Ly hôn vì ‘cái mồm’
Từ chuyện khắc khẩu, hay xỏ xiên nhau, anh Phú, chị Tuyết chuyển sang cãi vã ‘mày, tao chí tớ’ rồi lôi nhau ra tòa.
Đi làm về nhà, chị Tuyền thấy anh Phong đang chăm chú xem Fashion TV (một kênh truyền hình nước ngoài chuyên về lĩnh vực thời trang). Chị nóng tiết nói: “Chán vợ rồi à mà ngồi ngắm mấy em chân dài, ngực phẳng này thế?”. Anh chồng thỏ thẻ ngọt nhẹ: “Ơ hay, anh vừa chuyển đúng kênh này thôi chứ ngắm nghía gì em?”.
Rồi chị quay sang “cà khịa”: “Đúng là đồ đàn ông mèo mả gà đồng. Trước mắt mình còn ngắm gái, sau lưng thì thế nào? Chắc suốt ngày ở cơ quan tìm ảnh gái đẹp để bình luận đây. Đồ rỗi hơi! Tôi mà là sếp của anh, tôi cho loại như anh nghỉ việc”. Anh khó chịu ra mặt: “Đã bảo là nhầm, mà ngắm gái có sao không? Chết ai? Em vừa vừa thôi!”. Chị Tuyền không chịu thua, cười khẩy: “Tôi thích thế đấy. Ừ, đúng rồi, anh thích ngắm gái, tôi thích ngắm trai. Sáng đi làm nhìn trai đẹp lượn đầy đường, sướng thật!”. Lời qua tiếng lại, thế là hai vợ chồng cãi nhau loạn cả nhà.
Tối hôm đó, đứa con gái đem bài ra hỏi bố mẹ “đường sá hay đường xá”. Anh nói “đường sá” mới đúng còn chị thì cãi “phải là đường xá”. Không chịu thua, anh nói trước đây khi học, thầy toàn viết là “đường sá”. Thầy anh bây giờ là học giả có tiếng đấy. Chị cũng “phản đòn”: “Sách toàn ghi là xá này. Tác giả sách toàn là giáo sư, tiến sĩ cả đấy!”. Tội nghiệp con bé con, hết nhìn bố lại nhìn mẹ, chẳng biết “sá” hay “xá”. Những câu chuyện như thế cứ làm cả nhà ầm ĩ suốt ngày.
Cũng lục đục vì chuyện khắc khẩu nhưng ít ra nhà chị Tuyền vẫn còn chưa tới mức tan đàn xẻ nghé, đường ai nấy đi như chuyện gia đình chị Tuyết anh Phú. Chị Tuyết, 26 tuổi, nhân viên lưu kho và anh Phú, 30 tuổi, kỹ sư xây dựng cầu đường, họ lấy nhau được hai năm có lẻ.
Cả hai vốn khắc khẩu, anh sống kiểu khác nên nhiều lúc nghe cách anh nói chuyện chị không lọt tai, ngược lại anh cũng thế. Chị chê chồng “đã không biết còn hay thích chém”, anh chê lại “vợ dại không bằng trời hại”. Thế là cứ cái gì anh nói ra, chị cũng bảo anh nói láo; cái gì chị kể, anh cũng phải vặn vẹo “dại lắm cơ vợ ạ!”.
Một lần gia đình có giỗ, cô dì chú bác từ quê ra tụ họp nhà bố mẹ anh. Ngồi mâm thanh niên, anh luyên thuyên đủ điều về xe ô tô này đi thích, xe này đi dở… thì từ bàn các cô, nghe thấy giọng chồng oang oang, chị ngứa tai nói với sang: “Anh ấy bốc phét đấy, đã bao giờ biết đi xe đâu”. Anh bị chọc quê, ngồi im bặt.
Khi thấy vợ đang thao thao bất tuyệt về hàng hiệu này nọ ở Mỹ, chị thường xuyên dùng thẻ visa để đặt hàng về. Anh ngồi đâu quanh đó cũng nói với theo: “Điêu đấy, quần áo toàn mặc loại cũ rích, rách tơi bơi, đồ như của bà nội ấy”. Mấy chị ngồi đó cười như được mùa khiến chị bực lắm.
Chuyện hai vợ chồng không hợp nhau khoản ăn nói là bình thường. Nhưng nếu biết giữ thể diện cho nhau thì không sao, còn nếu không rất dễ làm người kia bị hụt hẫng, xấu hổ với mọi người. Vấn đề khắc khẩu của vợ chồng anh chị Phú Tuyết ngày càng trở nên đáng báo động. Ban đầu cũng chỉ là vạch mặt nhau “nhẹ”, tranh luận những chuyện vớ vẩn, dần dần thành quen cộng với những va chạm hàng ngày, những giận hờn bực bội khiến anh chị từ tranh luận chuyển sang cãi nhau. Sau đó từ cãi nhau chuyển sang cạnh khóe, “nói đểu” và dần dần là chửi nhau theo đúng nghĩa của nó.
