Ly kỳ câu chuyện nữ sinh viên nằm trên bàn mổ, livestream ca phẫu thuật não của chính mình
Cô gái trẻ quyết định để bệnh viện phát trực tiếp ca mổ loại bỏ khối u máu thể hang của mình cho hàng triệu khán giả.
Jenna Schardt (Mỹ) được chẩn đoán mắc u máu thể hang (cavernoma), dẫn tới tình trạng đám rối mạch máu trong não, sau khi đột nhiên lên cơn động kinh. Cô gái trẻ quyết định để bệnh viện phát trực tiếp ca mổ của mình cho hàng triệu khán giả.
Jenna đang thực hành vật lý trị liệu tại Đại học Brenau, bang Georgia. Một phần trong chương trình này là trợ giúp các bệnh nhân đột quỵ. Trong một lần như vậy, Jenna bất ngờ gặp phải chính các triệu chứng như bệnh nhân của mình.
Trên thực tế, nữ sinh 25 tuổi lên cơn co giật, do đám rối của các mạch máu bị biến dạng trong não gây ra. Bệnh lý này có tên u máu thể hang (cavernoma).
Các bác sĩ phát hiện một khối u lành tính trong não Jenna và nỗ lực điều trị triệu chứng của cô bằng thuốc nhưng không hiệu quả. Do đó, để Jenna có thể tiếp tục việc học mà không bị gián đoạn bởi những cơn co giật không thể dự báo trước, bác sĩ khuyên cô nên loại bỏ đám rối mạch máu dị dạng này qua một cuộc phẫu thuật mở não.
Điểm đáng chú ý nhất là u máu thể hang nằm ở vùng não kiểm soát khả năng nói của Jenna. Như vậy, các bác sĩ cần lập ra bản đồ chính xác tuyệt đối các vị trí có thể phẫu thuật một cách an toàn mà không làm ảnh hưởng tới việc giao tiếp của bệnh nhân.
Để làm được điều đó, họ cần quan sát Jenna khi cô vẫn tỉnh táo và trò chuyện được trong lúc não được mở phanh ra. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ chọc, chích một cách cẩn trọng vào các phần trong vùng não bị ảnh hưởng rồi đợi xem nó sẽ tác động thế nào tới khả năng nói của Jenna.
Jenna cũng bày tỏ mong muốn mọi người có thể theo dõi trực tiếp ca phẫu thuật mở não của mình nên đã đồng ý để Trung tâm Y tế Methodist Dallas livestream ca mổ hôm thứ 3 vừa qua. Trước hơn 1.000 khán giả xem từ điện thoại và máy tính trên khắp thế giới, máy quay từ từ chiếu cận mặt Jenna – đây là phần duy nhất trên cơ thể cô không bị tấm phủ phẫu thuật màu xanh che khuất.
Jenna quyết định để bệnh viện phát trực tiếp ca mổ loại bỏ khối u máu thể hang của mình.
Không giống phần lớn bệnh nhân trải qua các ca đại phẫu, Jenna không được đặt máy thở. Một ống màu xanh lá luồn bên dưới mũi cô, giúp đảm bảo Jenna nhận được đủ oxy.
Phía sau tấm phủ phẫu thuật, nằm ngoài ống kính máy quay, là bộ não mở ra của Jenna. Trước thông qua một mảnh hộp sọ được tháo bỏ, nhờ đó, 2 bác sĩ phẫu thuật thần kinh có thể tiếp cận phần bên trong.
Vài phút sau khi máy quay bắt đầu ghi hình, đôi môi Jenna hé mở thành một nụ cười, hàng mi rung nhẹ, cô mơ màng liếc nhìn xung quanh. “Chà, cô ấy tỉnh rồi!” - có người trong phòng mổ kêu lên. Jenna nhắm mắt lại một lúc. Khi mở mắt ra lần nữa, Jenna trông hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi môi trường vô trùng xung quanh cũng như trải nghiệm nằm trên bàn mổ, hoàn toàn tỉnh táo trong khi các dụng cụ phẫu thuật đang di chuyển trong não cô. Trong một tiếng rưỡi trước khi bác sĩ gây mê từ từ đưa Jenna trở lại ý thức, đội phẫu thuật đã hết sức cẩn thận cắt đi mảnh hộp sọ cần thiết, rồi cẩn thận làm tê liệt hộp sọ của cô và 3 lớp mô bảo vệ – được gọi là màng não – bao quanh não cô.
Trưởng khoa phẫu thuật thần kinh tại Trung tâm y tế Methodist Dallas, tiến sĩ Nimesh Patel, giải thích trong quá trình phẫu thuật của Jenna, bản thân bộ não có rất ít thụ thể cảm nhận cơn đau, do đó, nó tương đối không chịu tác động từ cơn đau, ngay cả khi bị dụng cụ kim loại chọc vào.
Nói cách khác, Jenna không cảm thấy khó chịu gì nhiều ngoài việc bị giữ chặt một bên thân bằng kẹp đầu và miệng thì khô nhẹ – tác dụng phụ phổ biến của gây mê.
U máu thể hang (cavernoma) của Jenna nằm ở bán cầu não trái, nơi kiểm soát lời nói. Ước tính, 1/100 – 200 người được cho là có u máu thể hang, nhưng khoảng 1/4 trong số họ không bao giờ biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Những dị tật mạch máu này khá hiếm trong dân số nói chung, nhưng lại phổ biến nếu so với các dị tật khác.
Không có nguyên nhân rõ ràng, các mạch máu chỉ là phát triển thành một đám rối đến và đi tới nhiều vùng khác nhau như lẽ ra phải thế. Khi đám rối này lớn lên, nó có thể nằm trên các phần não bộ, làm gián đoạn các chức năng, dẫn đến mất thị lực, chứng song thị (nhìn thấy 2 hình ảnh của một vật tách rời nhau), nhầm lẫn, buồn nôn, đau đầu, khó ngủ, vấn đề với sự thăng bằng và nhiều hơn thế.
