Lý Hùng lập kỷ lục Việt Nam
Anh được xác lập kỷ lục nam diễn viên điện ảnh đảm nhận nhiều vai chính trong nhiều phim Việt Nam nhất.
Sáng 26/5 tại ngày hội Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 22 do Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam tổ chức, diễn viên Lý Hùng đã vinh dự là 1 trong 33 kỷ lục gia được tôn vinh trong năm nay. Với 46 vai chính trong các bộ phim truyền hình và điện ảnh, anh đã xác lập kỷ lục nam diễn viên điện ảnh đảm nhận nhiều vai chính trong nhiều phim Việt Nam nhất.
Là con nhà võ, lại có ngoại hình nên hầu như trong số 46 vai chính, phần lớn các vai diễn của anh đều thuộc thể loại phim võ thuật, hành động. Lý Hùng đã đảm nhận vai chính trong 46 bộ phim, đặc biệt là các phim võ thuật, hành động. Đó là các vai như Trần Dũng trong phim Lửa cháy thành Đại La vai Nguyễn Thế Trung trong phim Thăng Long đệ nhất kiếm vai Ông Ích Đường trong phim Thanh gươm để lại vai Sơn Tinh trong phim Sơn thần thủy quái vai Hùng trong phim Nước mắt học trò 1 vai Đại tá Ca Lê Trung trong phim Truy nã tội phạm quốc tế vai Thiếu tá Nhân trong phim Nước mắt buồn vui vai Hoàng đế Lý Công Uẩn trong phim Về đất Thắng Long… và mới nhất vai Hoàng đế Quang Trung trong phim Tây Sơn Hào Kiệt.
Mẹ đến chung vui cùng niềm vinh dự này của Lý Hùng
Tại ngày hội này, MC Thanh Bạch cũng được xác lập kỷ lục “Người phổ nhạc bài Xin làm lá bay theo nhiều thể loại nhất”. Không chỉ phổ nhạc cho bài thơ Xin làm lá bay của nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên mà anh còn trình bày theo các “phiên bản” thể loại nhạc với nhiều cách thể hiện khác nhau: jive, chachacha, tango, rumba, vals, rock, techno, paso, hip hop, slow rock, swing, rock &’n’ roll… và còn ở các hình thức nghệ thuật khác như vọng cổ, ảo thuật, múa rối.
Đóng vai trò là MC kiêm hoạt náo viên cho ngày hội, Thanh Bạch cũng đã gửi đến cho các kỷ lục gia phần trình bày bài hát này theo phong cách jive sôi động với sự hỗ trợ của cặp vũ công quốc tế. Đây là kỷ lục Việt Nam thứ hai của Thanh Bạch, trước đó là Kỷ lục cho MC dẫn nhiều chương trình giải trí truyền hình nhất.
Một số hình ảnh của hai kỷ lục gia mới trong lĩnh vực nghệ thuật tại ngày hội:
Lý Hùng nhận bằng xác nhận kỷ lục
Đây là vinh dự lớn cho cuộc đời hoạt động nghệ thuật của anh
Video đang HOT
Ông Biswaroop Roy Chowdhury, Tổng giám đốc Tổ chức kỷ lục châu Á cũng đến chúc mừng Lý Hùng
MC Thanh Bạch quậy tưng với điệu jive cùng hai vũ công quốc tế
Thanh Bạch trong vòng vây các ca sỹ đã cùng anh tạo nên kỷ lục này
Vừa là kỷ lục gia, Thanh Bạch vừa làm MC và kiêm luôn múa minh họa cho các tiết mục văn nghệ tại ngày hội ngộ
Theo Khampha
Khán giả "đói" phim cổ trang Việt
Khán giả Việt đã "no nê" với phim cổ trang, dã sử của Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, nhưng với chính dòng phim này của nước nhà thì họ lại bị "bỏ đói".
