồn, thỏ, chuột, sóc. Chơi đại bàng là thú chơi đầy uy dũng và mê hoặc lòng người. Chim săn mồi, trong đó nổi bật là đại bàng, vốn được coi biểu tượng của quyền lực. Thực tế, thú chơi chim săn là môn thể thao đã xuất hiện trên thế giới khoảng 40 năm nay. Nhưng tại Việt Nam, dân chơi mãi gần đây mới “du nhập”.
Chơi chim cảnh từ năm lớp 4 và mê chim săn từ khi lên lớp 12, hai anh em sinh đôi Nguyễn Nhật Anh và Nguyễn Việt Anh (Q7, TP. HCM) giờ đã trở thành thủ lĩnh của một câu lạc bộ chơi và huấn luyên chim săn tại TP.HCM, với tên gọi Saigon Falconry Club. Hiện hai anh em đang sở hữu 3 chú đại bàng, gồmmột con dòng Đông Hoàng Đế (còn gọi là đại bàng đầu nâu), một đại bàng ưng (Changeable Hawk Eagle) và một đại bàng thảo nguyên (Booted Eagle). Riêng con đại bàng ưng đã có thể đi săn được, từng là “khách mời” trong MV ca nhạc của nhóm 365 hay nhiều CLB, hội nhóm ô tô, xế hộp khác.
Hai anh em sinh đôi Nguyễn Nhật Anh và Nguyễn Việt Anh (Q7, TP. HCM) giờ đã trở thành thủ lĩnh của một câu lạc bộ chơi và huấn luyên chim săn tại TP.HCM
Ngay từ những phút đầu gặp mặt, Việt Anh đã tỏ ra rất hào hứng khi chia sẻ về thú vui đã trở thành đam mê của hai anh em. “Chim săn có nhiều loại nhưng phổ biến ở Việt Nam là dòng ưng, diều, cắt… còn đại bàng thì thuộc dạng hiếm và rất khó chơi. Nhiều người mua đại bàng dễ bị đánh tráo bằng một số loài khác có hình dáng tương tự như ó biển, chim ưng. Cách dễ phân biệt nhất giữa đại bàng với ưng, cắt khi còn non là quan sát chân của chúng. Chân của đại bàng ưng, cú đại bàng và đại bàng thuần chủng thì phần lông sẽ phủ tới bàn chân, còn diều, ưng, cắt… thì chân vảy như chân gà”, Việt Anh cho biết.
Theo như Việt Anh thì dân mới chơi chủ yếu chọn chơi chim bổi, tức là những con chim đã rời tổ và biết săn mồi ngoài tự nhiên, đặc biệt là loại dưới một năm tuổi và chưa đổi màu mắt. “Có một điểm đặc biệt ở đây là quan hệ giữa người chơi và đại bàng không phải là quan hệ chủ tớ như chơi chim cảnh hay chó, mèo mà đó là quan hệ đối tác. Đại bàng rất “chảnh”, không phải ai cũng có thể cầm hay tiếp xúc được. Hai bên cần phải hiểu nhau hoặc có một sự đồng điệu nhất định nào đấy”, Nhật Anh chia sẻ.
Đam mê thú chơi chim săn nên hai anh em này cũng có cách sống rất độc lập. Nhật Anh tâm sự, từ khi bước chân vào đại học, anh gần như không nhận bất cứ sự trợ cấp nào từ phía gia đình, dù hai anh em vẫn ở cùng bố mẹ. Để có thể theo đuổi đam mê bên cạnh những thú vui bạn bè khác, Nhật Anh cũng tự đi làm thêm, kiếm tiền. “Mình từng làm rất nhiều nơi, rất nhiều việc khác nhau, từ quán café cho đến khách sạn 5 sao. Mình nghĩ bản thân còn trẻ, không có lý do gì mà để cha mẹ phải chi tiền cho những thú vui đó”. Hai anh em cũng vui vẻ kể về những chuyện thú vị khi điều hành CLB và forum.
Video đang HOT
Nhiều người vẫn đùa rằng: “Chơi chim săn nên nhiễm luôn cái tính hung hăng của chim”, chuyện tranh luận trong nội bộ thường xuyên xảy ra. “Người trong Hội chủ yếu là dân anh chị, nhiều loại người, khá nóng tính nên rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Nhiều lúc mệt mỏi, mình chỉ can thiệp vào những việc chuyên môn còn không thì cũng rút”, Việt Anh kể về chuyện làm admin diễn đàn của mình. Nói về những con đại bàng, tôi có cảm giác hai anh em song sinh này có thể kể cả ngày không hết chuyện.
