Lý Hùng không scandal nhờ luyện võ
Dù đã luống tuổi nhưng chàng “bạch mã hoàng tử” của phim Việt vẫn thong dong với vẻ lãng tử. Lý Hùng cho biết chính tinh thần võ đạo, sinh hoạt theo kỷ luật của con nhà võ đã giúp anh “khỏe thể chất, vững tinh thần”.
- Bí quyết gì nào giúp anh giữ được hình ảnh “bạch mã hoàng tử” suốt mấy chục năm qua?
- Công việc bận rộn, nhiều khi khiến tôi cũng căng lên như dây đàn từ việc chăm lo cho hãng phim, đóng phim đến làm giám khảo, dự các event… Nhưng làm bạn với võ thuật cũng giúp tôi lấy lại cân bằng nhanh hơn, ít ưu tư, muộn phiền.
Diễn viên Lý Hùng – chàng “bạch mã hoàng tử” của điện ảnh Việt Nam.
- Với gia tài nghiệp diễn hơn 100 phim, nổi tiếng từ thời chưa học xong phổ thông, nhưng anh là ngôi sao hiếm hoi không có scandal, bí quyết nào anh có được điều đó?
- Tôi cảm thấy rất may mắn khi lớn lên trong võ đường. 6 anh chị em tôi đều được sớm làm quen với tinh thần võ đạo, sinh hoạt theo kỷ luật của con nhà võ. Vì vậy chúng tôi đều khỏe về thể chất và vững về tinh thần để giải quyết mọi tình huống cuộc sống. Tôi tự thấy võ đạo rất tốt, giúp con người có ý chí, nhanh vượt qua những cơn buồn nản, biết kiềm chế sự nóng nảy, ôn hòa trong đối nhân xử thế, bình tĩnh xử lý mọi sự việc và kiên trì vượt khó khăn.
- Những kỷ niệm nào về niềm yêu mến của khán giả dành cho mình khiến anh nhớ mãi?
Video đang HOT
- Đó là một show diễn cuối năm ở Đăk Lăk. Sau buổi diễn tôi kêu gọi anh em, bạn bè góp tiền, vô thăm và biếu tận tay các cụ trong viện dưỡng lão. Một cụ yếu lắm, chừng hơn 80, vậy mà vẫn nhận ra tôi. Cụ nắm chặt tay tôi không rời, đến giờ tôi vẫn chưa quên hình ảnh của cụ. Ngoài ra, có lần tôi nghe kể một khán giả nữ chỉ vì treo ảnh Lý Hùng trên đầu giường mà bị chồng đánh sưng mặt. Tôi áy náy vô cùng.
- Lý do nào khiến anh giờ này vẫn “lẻ bóng”?
- Ai chẳng khao khát yêu đương và mong có mái ấm gia đình. Nhưng hôn nhân là việc phải cẩn trọng, chỉ nên kết hôn khi thấy tình cảm thật vững vàng. Tôi đã trải qua những mối tình đẹp nhưng có lẽ duyên phận vẫn chưa đến. Tôi cần một người vợ không nhất thiết mắt biếc chân dài, nhưng phải dễ thương, đảm đang, biết cảm thông sẻ chia với người chồng say làm nghệ thuật. Duyên chưa tới thì không thể vội. Tôi nghĩ thà ung dung làm một chàng độc thân hào hoa trong tâm tưởng khán giả còn hơn se duyên trong vội vã.
Lý Hùng luôn biết bảo vệ gan trước tác hại bia rượu bằng Diệp hạ châu đắng và Vọng cách có trong Hamega.
- Là người nhiệt tình với bạn bè, những lần nhậu say xỉn ảnh hưởng tới công việc, sức khỏe của anh thế nào?
- Tôi khoái bia bọt, cafe và tán dóc với bạn bè nên đôi khi cũng say xỉn nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc thì không. Cũng một phần do tập luyện võ thuật và thể thao. Ngoài ra, tôi dùng viên uống thảo dược kết hợp Diệp hạ châu đắng cùng Vọng cách hàng ngày. Mặc dù uống bia rượu rất “nhiệt tình” nhưng tôi lại không bao giờ chủ quan về vấn đề sức khỏe, nhất là lá gan của mình.
Theo VN Express
Đi tìm cao thủ Thiếu Lâm Việt Nam (kỳ 4): Kỳ nhân luyện võ
Là con trai của một trong những võ sư đầu tiên đưa môn võ Thiếu Lâm vào Việt Nam, thế nên để nêu gương, võ sư Nguyễn Hồng Quân lại càng phải cố gắng gấp bội các môn sinh khác của cha. Nghe ông kể lại chuyện luyện võ hồi thơ ấu, người ta mới biết con đường đến danh hiệu cao thủ võ lâm vất vả như thế nào.
