Ly hôn vì mẹ chồng đòi quản lý con dâu
Từ ngày về làm dâu, bất kể đi đâu, làm gì, về nhà mấy giờ… Phương đều chịu sự quản lý gắt gao của mẹ chồng.
Khác với nhiều gia đình, thay vì chồng là người thường xuyên để ý đến vợ, hay gọi điện hối thúc vợ về nhà thì với Phương lại khác. Lịch sinh hoạt, làm việc của Phương, mẹ chồng cô nắm rõ trong lòng bàn tay.
Đang nói chuyện với đối tác công ty, Phương nhận được điện thoại của mẹ chồng tra hỏi: “Con đang ở đâu, mấy giờ về, đối tác là nam hay nữ…?”. Thậm chí có lần để mẹ chồng yên tâm cô không đi với đàn ông, dù rất ngượng ngùng nhưng Phương vẫn phải cho mẹ nghe giọng nói của người đối diện.
Mẹ chồng Phương vốn nổi tiếng là người khó tính, chỉn chu, lại truyền thống. Với bà, phụ nữ là phải ở nhà lo việc nhà cửa, cơm bưng nước rót cho chồng. Vì vậy, khi thấy Phương không chịu từ bỏ công việc để có thời gian chăm sóc chồng, bà đã khó chịu ra mặt.
Rồi thêm những câu chuyện nhà hàng xóm, sách báo về vấn đề ngoại tình, bà lại càng quản lí chặt con dâu. Bà luôn nói với con trai mình: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thời buổi này không biết đâu mà lần con ạ, con cứ để cái Phương như thế, mẹ lo!”.
Ngay cả khi sống với bố mẹ đẻ, Phương cũng chưa bao giờ phải sợ hãi như thế. Cô sợ và chán nản khi mỗi lần giải thích cho mẹ chồng về việc đi với ai và làm sao để bà tin điều đó.
Phương giận không chỉ vì bị mẹ chồng quản lí, mà cô giận hơn về thái độ bàng quan của chồng. Có lần Phương nói với anh về mẹ, anh chỉ cười xòa rồi nói: “Em cứ làm quá, có mấy ai được mẹ chồng quan tâm như em không?”. Và cũng từ ngày về làm dâu, hiếm hoi lắm Phương mới nhận được những cuộc gọi, tin nhắn từ chồng.
Có lần Phương còn nghe vợ của một đồng nghiệp trong công ty chồng nói: “Chồng em tự hào về mẹ lắm đấy. Nhờ có mẹ mà anh ấy không phải mang tiếng là quản lí vợ. Em biết đấy, nhiều cặp đôi chia tay chỉ vì chồng ghen tuông, quản lí vợ đấy…”.
Phương chỉ biết cười trừ. Hóa ra đây chính là lí do anh thờ ơ mỗi lần cô đi đâu, làm gì. Thậm chí những lần cô ăn mặc có phần hở hang, anh cũng không thèm quan tâm. Chẳng giống như khi còn yêu nhau, anh căn vặn cô từng li từng tí chuyện ăn mặc.
Video đang HOT
Cô không thể tiếp tục chén ép tâm hồn và thể xác mình ở một ngôi nhà không có người tin tưởng, tôn trọng mình (Ảnh minh họa).
Có mẹ là người hậu thuẫn, anh biết mọi hoạt động của Phương, vì thế, anh chỉ chủ động can thiệp những khi mẹ “báo động” về những cử chỉ lạ của con dâu. Điều đó khiến anh trở thành người chồng chuẩn mực, gần như tin tưởng vợ tuyệt đối.
Mẹ chồng đã vậy, chồng cô còn hưởng ứng cách làm của mẹ khiến Phương cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Suốt ngày cô phải nơm nớp lo sợ. Những khi có việc đột xuất, cô lại phải bỏ không ít thời gian để giải thích lí do. Mẹ chồng cô có số liên lạc của hầu hết những người cô quen, cả nam lẫn nữ.
Phương nhớ có lần máy hết pin, mà cô phải làm tăng ca ở công ty, mẹ chồng đã gọi điện từ bạn thân, cho đến những đồng nghiệp làm chung với cô để tra hỏi cô về mấy giờ và đang ở lại công ty làm thêm với ai. Sau lần đó, mỗi lần nhìn vào ánh mắt của mọi người, Phương lại thấy xấu hổ, ngại ngùng.
Ở công ty cô, mẹ chồng cô còn nổi tiếng hơn bất kì ai. Vì mẹ chồng cô là người duy nhất đã gọi điện cho cả giám đốc chỉ để hỏi lịch làm việc, rồi kiến nghị về việc làm tăng ca của con dâu. Cũng từ đó, chuẩn bị đến giờ về là đồng nghiệp trong công ty lại được dịp trêu đùa: “Về nhanh kẻo mẹ chồng lo kìa em…” khiến Phương chỉ muốn chui xuống đất.
