Ly kỳ chuyện cầu thủ làm siêu trộm
Trong làng bóng đá Na Uy, Pal Enger chỉ là cái tên làng nhàng. Nhưng trong giới trộm tranh thế giới, Pal Enger xứng danh được xếp vào hàng huyền thoại. Chuyện đời, chuyện “nghề” của cầu thủ kiêm siêu trộm này ly kỳ như phim.
Cầu thủ mê “Bố già”
Pal Enger sinh ngày 26/3/1967 tại Oslo, Na Uy. Theo đuổi nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp, Enger đầu quân cho Valerenga. Giống như nhiều cầu thủ cùng trang lứa, Enger rất hâm mộ Diego Maradona. Tuy nhiên thứ khiến Enger cảm thấy mình chịu nhiều ảnh hưởng nhất lại là phim “Bố già”, đặc biệt là các nhân vật trong gia đình Corleone.
Enger mê “Bố già” tới mức năm 15 tuổi, Enger cùng một người bạn bay sang New York đến xem tận nơi mà Marlon Brando và Al Pacino đã đóng bộ phim siêu kinh điển này. Những tài năng trẻ cùng lứa với Enger trong lò Valerenga thắc mắc không hiểu sao một cầu thủ mới 15 tuổi như Enger có thể vi vu được như thế. Rồi họ nhanh chóng phát hiện ra Enger có vẻ không bao giờ thiếu tiền.
Enger có “sự nghiệp” trộm tranh ly kỳ như phim
Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, những cầu thủ nổi tiếng ở Na Uy thường được các hãng xe tài trợ xế hộp với tên của họ in trên đó. Enger chưa phải cầu thủ thành danh để được tài trợ xe. Dẫu vậy Enger vẫn có một chiếc xe xịn với tên “P Enger” trên cửa. P Enger vừa là viết tắt của tên Pal Enger cũng vừa có nghĩa là “tiền” (Penger) trong tiếng Na Uy. Đó quả là điều lạ lùng nếu biết rằng Enger sinh ra và lớn lên tại Tveita, một trong những khu nghèo nhất ở Oslo.
Các đồng đội cũ của Enger tại Valerenga vẫn nhớ chuyện sau mỗi buổi tập, Enger thường vứt luôn những bộ đồ tập mới tinh của mình. Enger bảo: “Sao phải tốn công giặt chúng khi mà có thể mua những bộ mới khác?”. Các cầu thủ Valerenga hồi đó đều biết Enger không bao giờ thiếu tiền. Nhưng bằng cách nào mà Enger lại rủng rỉnh tiền bạc như vậy thì họ không biết.
Video đang HOT
Enger trong một lần phải ra hầu tòa
Rồi một ngày, nhà của Enger bị cảnh sát “hỏi thăm”. Họ tìm thấy tang vật của một vụ trộm tày đình. Không phải kim cương. Không phải đồng hồ hiệu. Cũng không phải tiền. Mà là bức tranh “Vampire” rất nổi tiếng của họa sỹ lừng danh Edvard Munch. Tác phẩm này được treo trên tường nhà Enger sau khi đã bị đánh cắp khỏi bảo tàng Munch ở Oslo trước đó vài tháng. Và đó chỉ là khởi đầu của “sự nghiệp trộm tranh huyền thoại” của Enger.
Vụ trộm kinh điển
Thứ Bảy ngày 12/2/1994, cả thế giới hướng về lễ khai mạc Olympic mùa Đông tại Lillehammer, Na Uy. Cùng ngày hôm đó, 2 tên trộm dùng thang đột nhập vào bảo tàng quốc gia ở Oslo. Chúng phá cửa sổ, nhẹ nhàng vào lấy đi bức tranh nổi tiếng nhất của Munch có tên “The Scream”. Trước khi cao chạy xa bay với siêu kiệt tác của họa sỹ Munch, chúng còn để lại mẩu giấy với thông điệp: “Ngàn lời cảm ơn vì khâu an ninh lỏng lẻo của các bạn”.
Bức “The Scream” từng bị Enger “hô biến” khỏi bảo tàng quốc gia ở Oslo chỉ sau 50 giây
Vụ trộm tranh này gây rúng động không chỉ Na Uy. “The Scream” nổi tiếng đến mức nó còn được chép nhiều hơn cả bức “Mona Lisa” của danh họa Leonardo da Vinci. Enger vốn đã phải lĩnh án 4 năm tù vì vụ trộm bức “Vampire” là một trong những đối tượng bị tình nghi nhất. Tuy nhiên, các thiết bị an ninh trong bảo tàng quốc gia ở Oslo hồi đó quá đơn sơ và 2 tên trộm không để lại dấu vết nào đủ làm manh mối khiến cuộc điều tra về vụ trộm này đi vào ngõ cụt.
