Ly kỳ chuyện làm sang của cặp vợ chồng thương nhân Thăng Long xưa
Một cặp vợ chồng thương nhân Thăng Long họ Trần ở thế kỷ XVIII đã có quá trình trở nên quyền quý vô cùng ly kỳ, gian nan và hao tốn tiền của, tâm lực.
Một cặp vợ chồng thương nhân Thăng Long họ Trần ở thế kỷ XVIII đã có quá trình trở nên quyền quý vô cùng ly kỳ, gian nan và hao tốn tiền của, tâm lực.
Ở chuyện “Mượn tiếng tìm sách thuốc để cầu con” trong tác phẩm viết bằng chữ Hán có nhan đề Bà Tâm Huyền Kính Lục, tác giả Trần Tân Gia đã kể lại quá trình trở nên sang giàu, quyền quý của một cặp vợ chồng thương nhân Thăng Long họ Trần (Hà Nội) vào thế kỉ XVIII. Đó là quá trình dài lâu và hao tiền tốn của, với một cách thức thực hiện thuộc vào hàng độc đáo xưa nay hiếm, khiến cho bất cứ ai biết chuyện cũng đều ngỡ ngàng thán phục.
Theo lời kể của Trần Tân Gia, vợ chồng họ Trần sống dưới thời Hoàng Đế Lê Hiển Tông (1740-1786), xuất thân từ gia đình thương nhân chuyên nghiệp, định cư và hành nghề tại phố Hàng Bồ thuộc kinh đô Thăng Long. Kinh đô Thăng Long trong hai thế kỉ XVII-XVIII là một trung tâm thương mại sầm uất, hoạt động nội thương và ngoại thương đều phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Người người đua nhau đến với nghề buôn, những thương nhân giàu có nối nhau xuất hiện đã là một hiện tượng có thể thấy rõ ràng. Tổ tiên của họ Trần nhờ biết làm ăn tích lũy nên đã để lại cho con cháu một gia sản đáng kể. Thừa kế sản nghiệp của ông cha, vợ chồng họ Trần vẫn tiếp tục duy trì nghiệp buôn bán ngay tại đất kinh thành.
Cảnh sinh hoạt của giới thượng lưu Thăng Long thế kỉ XVII-XVIII (Tranh cổ Việt Nam).
Thuở ấy, thương nhân xuất hiện ngày càng nhiều và có thế lực kinh tế khá lớn nhưng họ không phải là những người được xã hội xem trọng. Tâm lí trọng nông khinh thương, xem thương nhân là những kẻ buôn gian bán lận, chuyên lừa gạt người khác để kiếm lợi bất chính đã ăn sâu bám rễ trong nhận thức của người đương thời. Bởi thế, các thương nhân đương thời nói chung và vợ chồng thương nhân họ Trần nói riêng dẫu có nhiều tiền lắm của nhưng lúc nào cũng canh cánh một nỗi bận tâm trong lòng. Họ trăn trở tìm cách hoá giải thành kiến của xã hội đối với họ và đau đáu tìm phương kế để trở nên sang-giàu song hành, nghĩa là vừa giàu có vừa có địa vị xã hội, được mọi người trọng vọng.
Trong quá trình tìm kiếm địa vị xã hội cao hơn thân phận thương nhân ấy, nhiều người làm nghề buôn bán đã bằng mọi cách để xâm nhập vào hàng ngũ quan lại – tầng lớp có địa vị cao quý, được toàn thể dân chúng tôn kính. Nhiều thương nhân Thăng Long đã chọn cách kết hôn với những người vừa đỗ đạt công danh. Họ làm thế vừa khiến bản thân được cao quý vì đã là thân thích của quan tân khoa, cũng vừa trở thành chỗ dựa kinh tế cho những người mới đỗ đạt để người này yên tâm tiến bước trên quan trường, từ đó lại khiến cho các thương nhân có điều kiện khẳng định được vị thế của bản thân. Tuy nhiên, cách thức này có lúc đã làm hại họ, khiến họ phải ngậm đắng nuốt cay. Một trong những chuyện cười ra nước mắt ấy đã được Phạm Đình Hổ thuật lại sinh động trong chuyện Mẹo lừa (Vũ Trung tùy bút).
