Ly hôn vì không có con trai
Sau 20 năm chung sống, bà Nguyễn Thị Lài (40 tuổi, ngụ tại Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) chỉ sinh được cho chồng 3 cô con gái nên bị ghẻ lạnh, hắt hủi, phải làm đơn ly hôn.
Sau 20 chung sống, vợ chồng bà Lài phải chấm dứt hôn nhân chỉ vì không có con trai – Ảnh: Nam Anh
20 năm trước, khi mới tuổi đôi mươi, bà Lài lấy chồng hơn mình 8 tuổi là ông Trần Thế Văn (ngụ tại Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội), Chồng bà là con trai trưởng nên mọi việc trong gia đình, bà Lài luôn phải cùng ông Văn đứng ra lo liệu. Một năm sau ngày cưới, 2 vợ chồng đón cô con gái đầu lòng. Tuy nhiên sau đó, bà Lài lại sinh đôi 2 cô con gái, nên mâu thuẫn vợ chồng dần manh nha. Đầu năm 2013, ông Văn đã đưa đơn ly hôn ra tòa nhờ giải quyết. Hai bên gia đình xúm lại khuyên bảo nên 1 tháng sau, người đàn ông này đã xin rút lại đơn ly hôn. Tưởng rằng tình cảm vợ chồng được vun vén sau những sóng gió, nhưng chính bà Lài lại là người đưa đơn ly hôn ông Văn. Theo đó, đầu tháng 2.2015, TAND Q.Bắc Từ Liêm mở phiên xử theo đơn của nguyên đơn là bà Lài, bị đơn là ông Văn.
Trước hội đồng xét xử, bà Lài cho biết, thời gian đầu mới cưới, 2 vợ chồng sống hạnh phúc, nhưng mâu thuẫn phát sinh từ khi sinh đôi thêm 2 cô con gái. Bà cho biết, chồng có quan niệm nặng nề về việc vợ sinh 3 con gái, trong khi cần phải có con trai. Cũng từ đó, ông Văn không chăm lo kinh tế gia đình, thường xuyên đánh đập, chửi bới, xúc phạm vợ con. “Mẹ chồng và gia đình chồng cũng vì thế mà không gần gũi 3 cháu nội”, bà Lài trình bày. Cũng trước tòa, bà Lài tiếp tục cho rằng, gia đình bên nội còn xúi giục chồng, gây bất hòa trong nhà. Tuy nhiên, vì nghĩ đến tương lai của các con, bà vẫn cố gắng vun vén cho gia đình. 2 năm trở lại đây, mâu thuẫn ngày càng trở nên nặng nề, ông Văn thường xuyên chửi bới, đánh đập vợ con, gây ảnh hưởng xấu tới việc học tập của các con…Khi chồng đưa đơn ly hôn, bà Lài cũng chấp nhận, vì mâu thuẫn giữa 2 người ở mức trầm trọng. Nhưng sau đó chính ông Văn lại rút đơn để hàn gắn tình cảm…
Thừa nhận việc vợ chồng có hạnh phúc thời gian đầu là đúng, nhưng ông Văn cho rằng, bà Lài là con dâu lớn mà không có trách nhiệm với gia đình nhà chồng, nhất là khi bố ông ốm nặng phải đi các bệnh viện, đều vắng mặt vợ. Ông còn tố bà Lài xúi con xa lánh gia đình bên nội. Từ năm 2010, vợ chồng ông thường xuyên mâu thuẫn. “Bà ấy đặt đồng tiền là trên hết, coi thường chồng và gia đình chồng, thường xuyên xúc phạm tôi”, ông nói. Có lần vợ chồng xô xát phải nhờ đến lực lượng cảnh sát 113 đến giải quyết. Ông đồng tình ly hôn vì tình cảm vợ chồng không còn.
Sau khi xem xét, tòa chấp nhận đơn ly hôn của bà Lài để “giải phóng” cho cả hai. Tuy nhiên, cho rằng việc phân chia tài sản với mẹ con mình chưa thỏa đáng, bà Lài và con gái lớn đã làm đơn kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại.
Video đang HOT
Kết thúc phiên phúc thẩm được TAND TP.Hà Nội mở cuối tháng 9 vừa qua, Tòa đã chấp nhận kháng cáo, tuyên sửa một phần về tài sản theo hướng có lợi cho mẹ con bà Lài.