Cơ quan điều tra của Na Uy phải cậy nhờ cả thám tử lừng danh Charles Hill của cảnh sát Anh. Hill được ví như Sherlock Holmes của đời thực. Hill hăng hái bắt tay vào việc. Hill dùng đủ mọi nghiệp vụ và kỹ năng đặc biệt của mình mà vẫn chưa lần ra được đầu mối. Bất ngờ một ngày thấy được mẩu đăng “Con tôi vừa chào đời với một tiếng hét” của Enger trên tờ báo Dagbladet, Hill sinh nghi. Tên bức tranh “The Scream” cũng là tiếng hét. Soi lại camera an ninh thì thấy đúng là Enger có tới bảo tàng quốc gia ở Oslo 5 ngày trước khi vụ trộm xảy ra. Hill cùng cơ quan điều tra tập trung khoanh vùng, giăng bẫy và cuối cùng đã lôi được Enger ra ánh sáng. Enger bị kết án tù 6 năm rưỡi.
Chữ ký P.Enger trên một bức tranh của Enger
Sau đó, Enger còn vài lần vào tù ra tội nữa, cũng vì trộm tranh. Trong thời gian bóc lịch, Enger bắt đầu… vẽ tranh. Ông thường ký P.Enger trên mỗi bức tranh của mình. Giờ ở tuổi 53, Enger khá kiệm lời. Ông đang chờ ngày được xem bộ phim làm về mình phát trên Netflix.
Được ví như Robin Hood
Các thành viên của Valerenga kể rằng ở ngoài xã hội, Enger là siêu trộm. Nhưng trong phòng thay đồ của Valerenga, Enger không bao giờ “nhảy” đồ của đồng đội. Có lần Valerenga bị mất một chiếc máy tính. Ngay hôm sau, Enger đã tìm lại được chiếc máy tính bị mất này. Ngoài trộm tranh, Enger còn trộm nhiều xe hơi. Nhưng Enger chỉ chuyên trộm của nhà giàu.
Chuyên gia mở hộ xe
Ngày trước, mỗi lần đồng đội của Enger tại Valerenga để quên chìa khóa trong xe trước khi sập cửa xe, họ chuyên nhờ Enger mở cửa xe giúp mình. Thậm chí họ còn cá cược với nhau xem Enger sẽ bẻ khóa xe trong thời gian bao lâu.
8 vai phụ nhận thù lao cao hơn diễn viên chính
Nhờ danh tiếng và kinh nghiệm, nhiều diễn viên phụ được trả thù lao lớn hơn rất nhiều so với kép chính trong các bộ phim Hollywood.
Marlon Brando trong Superman: The Movie (1978): Trong Superman: The Movie , Marlon Brando thủ vai Jor-El, cha của Kal-El/Superman. Theo Variety , 20 phút xuất hiện trên màn ảnh đã mang về cho tài tử thù lao 3,7 triệu USD và 11,75% tiền lãi bán vé. Brando chỉ làm việc 13 ngày trên phim trường, tức thù lao ông nhận được lên tới 285.000 USD/ngày. Christopher Reeve, thủ vai chính Superman, chỉ nhận 250.000 USD cho cả bộ phim. Huyền thoại điện ảnh yêu cầu mức thù lao tương tự cho phần hậu truyện, nhưng không được chấp thuận. Để đáp trả, Brando từ chối cho hãng phim sử dụng những cảnh quay mình đã thực hiện trước đó. Ảnh: Warner Bros .
Robin Williams trong Good Will Hunting (1997): Tham gia chương trình truyền thanh The Bill Simmons Podcast, Matt Damon tiết lộ mình và Ben Affleck đã bán kịch bản Good Will Hunting cho hãng phim với giá 600.000 USD. Cùng với khoản thù lao nam chính trị giá 350.000 USD, tài tử kiếm tổng cộng 650.000 USD từ bộ phim. Ngược lại, nam diễn viên Robin Williams - thủ vai phụ Sean Maguire - được trả thù lao ban đầu lên tới 5 triệu USD. Con số này không chỉ cao gấp 8 lần cát-xê dành cho Matt Damon, mà còn chiếm một nửa kinh phí sản xuất (10 triệu USD) của phim. Ảnh: Miramax .