Quan sát thế sự đang diễn ra, vợ chồng thương nhân họ Trần cũng thấy rằng, cách tốt nhất để họ có thể thay đổi thân phận là phải chuyển hóa vào đội ngũ quan lại. Họ đồng ý dùng hôn nhân để thực hiện điều ấy nhưng lại không muốn chuốc lấy đắng cay tủi hổ như một số thương nhân đã gặp phải. Tuy nhiên, tại thời điểm bàn tính với nhau, hai vợ chồng chưa có con cái thì biết làm thế nào để kết thân với giới quan chức? Hai vợ chồng sau khi bàn bạc kĩ càng, đã chọn được một giải pháp hoàn mĩ, vừa có thể tránh được rủi ro vừa đảm bảo sự vinh hiển của họ trong tương lai. Chỉ có điều, cách thức ấy vô cùng mất thời gian và phải được tiến hành một cách bền bỉ, công phu.
Thực hiện bước thứ nhất của kế hoạch dài hơi, hai vợ chồng đã chọn những thiếu nữ trắng trẻo, xinh đẹp để nhận làm con nuôi. Họ chọn được 17 cô gái tuổi chừng 16, 17. Các cô gái được bố trí cho ở phòng riêng, ban ngày thì buôn bán cho gia đình, đến đêm lại về chuyên tâm săn sóc cơ thể.
Sau đó, hai vợ chồng bỏ ra một số tiền lớn để thu mua những sách y học quý lạ ở khắp nơi, đem về tích trữ trong nhà. Xong xuôi, họ loan tin rằng tổ tiên họ Trần có để lại nhiều pho sách thuốc quý nhưng họ xem không hiểu, những mong các bậc tài cao hiểu rộng có thể chỉ bảo giúp cho. Tin tức truyền nhanh, nhiều văn nhân nho sĩ cùng những người am hiểu thi thư đã tìm đến tư gia họ Trần. Vợ chồng họ Trần tiếp đãi cơm rượu tử tế rồi lưu người ấy lại trong nhà, đến đêm sai gia nhân dẫn người ấy vào phòng của một cô con nuôi để nghỉ ngơi…
Sau nhiều trường hợp như thế, các cô con nuôi mang thai. Hai vợ chồng chăm sóc các con cẩn thận, chờ đến ngày họ chuyển dạ. Các cô con gái lần lượt hạ sinh những đứa bé khỏe mạnh, dễ thương. Vợ chồng họ Trần vô cùng mừng rỡ vì bước thứ nhất của kế hoạch đã thành công mĩ mãn. Họ lại tiếp tục nuôi dưỡng những đứa trẻ ấy, khởi đầu cho bước thứ hai cũng là bước cuối cùng quyết định đến hậu vận của họ.
Những đứa trẻ vừa trai vừa gái được di truyền sự thông minh của cha, vẻ xinh xắn của mẹ nên rất kháu khỉnh, đáng yêu và sáng dạ. Chúng được nuôi nấng chu đáo và cho ăn học đàng hoàng. Kiên nhẫn nuôi dạy đám trẻ với tất cả trông mong hi vọng, vợ chồng họ Trần hài lòng chứng kiến sự khôn lớn hàng ngày của chúng: trai thì ham học hiếu nghĩa, gái thì đài các dịu dàng. Bao nhiêu tâm huyết lao lực mà vợ chồng họ bỏ ra đang dần kết thành hoa thơm quả ngọt, chờ ngày báo đáp cho họ.
Gặp khi triều Lê tổ chức khoa thi, vợ chồng cho các con trai đi ứng thí. Không phụ sự kì vọng, họ đều đỗ đạt và được bổ dụng làm quan. Còn các con gái cũng được những gia đình quyền quý sai mối lái đến dạm hỏi, mong sớm đón về làm dâu. Như thế, từ chỗ chỉ là thương gia bình thường, vợ chồng họ Trần đã tiến một bước lớn, trở thành người thân của các quan tân khoa và thông gia với những nhà quyền thế. Về sau, họ lại được triều đình ban quan tước theo lệ con cháu làm quan, ông cha được vinh phong. Từ đó trở đi, vợ chồng họ vui hưởng giàu sang, tôn quý cho đến hết đời.
Video đang HOT
Ước mong gia nhập vào giới quan chức để được hưởng quý hiển dài lâu và được người đời nể trọng, vợ chồng thương nhân họ Trần đã sử dụng cách thức tiến thân phi thường hiếm có. Lối tiến thân độc đáo đến lạ kì ấy đã phát huy hiệu quả không ngờ, khiến khổ công của họ được đền đáp xứng đáng và cuộc sống về sau được bảo đảm chắc chắn. Tìm kiếm lợi nhuận là đặc tính chung của mọi thương nhân và vợ chồng thương nhân họ Trần đã mưu tính sâu xa để đạt được mối lợi bền vững dài lâu. Đó là điều cao minh của họ, khó có thương nhân nào sánh kịp.