Video đang HOT
Chị kể rằng không hiểu sao những gì chị nói ra anh đều nghĩ là chị đang muốn “xỏ xiên” anh. Anh phản bác tất cả ý kiến của chị. Thế nhưng chị cũng thú thực là: “Mỗi khi nghe anh ấy đưa ra ý kiến, mình lại thấy nó ấu trĩ, trẻ con, ngu xuẩn, như kiểu chuyện viễn tưởng ấy”. Cứ như thế một thời gian không biết từ khi nào, hai anh chị bắt đầu “mày, tao” với nhau, cấp độ cứ tăng dần cho đến khi chị không chịu nổi nữa, viết đơn ly dị đòi đường ai nấy đi….
Theo VNE
Chuyện tình 'chú cháu'
Chú hiền lành như công tử bột, còn cháu thì lại dữ dằn, mạnh mẽ. Phải đến khi xa cách, cả hai mới nhận ra tình cảm dành cho nhau.
Chuyện tình của chúng tôi có thể nói là không giống ai và cũng chẳng ai ngờ. Bởi nếu nói là chuyện tình cũng không đúng vì trước khi cưới, chúng tôi không có khoảng thời gian hẹn hò như bao nhiêu cặp tình nhân khác. Tuy nhiên, chúng tôi lại có rất nhiều cuộc trò chuyện trên chat, điện thoại, cafe, xem phim, kịch... Chúng tôi xưng hô với nhau ngộ nghĩnh là "chú - cháu" hoặc "tôi và cô". Nhưng chú cũng chỉ hơn cháu 2 tuổi thôi.
Ngày ấy, tôi (chú) là một chàng kỹ sư xây dựng vừa ra trường đuợc vài tháng, mặt còn búng ra sữa. Tôi đến làm việc tại một cơ quan nhà nước và là đơn vị quản lý cấp trên của nàng. Nàng (cháu) khi ấy cũng vừa về đơn vị với công việc kế toán. Do liên quan đến công việc với nhau nên tôi có dịp quen biết. Thực lòng thì đầu tiên tôi chẳng ấn tuợng gì với nàng, ngoại trừ đó là một cô gái cá tính và hơi "dữ". Còn nàng chắc cũng chẳng ấn tượng gì với tôi ngoài cái nét hiền lành như công tử bột và hơi giống con gái. Hai cá tính hoàn toàn trái ngược nhau.
Ấy vậy mà không biết tự khi nào, qua những lần trao đổi công tác, chat hoặc điện thoại..., chúng tôi dần kể cho nhau nghe những vui buồn trong cuộc sống, công việc và cả chuyện yêu đương. Chúng tôi là quân sư cho nhau trong chuyện tình cảm vì cả hai đều đã có bạn gái và bạn trai cả rồi. Cách quân sư của chú luôn theo chiều huớng nhẹ nhàng, tình cảm còn cháu thì theo kiểu "bạo lực, mạnh mẽ". Như có lần cháu gặp trục trặc trong chuyện tình cảm thì chú khuyên cháu nên nhẹ nhàng trao đổi, bày tỏ thẳng thắn với bạn trai mặc dù chú cảm thấy hình như bạn trai của cháu hơi "lạ" trong ứng xử. Thậm chí, chú còn gán cho nguời đó cái tên là "quý hiếm". Còn khi chú tâm sự chuyện chia tay bạn gái thì cháu lại nói chắc nịch rằng: "Vì chú không dám hôn người ta nên người ta chia tay đấy". Câu nói tuởng chừng nghe thô thiển mà sau này chú nghĩ hình như đúng vì cô bạn gái nghi ngờ tình cảm của chú không thực.
Thế rồi chú và cháu cuối cùng đều "ở không" vì cháu chia tay bạn trai, chú cũng bỏ người bạn gái thứ hai. Và những lúc đó, chú và cháu lại có nhiều chuyện kể nhau nghe. Nhưng cũng có những khoảng thời gian mà vì giận cháu mà chú dứt khoát không thèm gọi điện thoại cho cháu cả tháng trời, cho đến khi cháu phải gọi để "hỏi cho ra lẽ".