Phim cổ trang nước ngoài áp đảo, phim Việt càng lép vế
Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất phim cổ trang số lượng lớn với sự đầu tư rất hoành tráng công phu. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng không chịu "kém cạnh" và đang ngày càng phát triển hơn dòng phim này. Với những dàn diễn viên trẻ đẹp, tài hoa, phim cổ trang của những nước láng giềng này đã chiếm trọn trái tim khán giả nhiều nước và cũng không ngoại trừ Việt Nam. Khán giả Việt đã "no nê" với phim cổ trang, dã sử của Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, nhưng với chính dòng phim này của nước nhà thì họ lại bị "bỏ đói".
Cách đây 20 năm, cũng đã có khá nhiều nhà làm phim thử sức với dòng phim dã sử, lịch sử với sự ra đời của những Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La, Tráng sĩ Bồ Đề... Đặc biệt, bộ phim Đêm hội Long Trì sản xuất năm 1989 do NSND Hải Ninh đạo diễn được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết lịch sử cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã thực sự tạo nên một ấn tượng mạnh về dòng phim lịch sử Việt Nam. Nhưng cũng từ đó đến nay, trải qua hai thập kỷ, dòng phim này dường như bị ngủ vùi trong sự quên lãng khiến nó trở nên bị lép vế.
Đêm hội long trì tạo một ấn tượng mạnh về phim lịch sử Việt Nam
Xây dựng xong "đắp chiếu": Bị lãng quên hay lãng phí?
Năm 2010, để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã có rất nhiều dự án phim cổ trang được tiến hành. Danh sách các phim cổ trang mừng đại lễ cũng kha khá. Chẳng hạn như Khát vọng Thăng Long, Long Thành cầm giả ca, Thái sư Trần Thủ Độ, Huyền sử Thiên đô, Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, Tây Sơn hào kiệt... Tưởng chừng như đây là dấu mốc của sự trở lại của dòng phim này. Khán giả đã trông chờ phim lịch sử Việt thêm một lần khởi sắc như quá khứ vàng son của nó, nhưng rồi giấc mộng ấy lại sớm tiêu tan.
Nhiều phim được đầu tư rất hoành tráng với kinh phí khổng lồ nhưng chưa hề được công chiếu như Thái sư Trần Thủ Độ (được đầu 57 tỷ VNĐ), Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long (khoảng 100 tỷ)...
Tạo hình trong Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long "đậm mùi" Trung Hoa
Trong đó, Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long được thực hiện hoàn toàn ở phim trường Hoành Điếm, Trung Quốc. Biên tập phim là Kha Chương Hoà, người đã từng biên kịch cho Thái tổ mật sử, Võ Tắc Thiên, Vương Triều Ung Chính... Phim có 3 đạo diễn, trong đó có hai gương mặt Trung Quốc. Các chuyên gia hóa trang của Trung Quốc, thuê 700 bộ cổ phục Trung Quốc và diễn viên quần chúng cũng là người của họ. Phim dự kiến lên sóng vào cuối tháng 9, trên giờ vàng của VTV3 và dự định phát hành ở Trung Quốc, các nước Asean và châu Âu.
Hoành tráng và "chịu chơi" là thế, nhưng khi xem trailer, bộ phim đã bị lên án gay gắt, bị yêu cầu cắt bỏ rất nhiều đoạn nhưng cuối cùng vẫn không được công chiếu chỉ bởi nó "đậm mùi" Trung Quốc. Nói đi cũng phải nói lại, sự đầu tư hoành tráng như vậy cho một bộ phim là vô cùng đáng quý nhưng phải đầu tư như thế nào cho hợp lý. Đúng như nhiều người nhận định, không thể công chiếu một bộ phim lịch sử Việt nhưng lại tự khoác lên mình một chiếc áo Trung Hoa. Song, cũng có nhiều luồng ý kiến cho rằng, dù sao phim đã xây dựng, hãy cứ công chiếu để khán giả nhận xét và "nhặt sạn". Khán giả là những người công tâm nhất, có "sạn" mới rút được kinh nghiệm cho những phim sau.