Võ sư Nguyễn Hồng Quân, Trưởng môn phái Thiếu Lâm tự Hà Nội.
Tự biến mình thành... bao cát
Võ sư Nguyễn Hồng Quân kể lại: "Năm 6 tuổi tôi đã được theo cha luyện võ. Ngày ấy cuộc sống còn khó khăn, một buổi đi học, một buổi làm nghề mưu sinh, tối mới có thời gian tập luyện. Thời ấy, chính quyền cũ không cho dạy và học võ nên cha con tôi phải đợi đến khi hàng xóm ngủ say mới dám luyện. Lúc ấy vì nhỏ quá ham ngủ, nhiều khi đứng tấn còn ngủ gật, ngã xước xác cả đầu. Nhà có 5 chị em nhưng có mỗi mình là con trai nên được mẹ cưng chiều, nhiều lần học lộn nhào, xoạc mà bị thương mẹ tôi xót con, không cho tập. Tuy nhiên, cha tôi quyết tâm cho tôi tập bằng được môn võ thuật này để sau này nối nghiệp cha".
Chúng tôi gặp võ sư Quân trong ngôi nhà, nép mình trên một con ngõ nhỏ đường Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội). Võ sư Nguyễn Hồng Quân sinh năm 1963, là con trai duy nhất của sư ông Nguyễn Văn Tiến, một võ sư Thiếu Lâm nổi tiếng đất Hà Thành. Được biết, để luyện thành công môn võ này đã khó khăn nhưng để trở thành một võ sư Thiếu Lâm tự thì con đường tập luyện phải gian nan vất vả hơn nhiều. Những ngày đầu võ sư Quân tập luyện, để luyện sức khoẻ, mỗi buổi sáng sớm, ông thường phải chạy bộ hàng giờ đồng hồ ngoài đường phố. Để luyện quyền chân, ông thường buộc những viên đá nặng vào chân rồi chạy, nhảy. Võ sư Quân tâm sự: "Đây là một bài tập luyện đúng bài bản của Thiếu Lâm tự. Khi buộc đá vào chân di chuyển nghe vẻ rất nặng nề nhưng khi đã luyện thành thạo, tháo đá ra khỏi chân, tôi chạy mà cảm tưởng mình đang bay. Hơn nữa, cú đá cũng có sức nặng hơn nhiều".
Một cách tập luyện của võ sư Quân cũng khiến cho nhiều người ngạc nhiên. Ngày ấy, chưa có vật dụng để luyện tay, ngoài việc sử dụng cây làm bao cát, cha của võ sư Quân thường bắt ông tự đánh hai tay vào nhau hoặc tự đấm vào người. Nghe có vẻ lạ và "bất bình thường" nhưng đây là một phương pháp tập luyện được người học võ cho là "nhất cử lưỡng tiện". "Khi tự đấm vào người, mình vừa luyện được quyền tay vừa rèn luyện khả năng chịu đựng. Lúc đầu tập luyện còn cảm thấy đau chứ một thời gian sau khi đã quen rồi thì không thấy hề hấn gì. Đến bây giờ đi dạy võ, tôi thường đứng yên cho đệ tử đấm đá vào người thoải mái", võ sư Quân vừa nói chuyện với chúng tôi vừa đấm vào người như mình chứng cho lời ông nói.
Với người học võ, việc luyện tấn là đặc biệt quan trọng. Đây cũng chính là bài học đầu tiên mà người học võ ái ngại nhất. Nhớ lại những ngày đầu học tấn, võ sư Quân kể: "Ngày ấy tôi 15 tuổi, trong đám học trò của bố, tôi là người có khả năng đứng tấn lâu nhất. Một hôm, bố tôi mang về một hòn đá nặng khoảng 30kg và bắt tôi ôm hòn đá ấy đứng tấn đến khi nén nhang cháy hết trong khi đó ông vào giường nằm ngủ. Lúc đầu chưa quen, tấn khoảng 20 phút chân tay tôi mỏi rã rời tưởng chừng như không thể đứng được nữa. Tôi cứ cố gắng đứng thêm được chút nào hay chút ấy, thế rồi tôi cũng chịu đựng được đến lúc cháy hết một nén nhang. Lúc ấy, tôi mệt đến nỗi mặt mày tái ngắt, nằm ngay xuống sân và không đứng được dậy. Bố tôi chạy ra đỡ tôi dậy, nhìn thấy ánh mắt của ông, tôi thấy sự tự hào. Đến bây giờ nhiều huynh đệ trong lò võ của cha tôi vẫn nhắc đến câu chuyện đó như một kỳ tích".