Thời gian thấm thoắt trôi qua, chú và cháu vẫn thế, không ai biết về mối quan hệ đó trong suốt thời gian từ năm 1999-2005. Năm ấy, chú có học bổng đuợc đi học ở Australia, chú chuẩn bị mọi thứ với niềm vui không thể tả khi đạt đuợc uớc mơ. Hình như chú quá vô tâm không biết rằng cháu đã âm thầm cảm nhận cái sự buồn vu vơ khi nghĩ đến ngày xa nhau (sau này chú mới biết). Và ngày lên đuờng đã đến, chú không cho cô bạn gái nào biết ngày đi trừ cháu. Cháu dứt khoát đòi ra sân bay tiễn chú dù chú không cho. Khi đến giờ lên máy bay, chú bắt tay bạn bè và ôm nguời thân, không hiểu sao khi đứng truớc mặt cháu, thay vì bắt tay như thông lệ thì chú lại ôm tạm biệt. Sau này chú mới biết, trên đuờng về cháu đã khóc...
Hai nhóc tì đáng yêu, kết quả của mối tình chú-cháu
Khoảng thời gian tiếp theo, chú như bị cuốn vào lo lắng của việc học, cuộc sống mới mẻ nơi xứ nguời. Khi đó, hình như chú bắt đầu cảm nhận sự cô đơn và thiếu một thứ gì đó thì phải? Cháu vẫn âm thầm hỏi thăm và chat, động viên. Có những lần chú, cháu cãi nhau chí chóe trên mạng vì những chuyện không đâu. Và một ngày kia, cái ngày mà chú gọi là "định mệnh" đến, chú vẫn vô tư kể cháu nghe và nhờ cháu tư vấn chuyện tình cảm thì tự nhiên cháu nạt một cách vô cớ. Thế là chú nổi nóng lên bảo: "Cô đừng liên lạc với tôi nữa" rồi thoát khỏi Yahoo!. Sau đó, không hiểu sao chú lại đăng nhập trở lại và hình như chờ một câu nhắn lại, dù khi đó đã 23h rồi. Và cầu được ước thấy:
- Cháu: Ông khờ lắm
- Chú: Sao nói tôi khờ?
- Cháu: Tự suy nghĩ
- Chú: Này, tôi hỏi thật nhá, bộ yêu tôi hả?
- Cháu: Thế ông có yêu tôi không?
- Chú: Trả lời sau, bây giờ thì đi ngủ mai còn đi học, bye!
Ngày 17/10, chú viết email cho cháu và nói rằng: "Cháu ơi, chú yêu cháu mất rồi". Chú và cháu đã nhận ra tình cảm của mình dành cho đối phuơng khi cả hai xa cách về không gian. Những ngày tháng sau đó, cả hai liên lạc với nhau thuờng xuyên hơn, tình cảm hơn và đã chuyển thành anh-em hoặc bạn-mình thay vì chú-cháu. Sau đó, khi chuẩn bị thi học kỳ, trong một lần chat:
- Em: Hè này anh có về không?
- Anh: Không, về tốn tiền mà mới đi vài tháng về làm gì?
- Em: Oh (mặt cười)
- Anh: Thế bạn muốn mình về à?
- Em: (mặt cười)
- Anh: Hay kỳ này về đính hôn, năm sau về cuới nha?
- Em: Ừ
- Anh: Eo ơi, mình bị gạt rồi. Hu hu...
Ngày 22/01/2006 (tức 23 tháng Chạp), chúng tôi cưới nhau trong niềm vui lại pha chút buồn vì phải cưới chạy tang mẹ vợ. Cưới nhau chưa đuợc bao lâu thì mẹ vợ mất, một cái Tết buồn. Sau Tết thì lại chia tay vì tôi tiếp tục việc học nơi xứ nguời trong nỗi nhớ vợ da diết, mong từng ngày hoàn tất để trở về. Nỗi mong ngóng càng tăng thêm khi tôi vừa đi vài tuần thì nàng báo tin mình có thai đứa con đầu lòng.
Cuối năm 2006, khi vừa thi xong học kỳ cuối cùng, tôi lại nhận tin mẹ ruột hấp hối nên phải vội vã trở về khi chưa biết kết quả thi. Hai năm, hai cái tang đến với chúng tôi, thật là những mất mát quá lớn. Nhưng có lẽ hai nguời mẹ dù đã ở phuơng trời xa cũng thấu hiểu lòng con trẻ mà phù hộ cho vợ chồng tôi có một gia đình hạnh phúc. Bây giờ thì chúng tôi đã có hai nhóc 5 tuổi và 4 tuổi. Thế đấy, chuyện tình của chú- cháu thế đấy, tuởng như không thể mà lại là... có thể.
Theo VNE
Muốn giữ chồng nhưng không thể thay đổi tính Thương con, tôi vẫn mong chồng quay lại nhưng không sao thốt ra thành lời được. Tôi là một phụ nữ đã lấy chồng và có cậu con trai năm nay vào lớp một. Vậy mà giờ đây tôi phải thui thủi một mình đưa con đến trường vì hai vợ chồng tôi đã ly thân cách đây 6 tháng. Hồi đó, chúng...