Ly hôn xong yêu cầu cấp dưỡng cho con nhưng bị chồng cũ chối bỏ
Do tự tin vào khả năng tài chính của mình nên thời điểm ly hôn, tôi đã không yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho con. Nay điều kiện khó khăn, tôi không biết có yêu cầu được không?
Hỏi: Tôi và chồng cũ ly hôn sau khi kết hôn được 1 năm. Chúng tôi có một đứa con chung. Chúng tôi đã thỏa thuận sau khi ly hôn thì đứa bé do tôi nuôi. Khi ly hôn, tôi có viết trong đơn ly hôn “không yêu cầu phụ cấp nuôi con”. Hiện nay thu nhập của tôi không thể đủ chu cấp cho cuộc sống của con. Tôi có yêu cầu chồng cũ chu cấp tiền nuôi con nhưng anh cho rằng trong giấy ly hôn tôi không yêu cầu nên anh ta không đưa. Vậy tôi có được quyền yêu cầu chồng cũ chu cấp tiền nuôi con không?
Hải (Quảng Ninh)
Chào bạn. Trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về trường hợp của mình đang gặp phải. Tôi xin đưa ra tư vấn nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề về nghĩa vụ của cha mẹ với con cái sau ly hôn trên nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của bạn như sau:
Ảnh minh họa
Theo khoản 1 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đó là “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: “Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trong tình huống của bạn, bạn không nói rõ con đang ở độ tuổi bao nhiêu và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay không. Vì thế, nếu con bạn đang ở độ tuổi chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì mặc dù vào thời điểm ly hôn, bạn không có yêu cầu chồng cũ chu cấp tiền nuôi con, nhưng hiện tại do hoàn cảnh của bạn không thể đáp ứng việc chăm sóc con cái, bạn vẫn có thể yêu cầu chồng cũ phải thực hiện nghĩa vụ chu cấp tiền nuôi dưỡng cho con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật quy định.
Do đó, khi chồng cũ bạn không đồng ý việc chu cấp tiền để nuôi dưỡng con, bạn có thể làm đơn yêu cầu cấp dưỡng tới tòa án. Tòa án sẽ dựa trên căn cứ về thu nhập, khả năng thực tế của chồng cũ bạn, nhu cầu thiết yếu của con bạn để xác định mức cấp dưỡng cụ thể mà chồng cũ bạn phải cấp dưỡng cho con.
Luật sư Trần Đăng Sĩ
(Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh)
Theo phunuonline.com.vn
Muốn vợ cũ trả nợ chung, tôi phải làm sao?
Khi ly hôn tôi không yêu cầu vợ trả nợ chung, nhưng hiện nay tôi muốn yêu cầu việc đó. Như vậy có được không?
Hỏi: Trong thời gian kết hôn, tôi và vợ cũ có khoản nợ chung phải trả là 500 triệu đồng. Chúng tôi đã ly hôn cách đây hai năm và khi ly hôn tôi không có yêu cầu chia nợ với vợ mình. Nhưng hiện nay do hoàn cảnh khó khăn nên tôi muốn vợ cũ cùng chịu trách nhiệm về khoản nợ trên. Vậy tôi có thể yêu cầu vợ cũ chia khoản nợ trên được không.
An Ng. (Vĩnh Phúc)
Chào bạn. Trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về trường hợp của mình đang gặp phải. Tôi xin đưa ra tư vấn nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề sau khi ly hôn nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của bạn như sau:
Ảnh minh họa
Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; ..."
Đồng thời Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau:
"1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết".
Ảnh minh họa
Trong trường hợp của bạn, khoan nơ chung cua vợ chồng bạn phai liên đơi chịu trách nhiệm la 500 triêu đông. Do đó, đây la nghia vu chung vê tai san phat sinh tư giao dich do vơ chông cung thỏa thuân xac lâp. Tuy nhiên ban không cung câp rõ về vân đê ban va vợ cũ co thoa thuân vơi chu nơ vê khoan nơ se do ai thưc hiên nghia vu hay không. Do đó, trong trương hơp nếu ban, vợ cũ cua ban va chu nơ không thưc hiên viêc thoa thuân số nợ trên se do môt bên thưc hiên nghia vu tra nơ hay vân la ca hai bên thi trong trương hơp nay, bạn và vợ cũ vân phai co nghia vu và trách nhiệm liên đới tra nơ chung cung nhau. Trong trương hơp giưa ban, vợ cu cua ban va chu nơ đa thỏa thuân viêc thưc hiên nghia vu tra nơ thì se chi do môt bên la vợ cu cua ban hoăc ban tra nơ thi se chi co môt bên phai thưc hiên nghia vu tra nơ đo.
Như vây nêu như giưa ban, vợ cu va chu nơ đa thoa thuân răng viêc thưc hiên nghia vu tra nơ liên đơi đo se chi do ban thưc hiên thi ban se không đươc yêu câu vợ cu cua ban phai chiu tra khoan nơ chung cua ban nưa, trư trương hơp ban chưng minh đươc viêc thoa thuân đo la không hơp phap như thỏa thuận này bi lưa dôi, ep buôc thực hiện,...
Con nêu như giưa ban va vợ cu, chu nơ chưa tưng co sư thoa thuân vê viêc tra nơ, hoăc thoa thuân đo trai phap luât, vi pham phap luât thi ban hoan toan co quyên yêu cầu vợ cu cua ban thưc hiên nghia vu liên đơi cung ban. Trường hợp nếu vợ cũ của bạn không đồng ý việc cùng liên đới trả nợ, bạn có thể tiến hành khởi kiện tại tòa án.
Luật Sư Phạm Hoài Nam(Đoàn LS TP.Hồ Chí Minh)
Theo phunuvagiadinh.vn
Chuyện đàn bà: Khi phụ nữ xem ngoại tình như chiếc phao cứu sinh Một trong những lý do dẫn đến việc phụ nữ ngoại tình đó là họ muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân tồi tệ. Các chuyên gia ví hành động này của phụ nữ giống như việc họ đang ở trên một con tàu đang chìm và sử dụng nó như một chiếc bè cứu sinh vì họ không muốn nhảy xuống nước lạnh....