Ngày ấy, việc học võ được thực hiện vào ban đêm. Để tránh phát ra tiếng động, cứ tầm 11 - 12h đêm, hai cha con võ sư Quân thường đốt đèn ra cánh đồng gần nhà luyện võ. Chính vì thế, những năm đó, ở khu vực võ sư Quân sinh sống có chuyện, dân làng kháo nhau về việc có ma ngoài đốt đuốc ở cánh đồng. Ban đêm không ai dám bén mảng đi qua khu vực đó. Võ sư Quân cho biết, để luyện cho cơ thể chống chọi được với sự khắc nghiệt của thời tiết, giữa trưa mùa hè bị bắt ra "phơi" nắng hay buổi tối mùa đông cởi trần đứng tấn hoặc nhảy xuống ao hồ ngâm mình là chuyện hết sức bình thường.
Đốt dây cao su làm đèn dạy võ
Tính đến thời điểm này, võ sư Quân đã hơn nửa đời người dạy võ. Vị võ sư Thiếu Lâm này cũng không thể nhớ bao nhiêu lứa học trò đã qua tay mình. Năm 1985, ông bắt đầu công việc dạy võ Thiếu Lâm. Năm ấy, vẫn chưa có điện nên hàng ngày, mỗi học trò đến lớp đều phải mang theo một chiếc dây cao su để đốt lấy ánh sáng tập võ. Thầy trò cùng nhau tập luyện trong thứ ánh sáng nhạt nhạt của "ngọn đuốc" từ những chiếc dây cao su mùi khét lẹt. Những ánh lửa ấy có thể bị gió thổi tắt nhưng ánh lửa trong trái tim, ánh lửa của tinh thần thượng võ thì không có gì dập tắt được, nó cháy mãi trong ông và những đệ tử đang theo học môn võ Phật chân truyền. "Ngày ấy, cứ trời mưa là lò võ của chúng tôi nước lại lênh láng trên nền nhà vì mái nhà bị dột. Ngoài trời mưa sấm chớp, tiếng ếch nhái kêu ồm ộp vang trời nhưng thầy trò vẫn mải mê tập luyện. Chính những ngày khắc khổ như thế, các học trò mới thấy được sự gian khổ của các bậc tôn sư khi luyện những tuyệt chiêu võ Thiếu Lâm và tăng thêm ý chí rèn luyện thành tài".
Kế thừa truyền thống môn phái Thiếu Lâm của người cha đã quá cố, võ sư Nguyễn Hồng Quân đã duy trì và phát triển môn phái. Năm 1988, đánh dấu bước tiến trong cuộc đời võ thuật khi ông được Liên đoàn Võ Hà Nội công nhận đẳng cấp võ sư. Võ sư Quân đã đào tạo được nhiều vận động viên, huấn luyện viên có thành tích cao. Gần 30 năm qua môn phái Thiếu Lâm tự đã tham gia với Hội võ thuật Hà Nội trong những hội diễn và đạt được nhiều thành tích cao. Kể từ năm 1995 đến 2000, môn phái Thiếu Lâm do võ sư Quân làm huấn luyện viên đã đạt được nhiều huy chương trong các hội thi võ cổ truyền trên toàn quốc.
Hiện nhiều học trò của võ sư Quân đã mở lò luyện võ Thiếu Lâm tự tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nội. Được biết những năm đầu mở lò luyện võ ở Hải Phòng, vùng đất mà chưa có môn phái nào có thể trụ được lâu dài, có rất nhiều môn phái khác đến thách đấu nhưng ông đều khéo từ chối. Vì đối với vị võ sư này, học võ không phải là để đánh nhau, không phải để phân tài cao thấp. Ông tâm niệm rằng, học võ để rèn luyện sức khoẻ và bảo vệ chân lý. Hơn nữa, môn phái mà ông đang theo học là Thiếu Lâm - võ nhà Phật nên tránh việc động thủ. Võ sư Hoài nói vui: "Nếu động thủ mình bại thì mình đi viện, mà mình thắng thì mình đi tù. Tốt nhất là dĩ hoà vi quý". Chính vì sự điềm đạm của ông khiến cho nhiều trưởng môn của các môn phái khác nể trọng.
Chia tay chúng tôi, võ sư Quân tâm huyết: "Tôi rất mừng vì tôi đã nối nghiệp được tinh thần thượng võ cũng như niềm tâm đắc của cha tôi. Hiện nay, tôi và các huynh đệ trong môn phái đang cố gắng truyền bá những tinh hoa Thiếu Lâm tự đến cả nước. Sau này khi đôi chân tôi đã mỏi, tôi sẽ truyền lại chức Trưởng môn nhân cho một học trò đủ đức đủ tài".
Theo ĐS&PL