Thanh Tuyền
Theo_Kiến Thức
"Mê hồn trận" lừa đảo việc làm
Tất cả những lời quảng cáo giới thiệu việc làm đều được "chấp cánh" đưa người xin việc làm "lên mây" như công việc đơn giản, mức lương mơ ước, "đầu vào" dễ dàng; nhưng ẩn sau những giấc mơ màu hồng đó ít nhiều đều ẩn họa những mối nguy hiểm khó lường trước. Ai đã "sập bẫy" rồi chợt tỉnh không thể ngờ được chỉ trong tích tắc bao nhiêu tiền tích cóp được đã vụt mất trong cái bẫy mang tên lừa đảo việc làm.
Hóa "thánh nổ", người người lừa nhau
Điều đã trở nên những lời truyền miệng về câu chuyện thật như đùa là: người học ít lừa người có bằng cấp đầy mình, người có học, có địa vị trong xã hội cũng đi lừa.
Cách đây chưa lâu, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 3 tỷ đồng bằng thủ đoạn lừa xin việc làm. Nguyễn Hoàng Anh (SN 1967), ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, tạm trú ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội tuy mới chỉ học hết THPT, lên Hà Nội làm nghề tự do nhưng "nổ" là đang giữ trọng trách trong ngành Giáo dục, nhận xin việc làm cho nhiều người với điều kiện phải "lót tay" từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng để Nguyễn Hoàng Anh đi "quan hệ".
Cứ thế, hàng chục người "bơm" tiền để Hoàng Anh đi "cửa sau" lo chạy việc làm rồi bỗng dưng... "mất hút".
Chiêu trò khua môi múa mép có quan hệ rộng, Nguyễn Tiến Tùng, HKTT ở phường Hà Tu, TP Hạ Long, tỉnh Quang Ninh, tạm trú ở TP Hà Nội cũng nhận lời xin vào biên chế làm giáo viên tiểu học với giá 230 triệu đồng.
Nạn nhân bị Nguyễn Tiến Tùng lừa đảo chính là chị Phạm Thị L. - người đang có mong muốn xin việc cho cháu gái vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau khi nhận tiền từ chị L., Nguyễn Tiến Tùng lập tức bỏ trốn.
Cao thủ hơn phải thuộc về đối tượng Lê Thị Bích Hạnh (SN 1983) liên kết với Vương Thúy Nga (SN 1975) đã lừa đảo hơn 6 tỷ đồng để "xin chỗ, chạy việc" cho 35 người vào làm tại các bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội.
Từ một kẻ thất nghiệp, Hạnh tự nhận là nhân viên Bệnh viện Phụ sản Trung ương, còn Nga thì giả mạo nhân viên Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Trung ương và nhân viên Sở Nội vụ Hà Nội để cùng gặp gỡ những người có nhu cầu xin việc.
Để người lao động dễ dàng trở thành "con mồi" ngon, Hạnh và Nga con thuê một người làm nghề "xe ôm" đóng giả thành một lãnh đạo cao cấp trong ngành Y tế để gọi điện, nhắn tin cho người có nhu cầu xin việc tạo sự tin tưởng. Khi thu tiền đặt cọc, các đối tượng cấp cho nạn nhân một phiếu thu giả có đóng dấu của các bệnh viện để làm tin; để thu nốt tiền, đối tượng còn làm giả con dấu để đóng vào hồ sơ
xin việc...
Tinh vi liên kết lừa đảo việc làm
Thời buổi kinh tế khó khăn, sinh viên ra trường nhiều mà việc thì ít, người lao động có nhu cầu xin việc nhiều, chính vì vậy nhiều đối tượng đã "chớp" cơ hội này để lừa đảo xin việc làm.
Thực tế, trước đây các đối tượng lừa đảo người lao động thường nghĩ ra các công việc thật khó khiến người lao động không hoàn thành được, hoặc không giao cho việc gì, chỉ ngồi một chỗ khiến lao động chán nản tự bỏ việc thì nay tinh vi hơn, nhiều đối tượng đã bầy ra một "mê hồn trận", trực tiếp móc nối, liên kết với nhau tạo thành một vòng tròn khép kín để tăng uy tín để dễ bề tung hứng, lừa đảo theo chuỗi từ công ty môi giới việc làm đến doanh nghiệp sử dụng lao động.