Hà An – Nam Anh
Theo Thanhnien
Sáu cựu quan chức đường sắt hầu tòa vì nhận tiền của nhà thầu JTC Nhật Bản
Ngày 26.10, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ đưa ra xét xử 6 cựu quan chức ngành đường sắt, vì nhận tiền của nhà thầu JTC Nhật Bản.
6 cựu quan chức ngành đường sắt bị xét xử, gồm: Phạm Hải Bằng (46 tuổi, cựu Phó giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt - RPMU, thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam), Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, cựu Trưởng phòng thực hiện Dự án 3 RPMU), Trần Văn Lục (57 tuổi, cựu Giám đốc RPMU), Trần Quốc Đông (51 tuổi, cựu Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cựu Giám đốc RPMU), Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, cựu Giám đốc RPMU) và Phạm Quang Duy (40 tuổi, cựu Phó giám đốc RPMU).
Cả 6 bị cáo cùng bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Để phục vụ công tác xét xử, ngày 23.10, cơ quan chức năng tống đạt lệnh bắt tạm giam 4 bị cáo: Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu và Phạm Quang Duy.
Trước đó, Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái cũng đã bị bắt tạm giam. Như vậy, tính tới trước ngày xét xử, cả 6 bị cáo trong vụ án đã bị bắt tạm giam.
Theo cáo trạng truy tố: Tháng 10.2008, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 (giai đoạn 1) và giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư quản lý dự án cho RPMU, đồng thời thành lập tổ dự án tuyến 1 gồm 21 thành viên, do Phạm Hải Bằng làm Chủ nhiệm dự án.
Trần Văn Lục (đứng phát hiểu) khi còn đương chức
Ngày 9.9.2009 RPMU ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật dự án tuyến số 1 với Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) và một số công ty khác.
Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, Phạm Hải Bằng nêu một số khó khăn của RPMU về chi phí triển khai dự án với đại diện JTC và phía JTC đồng ý hỗ trợ một khoản kinh phí. Đại diện của JTC tại Việt Nam lúc đó là ông Kiuchi, Giám đốc thực hiện dự án và Sakine, Phó ban Đối ngoại, đã đồng ý hỗ trợ một khoản kinh phí cho RPMU.
Sau khi có thỏa thuận trên, Phạm Hải Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy cùng Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện. Từ tháng 9.2009 - 2.2014, JTC đã chuyển cho Phạm Hải Bằng, Nguyễn Nam Thái và Phạm Quang Duy số tiền 11 tỉ đồng.
Sau khi nhận 11 tỉ đồng, Phạm Hải Bằng trực tiếp quản lý, sử dụng 4,8 tỉ đồng. Nguyễn Nam Thái tiếp nhận 3,4 tỉ đồng. Số còn lại Phạm Hải Bằng giao cho Phạm Quang Duy quản lý, sử dụng.
11 tỉ đồng đã được các bị cáo sử dụng cho các chi phí tiếp khách, in ấn tài liệu, hội họp, làm ngoài giờ... Ngoài ra còn chi các hoạt động nghỉ mát... vụ lợi cho tập thể, trong đó có quyền lợi cá nhân. Phạm Hải Bằng khai đã biếu Trần Văn Lục 100 triệu đồng, Trần Quốc Đông 30 triệu đồng, Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào các dịp Tết.
Quá trình điều tra, các bị cáo đã tự nguyện nộp lại một phần tiền cho Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an để khắc phục hậu quả: Phạm Hải Bằng nộp 970 triệu đồng và 7000 USD, Phạm Quang Duy nộp 65 triệu đồng, Nguyễn Nam Thái nộp 600 triệu đồng, Trần Văn Lục nộp 100 triệu đồng, Trần Quốc Đông nộp 30 triệu đồng.
Theo cáo trạng, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn thỏa thuận nhà thầu JTC chi tiền ngoài hợp đồng của Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái sử dụng nêu trên gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam, Nhật Bản trong việc vay, sử dụng vốn ODA.
Hà An
Theo Thanhnien
Vừa ra tù, hot-girl chuyển giới Hà Phương lại gây án Mới ra tù hồi tháng 9 sau khi thụ án vì trộm dây chuyền của một "đại gia" năm 2013, Đỗ Thành Kiên (người đẹp chuyển giới có tên Hà Phương) lại vừa bị cảnh sát bắt giữ vì hành vi phạm pháp. Ngày 13.10, Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đã ra quyết định khởi...