Có lần đang đi dự sinh nhật một đồng nghiệp, mẹ chồng Phương đột ngột xuất hiện rồi xin phép mọi người để cô về vì lí do đưa bà đi khám bệnh… vào buổi tối. Chưa hết ngỡ ngàng vì mẹ chồng biết chính xác địa điểm cô đang ở, Phương lại cảm thấy sốc hơn khi bà giảng nguyên cho cô một bài về phẩm hạnh của người phụ nữ. Nào là cô đi đêm khuya, rồi lại uống bia bọt giữa bao nhiêu người đàn ông, như thế không ra dáng một người phụ nữ đoan trang, đã có gia đình.
Tuyệt nhiên mẹ chồng cô không hề nhắc đến những người phụ nữ khác trong công ty cũng có mặt, bà chỉ chăm chăm vào việc chỉ bảo cô phải về nhà chăm sóc chồng. Mẹ chồng cô còn nói: “Nếu ngày mai mẹ mất đi, chắc con để cho chồng con chết đói quá. Con phải bỏ ngay cái thói quen lê la quán xá đó đi…”. Biện minh, giải thích đều không xong, Phương chỉ biết về phòng rồi òa khóc nức nở.
Định bụng sẽ kể cho chồng nghe, nhưng Phương thật sự bàng hoàng khi nghe tiếng mẹ chồng nói trong điện thoại: “Con Phương về rồi đó, con yên tâm làm việc đi nhé. Lần sau thấy vợ la cà ở đâu thì cứ nói mẹ, mẹ sẽ khéo léo bảo nó về, con khỏi phải ra mặt kẻo người ta lại dị nghị…”. Lúc này Phương thật sự suy sụp.
Hóa ra chồng cô là một phần trong kế hoạch quản lí cô của gia đình chồng, vậy mà cô còn định chia sẻ, tâm sự với anh ta. Cô còn thấy khinh bỉ hơn khi chồng về nhà, vờ góp ý với mẹ trước mặt vợ để cô thấy mình không hề cô đơn.
Một thời gian phải chịu sự quản lí chặt chẽ của mẹ chồng và vở kịch đạo đức của chồng, Phương cảm thấy chán ngán. Cô càng ngỡ ngàng hơn khi mẹ chồng đến gặp bố mẹ cô và nói rằng cô là một đứa con dâu không biết xử sự. Cô đi đêm về hôm, tiệc tùng không quan tâm đến chồng. Bà biến cô thành một đứa con gái hư hỏng trước mặt bố mẹ đẻ, khiến bố mẹ cô phải xấu hổ với gia đình thông gia.
Sau những lần góp ý, những lần chia sẻ nhưng mọi việc vẫn không hề biến chuyển, Phương quyết định ly hôn. Cô không thể tiếp tục chèn ép tâm hồn và thể xác mình ở một ngôi nhà không có người tin tưởng, tôn trọng mình.
Trước mắt, cô chuyển về sống ở nhà mẹ đẻ. Dù chồng cô đã nhận lỗi và mẹ chồng cũng đến nói chuyện với gia đình cô rằng có lẽ mẹ chồng nàng dâu chưa hiểu nhau, cần có thời gian để hàn gắn… nhưng cô vẫn chưa dám chấp nhận. Có lẽ cô đã không còn đủ niềm tin để bắt đầu lại cuộc sống ở một gia đình như thế nữa.
Theo afamily
Bị coi thường vì không có của hồi môn
Làm con dâu của mẹ mà như cái bóng trong nhà, cứ đi về chào hỏi xong lại lên phòng, rồi lại xuống cơm nước.
Nghĩ lại ngày nào về ra mắt nhà chồng tương lai, bố mẹ chồng còn đon đả đón tiếp, vồn vã hỏi han câu chuyện vì biết mình có học, có công việc ổn định. Cả họ hàng đều lấy làm mừng vì biết mình không phải là đứa con gái kém cỏi gì. Chồng mình cũng tự hào về điều đó. Vậy mà khi chính thức về làm dâu, mình mới hiểu được nỗi thống khổ của cảnh này. Mọi chuyện không đơn giản như mình nghĩ.
Ngày mới về, mẹ vẫn đon đả, lúc nào cũng cơm nước thịnh soạn, chiều con dâu. Không bắt mình phải làm gì. Vì mẹ bảo, mấy ngày bận rộn chuẩn bị cưới xin chắc mệt lắm rồi nên mẹ muốn mình được thảnh thơi, nghỉ ngơi. Vậy mà, mẹ sau 1 tuần, mẹ bắt đầu gọi mình vào hỏi về của hồi môn.