Điển hình lừa đảo xin việc làm theo hình thức liên kết đã bị cơ quan chức năng bóc gỡ, ngày 22-5, Đội CSĐT tội phạm về TTXH, CAQ Bắc Từ Liêm đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Hùng (SN 1982), ở thôn 10 xã Vân Du, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ; Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Thương mại và Đầu tư Bình An có trụ sở tại số 279A Phạm Văn Đồng và Trương Thị Thị (SN 1990), ở thôn 4 xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội, Giám đốc Công ty Thương mại Dịch vụ vận tải Thăng Long có trụ sở ở phố Phan Bá Vành, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm.
"Mô hình" doanh nghiệp do Nguyễn Văn Hùng "dựng" lên cực kỳ tinh vi và bài bản, đó là với 18 ngành nghề kinh doanh (?) trong đó có hoạt động tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động làm việc (?) Hùng thuê trụ sở, sắm sửa trang thiết bị văn phòng, thuê nhân viên để "chăm sóc" người lao động, rồi bắt đầu "thả thính" bằng việc in tờ rơi tuyển lao động đủ mọi ngành nghề cho "rải" khắp mọi nơi từ cổng trường đại học đến các khu trọ nhiều người lao động ngoại tỉnh thuê trọ, rồi quảng cáo trên mạng ở các mục rao vặt...
Với tính chất công việc đơn giản, nhiều ngành nghề, thu nhập hấp dẫn, không quá khắt khe trình độ học vấn, các "con mồi" bắt đầu "cắn câu" tìm đến công ty của Hùng thử vận may cũng chính là lúc Hùng thực hiện kế hoạch lừa đảo của mình.
500.000 đồng/phí hồ sơ, 1-5 triệu đồng/người tiền đặt cọc tùy theo công việc người lao động lừa chọn, sau đó Hùng "chuyển" người lao động sang Công ty Thăng Long do Trương Thị Thị làm Giám đốc bằng "giấy giới thiệu" do đã "bắt tay" nhau từ trước để có thể chiếm đoạt tiền phí môi giới đặt cọc của người lao động.
Tại Công ty Thăng Long, một lần nữa người lao động lại tiếp tục bị "sập bẫy" khi phải bỏ tiền phí phỏng vấn, rồi tham gia "lớp đào tạo ngắn hạn" tùy theo công việc ứng tuyển trước khi "sát hạch" để đi làm chính thức.
Đến ngày kiểm tra, không ai khác chính Trương Thị Thị trực tiếp làm Trưởng ban giám khảo phỏng vấn người lao động. Kết quả là không một ai qua nổi "cửa ải" cuối cùng với những lý do đánh trượt mà Trương Thị Thị nêu ra chẳng ai hiểu nổi?...
Và cũng với thủ đoạn như Công ty Bình An của Nguyễn Văn Hùng và Công ty Thăng Long của Trương Thị Thị, mới đây, CAQ Bắc Từ Liêm đã phát hiện thêm một đường dây lừa đảo đi xin việc làm trên địa bàn quận.
Qua đó xác định Công ty TNHH Phát triển đầu tư thương mại Hoàng Trọng có trụ sở tại 232 đường Phạm Văn Đồng do Bùi Văn Thái làm Giám đốc và Công ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại Nam Long có địa chỉ tại 441 đường Phạm Văn Đồng, do Nguyễn Quang Thắng thành lập cũng có hoạt động liên kết "làm ăn" lừa đảo việc làm với những thủ đoạn như trên.
Mất cảnh giác là...bị lừa
Trên thực thế cung - cầu việc làm giữa nhà tuyển dụng - người lao động, thì xét trên một khía cạnh nào đấy sự ra đời và phát triển của nhiều công ty - trung tâm môi giới việc làm đã giúp cho nhiều người lao động kiếm được việc làm tử tế, phù hợp với nhu cầu.
Tuy nhiên, song hành với những công ty môi giới việc làm có uy tín, vì người lao động và vì sự phát triển của xã hội thì cũng có không ít các công ty môi giới - giới thiệu việc làm... lửa đảo.
Dù nhiều lần các cơ quan chức năng đã cảnh báo, khuyến cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều vụ việc đã bị phát giác, các đối tượng bị bắt giữ nhưng cứ mất cảnh giác là người lao động lại "sập bẫy... lừa".