Thú chơi tốn tiền, tốn công, tốn thời gian
Khi hỏi về cái mất lớn nhất khi đam mê chơi loài “vương điểu” này, Việt Anh không ngần ngại trả lời: “Phải gọi là tốn kém mới đúng. Tốn tiền, tốn công, tốn thời gian và cái mất nhiều nhất cũng là thời gian”. Việc nhập được một chú đại bàng về Việt Nam cũng lắm công phu, người chơi chim có thể vào các trang web của những trang trại chim để xem hình ảnh, lựa dòng chim mình muốn mua. Chọn được chim ưng ý, gửi tiền qua tài khoản quốc tế cho chủ trang trại.
Phải mất từ 5 – 7 ngày sau, chim mới được đóng gói và gửi về Việt Nam, nhưng rắc rối nhất là các thủ tục hải quan. Mỗi con nhập về đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như trang trại cung cấp, có giấy khai sinh, kiểm dịch, độ lai tạp… Thường thì việc mua chim được nhờ cậy vào một vài người đã quen tay và có mối quan hệ trong việc mua bán, vận chuyển chim. Số khác chủ yếu là mua đi, bán lại giữa các thành viên trong Hội.
Dòng đại bàng ưng trên dưới một năm tuổi có giá từ 3,5 đến 10 triệu đồng.
Giá của một con đại bàng cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại, số tuổi, những con đại bàng già tuổi, có dáng đẹp, màu lông chuẩn thì giá có thể lên tới hàng chục triệu đồng một con. Những chú đại bàng con 1 – 2 tuần tuổi thường được chào giá 1,2 đến 1,5 triệu đồng/con. Dòng đại bàng ưng trên dưới một năm tuổi có giá từ 3,5 đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, đại bàng trống bao giờ cũng đắt và quý hơn những con đại bàng mái, bởi lí do người ta mê thú chơi này cũng là vì cái dáng to lớn, oai vệ, hùng dũng của đại bàng. Một con đại bàng trưởng thành có thể đạt trọng lượng từ 4 đến 5 kg, sải cánh rộng chừng 1m.
Để có thể nuôi và thực hiện huấn luyện cho một con chim săn, người chơi cần trang bị rất nhiều dụng cụ. Tính sơ lược, một tay chơi chuyên nghiệp cần chuẩn bị khoảng 12 món đồ như: Găng tay da 3 lớp, bộ dây buộc chân, bộ chụp móng vuốt chim, mồi giả, cân điện tử, còi, thiết bị định vị… Giá mỗi món cũng dao động trong khoảng vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Đắt đỏ nhất có lẽ là thiết bị định vị GPS, dụng cụ này giúp người chơi xác định được vị trí bay của đại bàng ở trên không trong khi đang huấn luyện hoặc thả chim đi săn và để phát tín hiệu cho chim bay về. Khoảng cách để định vị của thiết bị này là khoảng bán kính 80km.
Do ở Việt Nam không sản xuất nên hầu hết người chơi phải mua hàng từ nước ngoài, giá mỗi sản phẩm lên đến 16 triệu đồng. Đối với những chú chim trưởng thành, người nuôi thường dùng xích được làm bằng dây da để xích chân đại bàng vào gốc cây cổ thụ hoặc tảng gỗ lũa, cũng có người làm hẳn chiếc chuồng lớn cao tới 2m, phía dưới trải rất nhiều cát để đại bàng khi quẫy, đậu xuống không gãy móng vuốt. Để bế và đặt chim đậu trên vai, trên cánh tay, người chơi cần có những đôi găng tay da chuyên nghiệp để tránh móng vuốt của chim gây trầy xước.
Đối với loài chim bay lượn nhiều, việc bổ sung canxi để tạo khung xương và đôi cánh vững chắc là vô cùng quan trọng. Thức ăn của những loại chim săn này thường là thịt, đặc biệt là những loại thịt có xương như chim cút, bồ câu, chim sẻ, thỏ, chuột đồng… Tuy nhiên, người chơi cũng phải hạn chế các loại thịt nhiều mỡ, đạm như thịt heo, không được cho đại bàng ăn đồ lạnh hay đồ ôi thiu vì chim sẽ bị tiêu chảy. Ba con đại bàng của hai anh em Nhật Anh – Việt Anh bây giờ, mỗi con nặng chừng 1kg, có tuổi đời gần một năm. Trung bình mỗi ngày cho ăn 2 bữa, chi phí trung bình cũng xêm xêm 60.000 đến 100.000 đồng.
Việc chăm sóc chim cũng “ngốn” nhiều thời gian. Mối lo lớn nhất của dân chơi đại bàng là căn bệnh lở miệng bởi khi vết lở ăn sâu vào trong xương, chim sẽ chết vì đói. Trong khi đó, ở Việt Nam gần như không có bác sĩ thú y chuyên trị bệnh cho chim. Theo kinh nghiệm của Việt Anh thì để ngăn chặn tình trạng đại bàng lở miệng thì khi đại bàng ăn xong, phải nhanh chóng dùng bình xịt rửa sạch miệng và chân cho đại bàng. Mỗi năm, chim thường vào mùa thay lông khoảng 3 – 6 tháng, sau đó thì có thể huấn luyện săn mồi. Khoảng 2 tháng một lần, cả nhóm sẽ đưa chim xuống bãi huấn luyện lớn ở Bình Dương hoặc Vũng Tàu để chim làm quen với môi trường rừng núi, hoang dã.