Arnold Schwarzenegger trong Batman & Robin (1997): Thời điểm Batman & Robin bấm máy, Arnold Schwarzenegger đang là người hùng cơ bắp đắt giá hàng đầu Hollywood. Để nam diễn viên chịu hóa thân thành ác nhân Mr. Freeze, Warner Bros. phải trả cho ông 25 triệu USD. Năm 2019, Fox Business dẫn lời George Clooney - nam diễn viên thủ vai chính Batman. Theo đó, Arnie được trả thù lao nhiều gấp 20 lần ông. Như vậy, Geroge Clooney chỉ nhận khoảng 1,25 triệu USD cho lần hóa thân duy nhất thành Người Dơi trong sự nghiệp. Ảnh: Warner Bros .
Amy Adams trong Man of Steel (2013): Đầu thập niên 2010, Henry Cavill vẫn là cái tên mới mẻ tại kinh đô điện ảnh. Do đó, khi thủ vai chính trong Man of Steel - bom tấn điện ảnh có kinh phí sản xuất lên tới 225 triệu USD - anh chỉ được trả khoảng 300.000 USD. Còn Amy Adams, do đã có tên tuổi, nhận thù lao lên tới hàng triệu USD. Danh tiếng của Man of Steel , cũng như vai diễn trong nhiều dự án thành công khác, đã giúp Henry Cavill nâng mức thù lao lên triệu USD khi thủ vai Superman trong Batman v Superman: Dawn of Justice (2016) và Justice League (2017). Ảnh: Warner Bros .
Sigourney Weaver trong Avatar (2009): Theo The New York Times , Sigourney Weaver là diễn viên được trả thù lao cao nhất Avatar . Tuy nhiên, khoản tiền này chỉ là một phần nhỏ nếu so với con số thù lao 11 triệu USD mà bà từng nhận từ Alien Resurrection (1997). Xếp sau Weaver, hai diễn viên chính Zoe Saldana và Sam Worthington nhận cát-xê thấp hơn nhiều. May mắn thay, thành công toàn cầu của Avatar đã giúp các diễn viên có thêm nguồn thu từ lãi bán vé. Song, theo nhiều nguồn tin, con số này cũng không đáng kể. Ảnh: Fox.
Robert Downey Jr. trong Spider-Man: Homecoming (2017): Robert Downey Jr. trở thành một trong các diễn viên có mức thù lao cao nhất sau Spider-Man: Homecoming . Nhân vật Tony Stark/Iron Man của anh xuất hiện với vai trò là người dìu dắt siêu anh hùng trẻ tuổi do Tom Holland thể hiện. Downey Jr. được trả thù lao 10 triệu USD cho vai diễn, tương đương khoảng 1 triệu USD cho mỗi phút xuất hiện trên màn ảnh. Khoảng cách thu nhập giữa Downey Jr .và Holland trong bộ phim cũng lớn đến kinh ngạc. Chàng diễn viên người Anh chỉ được trả 500.000 USD cho vai nam chính, bằng 5% con số mà bạn diễn nhận được. Ảnh: Sony.
Terrence Howard trong Iron Man (2008): Năm 2008, khi Downey Jr. còn đang chật vật vực dậy sự nghiệp sau quá khứ bê bối, bạn diễn Terrence Howard đã là ngôi sao có chỗ đứng vững chắc. Do đó, trong lần đầu tiên khoác lên mình bộ giáp Iron Man, Downey Jr. chỉ được trả 500.000 USD, trong khi Howard nhận tới 4,5 triệu USD, theo thông tin từ Showbizcafe . Ảnh: Marvel Studios.
Mark Hamill trong Star Wars: The Force Awakens (2015): Theo Variety , nữ diễn viên Daisy Ridley, người thủ vai nữ chính Rey trong Star Wars: The Force Awakens , được trả khoảng 100.000-300.000 USD cho vai diễn đột phá. Con số này chỉ bằng một phần nhỏ so với thù lao 20 triệu USD của Harrison Ford trong vai Han Solo. Song, bất ngờ lớn nhất của bộ phim lại đến từ Mark Hamill. Ông xuất hiện trên màn ảnh trong 60 giây, không có lời thoại, nhưng vẫn được trả thù lao lên đến hàng triệu USD. Ảnh: Disney .
5 tựa game cực đỉnh đang giảm giá mạnh trên Steam trong tuần này Game hay, giá tốt, không mua luôn thì quá phí. Metro: Exodus Giảm giá 66%, còn 234.500đ Metro: Exodus được giới thiệu lần đầu tại E3 2017. Game đưa người chơi trở lại thành phố Moscow hậu chiến tranh hạt nhân, với những con quái vật bị phóng xạ biến đổi, và một thế giới vô cùng hoành tráng đẹp mắt. Vẫn lấy...