Mà người đến xin việc thường phải bỏ ra một số tiền không nhỏ cho bên tuyển dụng hoặc môi giới dưới hình thức là tiền phí làm hồ sơ, tiền đặt cọc, phí đào tạo..., rồi tiền thì vẫn phải nộp tuy nhiên có được việc làm hay không thì không ai chắc và đương nhiên số tiền đặt cọc sẽ không còn khả năng đòi lại được.
Một số khác vì quá tin tưởng các "thánh nổ" nên đã đặt cọc tiền cho các đối tượng chẳng rõ nhân thân, lai lịch để nhờ "chạy" việc. Điển hình như 2 đối tượng Trần Gia Hòa (38 tuổi), ở xã An Đạo, huyện Phù Ninh, Phú Thọ và Nguyễn Thị Tuyết (37 tuổi), ở xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội - đều không có nghề nghiệp ổn định, trong thời gian lang thang kiếm việc làm ở Hà Nội, Hòa và Tuyết tình cờ gặp nhau.
Với mục đích cần kiếm nhiều tiền, Hòa và Tuyết đã bàn nhau đi lừa đảo để chiếm đoạt tiền của những người có nhu cầu xin việc vào một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội đã bị cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội tiến hành điều tra và có đủ cơ sở xác định đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người có nhu cầu xin việc.
Với thủ đoạn tùy theo nhu cầu xin việc của người lao động mà Tuyết sẽ "vào vai" kế toán Ngân hàng, Hòa sẽ "nhập vai" Giám đốc hoặc Phó Giám đốc chi ngánh Ngân hàng để cùng "hợp tác" lừa đảo.
"Kịch bản" được "dàn dựng" tinh vi đến mức Tuyết nhận tiền, sau đó dẫn người xin việc đến chi nhánh của một ngân hàng, rồi "vô tình" gặp Hòa chủ động bước ra ở sảnh chính ngân hàng, tiếp theo là "màn kịch" giới thiệu của Tuyết: "Đây là "Giám đốc" Hòa; đây là chị A-B-C đến nộp hồ sơ xin việc...". Kẻ tung, người hứng, "con mồi" thì tin tưởng "cắn câu", còn Hòa và Tuyết cứ thế thực hiện hành vi lửa đảo của mình để chuộc lợi tiền môi giới xin việc.
Theo Thông tư liên tịch số 95/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH - Bộ Tài chính hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm quy định: Phí giới thiệu việc làm đối với hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng lao động chỉ được thanh toán khi tổ chức giới thiệu việc làm thực hiện xong công việc giới thiệu việc làm để người lao động nhận được việc làm.
Như vậy, để tránh rủi ro, sau khi có việc làm, người lao động mới thanh toán phí cho đơn vị môi giới. Đặc biệt lưu ý trong việc môi giới xúc tiến lao động việc làm, Bộ LĐ-TB&XH có quy định rất rõ về mức thu phí và biểu phí đối với việc tư vấn và giới thiệu việc làm với mức thu chỉ từ 10.000 đồng-20.000 đồng, thậm chí không thu phí.
Chính vì vậy, người lao động nên hết sức thận trọng khi xin việc, đặc biệt với những nơi có đóng phí, xem xét kỹ các điều khoản ràng buộc và nhất là không nên tin vào lời hứa hẹn "có cánh" theo kiểu "từ trên trời rơi xuống" của các công ty. Ngoài ra, khi lựa chọn một nơi để ứng tuyển cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin từ phía người quen và trên mạng xã hội...
Về phía cơ quan điều tra khuyến cáo, để tránh rơi vào bẫy những kẻ lừa đảo, người lao động cần tìm đến những công ty có uy tín, có hoạt động sản xuất, kinh doanh thật sự sử dụng lao động. Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo cần báo cho cơ quan chức năng để góp phần ngăn chặn, xử lý kịp thời chứ đừng vì lương thưởng mà "sập bẫy", bởi chẳng có công việc nhàn hạ nào mà lương cao, hay rơi mà "mê hồn trận" của các đối tượng lừa đảo để tránh tiền vẫn mất mà việc làm thì chẳng thấy đâu.
Theo_An ninh thủ đô
Triệt xóa 4 công ty "ma" lừa đảo Như Báo đã đưa tin cách đây không lâu về những công ty chuyên lừa đảo xin việc làm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng gây bức xúc trong dư luận, ngày 23-5 vừa qua, CAQ Bắc Từ Liêm đã triệu tập 14 đối tượng liên quan trong đó có giám đốc của 3 công ty, làm rõ tất cả đều thực hiện...