Tôi hỏi: “Chơi vậy có khi nào thấy kỳ công, lãng phí quá không, khi khoản chi gần như không thể hoàn lại?”, hai anh em lập tức trả lời: “Ví như chơi chim sẻ, chơi mèo thì là chơi cho vui, không chơi nữa thì bỏ. Nhưng muốn chơi được chim săn thì phải có đam mê, có tìm tòi, nghiên cứu, không phải ai cũng chơi được, mà đã chơi thì như bị nghiện, khó dứt ra lắm…”.
Dân chơi Việt chỉ nuôi đại bàng loại thường Khi được hỏi về vấn đề pháp luật trong chơi chim săn, hai anh em cũng chia sẻ: “Nhiều người vẫn cho rằng chơi đại bàng là trái pháp luật. Vì khi nghĩ đến đại bàng là trong đầu đã nghĩ ngay đến cụm từ “động vật quý hiếm”. Thực tế những loại chim săn hay đại bàng mà anh em CLB sở hữu cũng chỉ là đại bàng loại thường. Kể đến những loài trong Sách đỏ thì phải là Đại bàng biển Steller, Đại bàng Harpy, Đại bàng vàng, Đại bàng đuôi trắng…”
Theo An Nhàn (Đời Sống & Hôn Nhân)
Giết đại bàng rồi khoe 'chiến tích' lên Facebook
Ảnh một thanh niên chụp cùng một con đại bàng khổng lồ đã chết đang gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng xã hội.
Dường như rất tự hào khi săn được đại bàng, nhân vật trong ảnh hồn nhiên cầm hai cánh của con vật đã chết để chụp hình khoe "chiến tích".
Hình ảnh này sau khi được đăng tải lên trang mạng xã hội đã gây nên một làn sóng phẫn nộ phản đối với hàng trăm comment bày tỏ giận dữ.
Bức ảnh đang "hứng đá" từ cộng động mạng - Ảnh chụp màn hình
Bức ảnh xuất hiện trên Facebook của Tran Dang K. từ hôm 18/5, kèm theo dòng chia sẻ: "Kết quả của một tiếng đuổi bắt...".
Theo thông tin trên Facebook của Tran Dang K., có vẻ như anh chàng này quê gốc ở Hà Tĩnh và đang sống tại Nga. Cũng theo lời chia sẻ của Tran Dang K. với bạn bè, con đại bàng này K. "săn" được bên Nga chứ không phải ở Việt Nam.
Ngay trên Facebook của Tran Dang K. cũng xuất hiện rất nhiều comment trái chiều về hình ảnh này. Rất nhiều người cho rằng, đây là một hành động tàn sát động vật.
Tran Dang K. lập tức phản pháo rằng mình chỉ săn "một con chim, to hơn con gà một chút" chứ chẳng phải tàn sát động vật gì ghê gớm.
Nickname Nhi Phùng "tố" Tran Dang K. đang "phá hoại thiên nhiên": "Khi nó đang sống bình yên thì bị bắt giết. Rồi còn nói là để nhậu nữa. Tạp".
Tran Dang K. phản bác lại ý kiến này: "Nếu như bạn đang ở trong chùa, niệm nam mô, ăn cơm chay thì bạn nói vậy tôi cũng phần nào hiểu cho. Nhưng đằng này bạn vẫn ăn thịt gà, giết chó thì nói tôi có hợp lý không?".
Bốn ngày sau khi bức ảnh xuất hiện trên Facebook của Tran Dang K., rất nhiều fanpage Facebook, diễn đàn mạng trong nước đã đăng tải lại và gây nên một làn sóng phẫn nộ phản đối với hàng trăm comment bày tỏ giận dữ.
Hình ảnh trên khiến cư dân mạng nhớ lại vụ giết voọc quý hiếm trước đây, cũng từng gây phẫn nộ suốt một thời gian dài trong dư luận.
Kết quả là ba đối tượng trực tiếp săn bắn và giết thịt voọc dã man đã bị Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy (Kon Tum) đưa ra xét xử, tuyên phạt 68 tháng tù giam.
Theo NTD
Kiểng 'độc' từ bonsai tượng hình Bằng kỹ thuật quấn uốn, cắt, ghép và chăm sóc đặc biệt, ông Đính đã tạo ra những hình tượng độc đáo như con nai, con voi, chim đại bàng sải cánh, hay thiếu nữ, bà Trưng ra trận, vận động viên trượt băng nghệ thuật... Mất 10 năm tìm tòi, nghệ nhân cây cảnh Nguyễn Viết Đính (TP Tuy Hòa, Phú Yên)...