Mẹ nói chuyện về cái nhà, mẹ muốn thêm thắt tiền nong vào mua cho hai đứa một căn hộ chung cư. Đó là mẹ nói vậy, còn thật lòng mẹ nghĩ thế nào mình cũng không biết. Và ý đồ của mẹ là muốn mình đưa hết của hồi môn cho mẹ, gom góp vào. Nhưng khổ nỗi, mình làm gì có của hồi môn.
Ngày mới về, mẹ vẫn đon đả, lúc nào cũng cơm nước thịnh soạn, chiều con dâu. Không bắt mình phải làm gì. (ảnh minh họa)
Không phải mình kiêng kị mẹ chồng, không muốn đưa tiền cho mẹ mà thật sự là mình không có. Bố mẹ mình có giàu có gì cho cam. Mình công việc ổn định những cùng một thân một mình tự lập, nuôi bản thân, thi thoảng còn gửi tiền cho bố mẹ để tiện việc chi tiêu gia đình. Nhiều khi mình cảm thấy mình có trọng trách lo cho gia đình.
Thông thường con gái đi lấy chồng phải có của hồi môn, vàng đeo đầy người. Nhưng vì bố mẹ khó khăn, lớn mà chưa giúp được gì nhiều cho bố mẹ nên mình cũng không muốn bố mẹ phải chịu khổ, phải lo lắng cho mình nữa. Nuôi con gái rồi để con đi lấy chồng, về nhà người ta cũng đã là sự thiệt thòi lớn với gia đình rồi. Có công việc rồi nhưng mình lại không giúp được gì nhiều phụ giúp bố mẹ cả. Thế nên, mình không lấy một thứ gì khi về nhà chồng.
Mẹ chồng có vẻ không tin, cho rằng mình cố tình giữ của. Thế nhưng mình thật lòng không có của hồi môn. Mấy chỉ vàng mẹ đeo vào người cũng là do mình gửi bố mẹ, mình không muốn bố mẹ vất vả nên sau đó lại trả lại hết. Mẹ mình cũng không muốn nhưng mình bắt mẹ phải làm vậy. Nhưng mẹ chồng không hiểu, cho rằng mình này nọ, giữ khư khư của nhà mình.
Mẹ chồng có vẻ không tin, cho rằng mình cố tình giữ của. Thế nhưng mình thật lòng không có của hồi môn. (ảnh minh họa)
Từ ngày đó, thái độ của mẹ khác hẳn. Mẹ không tôn trọng mình nữa. Mẹ bắt đầu nói với chồng mình và hàng xóm láng giềng rằng nhà mình nghèo, chẳng có gì, bố mẹ mình ki bo không cho con gái cái gì. Mẹ chồng còn kể xấu mình với hàng xóm láng giềng, mình cam chịu hết. Từ ánh mắt thiện cảm giờ chỉ còn sự khó chịu, cau có, và dè chừng.
Mẹ không còn thân thiện, không còn vào bếp nấu cơm chiều con dâu nữa. Cả ngày mẹ không nói với tôi lời nào. Có tiền mẹ cũng giữ khư khư, chưa bao giờ mẹ chủ động nói là góp cho chúng tôi mua đồ này đồ kia trong nhà. Hai vợ chồng đi làm lại phải sắm sửa hết mọi thứ trong nhà. Mà mẹ cũng không có ý muốn chúng tôi ở chung nhà, vì ý định mua căn hộ của mẹ đã nói lên tất cả.
Tôi buồn vì cả ngày mẹ không nói với tôi một câu nào. Làm con dâu của mẹ mà như cái bóng trong nhà, cứ đi về chào hỏi xong lại lên phòng, rồi lại xuống cơm nước. Bữa cơm ăn như cơm tù. Mẹ không bao giờ ăn thức ăn tôi gắp, cứ là tôi gắp vào thì mẹ lại gắp ra. Mẹ có thái độ coi thường tôi ngay trước mặt mọi người. Tôi chán nản, đau khổ lắm, chẳng muốn tiếp tục sống trong nhà này nữa. Tôi tính với chồng thuê nhà trọ ở nhưng có lẽ, nếu tôi làm như vậy thì coi như vĩnh viễn tôi chẳng thể nào bước chân về nhà này. Giờ có lẽ mẹ biết tôi nghèo, hoặc cho là tôi giấu của nên mẹ mới khinh. Tôi chán nản vô cùng.
Theo Eva
Có nhà to mẹ chồng vẫn bắt đi ở trọ Có một căn nhà 3 tầng to đùng, rộng rãi lại thêm 3 dãy nhà trọ và 1 căn nhà cấp 4 cho thuê nhưng mẹ chồng vẫn bắt hai vợ chồng Hòa phải ở một phòng trong dãy trọ của gia đình. Ngày Hòa lấy Vũ, gia đình, bạn bè ai cũng mừng cho cô vì lấy được "đại gia đất". Nhà...