Ly kỳ chuyện đêm tối đi săn loài “nhát chết”, nướng thơm lừng ở đảo Bé
Đến với đảo Bé, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), bên cạnh việc tham quan những trầm tích núi lửa hoang sơ, vẹn nguyên, du khách còn có thêm những loại hình giải trí ly kỳ, dân dã khác. Một trong số đó là trải nghiệm săn cua đá, bắt còng biển vào ban đêm cùng với người dân địa phương.
Khi màn đêm buông xuống bao trùm lấy hòn đảo xinh đẹp cũng là lúc du khách được dịp theo chân dân bản địa đi săn cua đá. Dụng cụ đơn giản chỉ là đèn pin và thùng nhựa đựng cua. Đối với những người từ nơi xa tới, lần đầu tiên bắt gặp những con cua đá đang di chuyển chậm rãi với vẻ đẹp khó cưỡng, họ tỏ ra hết sức ngỡ ngàng, không ngừng chụp ảnh lưu niệm.
Dụng cụ chính để săn cua, còng là đèn pin pha. Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN
Đặc tính của loài cua này thường thích ở trên cao, trong các ngóc ngách của ngọn núi nham thạch. Do vậy, việc săn bắt không dễ dàng, đòi hỏi du khách phải vận động, leo trèo nhiều. Tuy nhiên, ai nấy đều rất phấn khích. Chị Trần Minh Hằng, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Tôi rất ấn tượng với vùng đất này vì nó còn mang nhiều trầm tích núi lửa với địa chất địa mạo rất đặc biệt.
Đặc biệt, về tối, lại được trải nghiệm đi săn cua, bắt còng, thứ mà ở thành phố không thể nào tìm được khiến mình có cảm giác được hòa quyện với thiên nhiên. Bao nhiêu mệt mỏi của cuộc sống như tan biến hết. Đây là một tiềm năng rất lớn để đảo Bé phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Thợ săn đào những cái hang trên cát để bắt cua đá, còng biển.Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN
Video đang HOT
Những con còng mùa này rất săn chắc, béo ngậy. Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN
Dụng cụ chính để săn cua, còng là đèn pin pha. Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN
Bên cạnh đó, du khách còn được những thợ săn thực thụ dẫn đi dọc mép biển dưới ánh trăng để săn còng. Loài còng thường đào hang sâu dưới cát để trú ngụ nên để săn chúng cần phải dùng tay đào lên mới bắt được. Mùa này, thân còng khá chắc, khi lồ lộ ra khỏi mặt cát, thân hình béo ngậy của nó khiến du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Em Võ Đức Dự, đến từ Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Đây là một thú vui dân dã nhưng không kém phần thú vị. Cái cảm giác khá hồi hộp khi đi tìm cua, còng. Niềm vui khi tóm được chúng thật khó tả, chỉ có thể thốt lên rằng quá tuyệt vời.
Khi chín chúng trở màu vàng ươm trông rất bắt mắt. Ảnh: Phước Ngọc-TTXVN
Cua, còng ở đảo Bé còn nhiều nên chỉ chưa đầy một giờ, nhóm du khách đã săn được 2-3 kg lớn, nhỏ. Cua, còng bắt về được đổ vào thùng chứa nước đá và sơ chế bằng cách dùng tay khuấy đều cho nhả sạch cát, khiến chúng chết dần để khi nướng không bị gãy càng. Sau đó, du khách ngồi quây quần bên chiếc bàn đặt ở bãi biển và nướng chúng trên bếp than rực hồng.
Những con cua, con còng lần lượt trở màu vàng ươm, mùi thơm lan tỏa kích thích khứu giác. Các con cua, còng chín sẽ được du khách xếp ra đĩa và thưởng thức dưới ánh trăng cùng gió biển. Có thể nói, đó là một trải nghiệm khó quên khi đặt chân đến đây…
Theo Vĩnh Trọng (TTXVN)
Hệ thống lọc nước triệu đô hỏng, đảo Bé thiếu nước ngọt
Hơn 100 hộ dân đảo Bé (tức xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) đang chật vật, khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt do nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt gặp sự cố.
Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt trên đảo Bé được một doanh nghiệp tài trợ với vốn đầu tư khoảng 1 triệu USD. Nhà máy gồm 2 tổ máy có công suất lọc 200 mét khối/ngày đêm để cung cấp nước sinh hoạt cho trên 100 hộ dân đảo Bé.
6 năm qua, nhà máy đã góp phần giải quyết triệt để tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân xã đảo. Tuy nhiên, hơn nửa tháng nay vì sự cố hư hỏng hệ thống bộ lọc nên 1 trong 2 tổ máy không thể hoạt động, điều này khiến cuộc sống của người dân đảo Bé gặp nhiều khó khăn.
Nhà máy lọc nước tại đảo Bé, huyện Lý Sơn gặp sự cố khiến người dân thiếu nước ngọt sinh hoạt
Bà Nguyễn Thị Phúc - KDC số 3 (xã An Bình, huyện Lý Sơn), cho biết: do nhà máy lọc nước gặp sự cố nên những ngày qua các hộ dân phải sử dụng can nhựa lên tận nhà máy lấy nước về dùng. Thiếu nguồn nước ngọt đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân, nhất là trong thời tiết nắng nóng như hiện nay.
"Khi nhà máy chưa hư hỏng, nước ngọt được dẫn về tận nhà nhưng hơn nửa tháng nay các hộ dân phải lên tận nhà máy để lấy nước. Mỗi lần lấy cũng chỉ được vài ba can nên phải tiết kiệm nước tối đa", bà Phúc cho biết.
Người dân đảo Bé phải mang can nhựa đến nhà máy lấy nước về sử dụng
Ông Đặng Yên năm nay đã 73 tuổi nên không thể tự đi lấy nước sinh hoạt. Hàng ngày, ông Yên phải nhờ con cháu lấy nước giúp. Sống trên đảo trong thời điểm nắng nóng thì không gì khổ bằng thiếu nước sinh hoạt.
Theo ông Yên, khi chưa có nhà máy lọc nước, hộ dân nào trên đảo Bé cũng xây hồ trữ nước mưa, từ khi có nhà máy chỉ còn một vài hộ sử dụng bể chứa để trữ nước. Vì vậy, khi nhà máy gặp sự cố đột ngột, phần lớn các hộ dân đều thiếu nước sinh hoạt. Nếu tình trạng này kéo dài người dân phải mua nước ngọt từ đảo lớn chở qua với giá 200 ngàn đồng/mét khối.
Do gặp sự cố nên hệ thống lọc và cung cấp nước tại nhà máy lọc nước đảo Bé hiện chỉ đạt khoảng 30% công suất thiết kế. Do đó, lượng nước cung cấp cho người dân rất hạn chế.
Một số hộ dân còn bể trữ nước mưa cũng phải sử dụng nước tiết kiệm
Ông Nguyễn Văn Lê - Chủ tịch UBND xã An Bình, cho biết: UBND xã đã liên hệ với nhà tài trợ cử cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, khắc phục sự cố. Tuy nhiên, thiết bị chuyên dụng của nhà máy này phải nhập ngoại nên thời gian khắc phục sẽ kéo dài.
"Theo thông báo của nhà tài trợ thì thời gian sửa chữa, thay mới thiết bị có thể kéo dài từ 2 - 3 tháng. Trong khoảng thời gian này người dân xã đảo sẽ thiếu nước ngọt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của hàng trăm hộ dân xã đảo trong mùa nắng nóng", Chủ tịch UBND xã An Bình nhận định.
Cũng theo ông Lê, giải pháp trước mắt là UBND xã tổ chức vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt, chỉ sử dụng nước ngọt vào những hoạt động thiết yếu trong thời gian chờ khắc phục sự cố tại nhà máy lọc nước.
Văn Mịnh - Quốc Triều
Theo Dantri
Tỏi Lý Sơn lao đao nhưng hành lại thắng to, nông dân cười mãn nguyện Những ngày này nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang tập trung thu hoạch vụ hành thu đông. Mùa vụ này hành tím trúng mùa, được giá nên nông dân trên đảo rất phấn khởi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tỏi ở "vương quốc tỏi" bị mạo danh trục lợi làm giá tỏi sụt giảm nghiêm trọng, khiến nông dân...