Cảnh trong phim Thái sư Trần Thủ Độ
Thái sư Trần Thủ Độ là bộ phim được UBND thành phố Hà Nội bỏ 57 tỷ đồng đầu tư cho hãng phim truyện I (nay là Công ty cổ phần phim truyện I) sản xuất. Phim được giao cho đạo diễn Đặng Tất Bình tổ chức sản xuất và đạo diễn Đào Duy Phúc đảm nhận phần nội dung. Phim bấm máy từ tháng 6/2009 với dự kiến sẽ hoàn tất và lên sóng đúng vào tháng 10/2010 trong không khí cả nước tưng bừng chào đón đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Với dàn diễn viên trẻ đẹp, những góc quay hấp dẫn, một phần cảnh cũng được quay bên Trung Quốc cũng hứa hẹn một bộ phim đáng xem. Nhưng hơn 1 năm qua, phim vẫn chưa hề được công chiếu trong sự chờ đợi mỏi mòn của khán giả. Và mới đây, phim đã bị loại khỏi giải Cánh diều vàng chỉ vì vi phạm quy chế. Lý do là, phim Thái sư Trần Thủ Độ vẫn chưa được bất kỳ một đài truyền hình nào kiểm duyệt cũng như có kế hoạch phát sóng.
Nhiều khán giả đã phải thắc mắc, tại sao một bộ phim lịch sử nhằm kỷ niệm Đại lễ mà đến tận bây giờ vẫn chưa có đài truyền hình nào kiểm duyệt hay có kế hoạch phát sóng? Hay phải chăng phim cổ sử Việt vẫn chưa thực sự được coi trọng? Có lẽ đây là một sự lãng phí không đáng có khi mà bản thân khán giả đang mỏi mòn trông ngóng phim lịch sử nước nhà.
Cảnh trong phim Tây Sơn hào kiệt
Cảnh phim Huyền sử thiên đô
Cảnh phim Khát vọng Thăng Long
Bên cạnh những bộ phim chưa được chiếu, cũng có một số phim đóng và kịp phát sóng trong dịp này như Tây Sơn hào Kiệt, Huyền sử thiên đô, Khát vọng Thăng Long... Đặc biệt Tây Sơn hài kiệtkhi mới tung trailer đã được coi là phim bom tấn của điện ảnh Việt Nam, khán giả háo hức chờ đợi và cũng háo hức kéo nhau đi xem. Nhưng phim cũng chưa thực sự thành công vì khản giả vẫn còn có những phản hồi chưa tốt trong kịch bản, cũng như kỹ xảo quay.
Với sự chờ đợi mỏi mòn vì mãi không chiếu phim, nhiều phim chiếu rồi nếu không bất hợp lý ở điểm này thì lại vô lý ở chỗ khác... khiến khán giả không còn mặn mà nữa. Song điều đó không có nghĩa là khán giả đang quay lưng với dòng phim lịch sử của nước nhà, chẳng qua phim chưa đáp ứng được nhu cầu của khán giả mà thôi.
Thực tế, phim cổ sử Việt đang còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và thách thức. Từ việc thiếu những kịch bản hay, tinh tế, thiếu kinh phí, không có trường quay chuyên nghiệp... và khâu tuyển chọn diễn viên cũng là việc không dễ dàng. Trong khi phim cổ trang nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ và đứng ở một đẳng cấp khác. Vì vậy, chúng ta cũng không nên quá khắt khe với phim của nước nhà. Hãy tạm coi những điểm cộng (dù nhỏ bé) cho phim là một bước tiến mới của dòng phim lịch sử hiện tại sau nhiều năm vắng bóng, để các nhà làm phim có thể yên tâm "tự nhặt sạn" và làm ra tác phẩm chất lượng hơn nhiều.
Theo VNN
Mỹ nữ cổ trang trên màn ảnh Việt qua các thế hệ Đã bao giờ bạn tự hỏi những mỹ nhân cổ trang Việt là ai, liệu có thua kém những người đẹp Trung Hoa vốn đã quá quen thuộc không? Hãy cùng chúng mình khám phá và điểm lại những nhan sắc "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười" trong suốt quá trình phát triển của phim cổ trang Việt nhé. Do thiếu...