Nguy cơ chính đi kèm với u máu thể hang là một hoặc nhiều mạch trong đám rối sẽ vỡ ra, chảy máu vào não – hay còn gọi là xuất huyết – và gây tổn thương thần kinh. Kích thước và vị trí của u máu thể hang quyết định các rủi ro liên quan đến phẫu thuật loại bỏ nó, cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo loại bỏ dị tật an toàn, như giữ cho bệnh nhân tỉnh táo (trường hợp của Jenna).
Nếu các bác sĩ phẫu thuật kiểm tra một phần của lộ trình phẫu thuật dự định liên quan tới u máu thể hang và thấy rằng nó làm gián đoạn khả năng nói của Jenna, thì việc mạo hiểm để lại một số mạch máu dị dạng ở nguyên vị trí, thay vì làm hỏng một phần nguyên vẹn của vùng não ngôn ngữ, sẽ là lựa chọn tốt hơn. “Những gì Jenna sẽ nói và vị trí [mà các bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm tra não của cô ấy] chỉ dẫn cho chúng tôi nơi cần đến và quan trọng hơn, nơi không nên đến”, bác sĩ Patel giải thích. “Một milimet lệch sang trái hoặc phải thôi cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nói của cô ấy. Vì vậy nếu Jenna không thể nói (khi chúng tôi kích thích một phần não), chúng tôi biết đó là vùng cần phải tránh”.
Khi đã cảm thấy thoải mái và sẵn sàng, Jenna được hướng dẫn nhìn vào một chiếc iPad và đặt tên cho những hình ảnh mà cô thấy ở đó. Mỗi hình ảnh xuất hiện sau một tiếng “pew” – báo hiệu các bác sĩ phẫu thuật đang kích thích một phần mới trong não của cô.
“Rùa… chuối… cam… đàn ông… bốn… giày”, Jenna nói, sau mỗi tiếng “pew”. Chúng tôi thực sự chờ đợi khả năng cô ấy bỏ lỡ điều gì đó – dấu hiệu cho thấy đó là khu vực cấm tiến vào”, tiến sĩ Patel giải thích. Jenna tiếp tục mà không gặp trở ngại nào trong một thời gian, trước khi cuối cùng cô dừng lại một chút lâu hơn bình thường và vấp phải một từ. Một vùng cấm! Các bác sĩ phẫu thuật đánh dấu nó như vậy.
Sau một vài phút Jenna đặt tên hoàn hảo cho các tín hiệu của mình, các bác sĩ phẫu thuật hài lòng với lộ trình mà họ vạch ra. Họ thông báo họ đã sẵn sàng để bắt đầu loại bỏ đám rối. Các bác sĩ quyết định họ sẽ để Jenna tỉnh táo cho giai đoạn đầu tiên của việc loại bỏ u máu thể hang. Một lần nữa, cô gái trẻ dũng cảm tỏ ra không chút bối rối. Một nhân viên cúi xuống trước mặt cô và bắt đầu trò chuyện với Jenna. Cuộc đối thoại rất thân mật khi Jenna hùng hồn nói về “đứa con” của mình – một chú chó con tên là Paisley, về hy vọng cô sẽ đi bộ để tốt nghiệp chương trình thạc sĩ và hơn thế nữa.
Cuối cùng, các bác sĩ đã tiến đến khối u máu thể hang. Họ tăng gây mê, yêu cầu Jenna đếm đến 20 và dừng máy ảnh để kết thúc ca phẫu thuật.
“Tôi cảm thấy khá bình tĩnh, tôi rất yên tâm về tình huống này… nếu đây có thể là một cơ hội học tập nào đó cho người khác”, Jenna nói như vậy trước khi phẫu thuật. Vài giờ sau ca mổ, Jenna đã tỉnh táo, mỉm cười và giơ ngón tay cái lên trước ống kính máy quay.
Cô sẽ được theo dõi một thời gian, để chắc chắn rằng toàn bộ u máu thể hang đã được loại bỏ. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Jenna sẽ phục hồi hoàn toàn và có thể hoàn thành bằng thạc sĩ về trị liệu nghề nghiệp vào năm tới.
Theo afamily
Cứu sống nhiều bệnh nhân đột quỵ
Sau gần 2 tháng triển khai hoạt động đơn vị điều trị đột quỵ, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai đã tiếp nhận và điều trị cứu sống 3 bệnh nhân đột quỵ cấp đến viện trong thời gian vàng (trước 4-5 giờ từ khi bệnh khởi phát).
Một bệnh nhân bị đột quỵ đang được chăm sóc tại Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai (Ảnh tư liệu)
Bác sĩ Hồng Tuấn An, Giám đốc Y khoa Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai cho hay, đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ và không có tình huống báo trước, bệnh rất nguy hiểm nếu không nhận biết được các dấu hiệu. "Khi có các dấu hiệu như: méo miệng, yếu liệt chân tay, không nói được... nên nhanh chóng nhập viện để được điều trị kịp thời. Nếu quá thời gian vàng kể từ khi bệnh khởi phát mà không được cấp cứu thì nguy cơ tử vong cao" - bác sĩ An khuyến cáo.
Sao Mai
Theo baodongnai
Người đàn ông bất ngờ liệt nửa người, cảnh báo mùa tai biến Người đàn ông 35 tuổi (Trung Quốc) đột nhiên mất cảm giác một nửa cơ thể. Bác sĩ chẩn đoán ông bị tắc mạch máu não. Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong cao ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch. Vừa qua tại Tây An, Trung Quốc, một...