Ly hôn vì bữa ăn tốn 7 triệu đãi họ hàng
Bữa ăn này chỉ là giọt nước làm tràn ly, bởi trong quá trình chung sống với nhau tôi và chồng đã có quá nhiều bất đồng.
Bữa ăn này chỉ là giọt nước làm tràn ly dẫn đến ly hôn. (Ảnh minh họa)
Tôi gặp chồng tại một bữa tiệc, ấn tượng về chồng lúc đó rất mạnh nên tôi đã nhanh chóng làm quen với anh. Sau vài lần đi ăn và xem phim cùng nhau, tôi và anh chính thức hẹn hò với nhau. Trong tình yêu, vấn đề khiến cho cả 2 cãi nhau luôn là tiền bạc, điều đó khiến cho mẹ tôi không muốn con gái mình yêu một chàng trai như vậy.
Mặc dù gia đình tôi không quá giàu có, nhưng cha mẹ tôi chưa bao giờ để con gái mình phải bận tâm về chuyện tiền bạc từ nhỏ tới lớn. Sau khi tốt nghiệp, tôi cũng nhanh chóng tìm được một công việc rất tốt nhờ vào mối quan hệ của cha mẹ. Vì thoải mái trong chuyện tiền bạc nên tôi mua đồ thường không quá quan trọng giá cả, chỉ cần tôi thích là tôi sẽ mua. Nói như vậy không có nghĩa là tôi là một người sống phung phí, chỉ là đối với chuyện tiền bạc tôi sống khá thoáng mà thôi.
Thế nhưng, chồng tôi thì lại khác, anh sinh trưởng trong một gia đình bình thường. Mặc dù cuộc sống của anh không đến mức phải lo cái ăn từng ngày, nhưng tôi tin chắc rằng anh sẽ không bao giờ biết tận hưởng cuộc sống là gì. Lúc nào tôi cũng thấy anh tiết kiệm, trong tình yêu cũng vậy nhưng tôi đã chấp nhận và bỏ qua tính cách này của anh.
Trong tình yêu tôi có thể bỏ qua nhiều chuyện, nhưng khi kết hôn và về sống chung với nhau thì chuyện tiền bạc trở thành một vấn đề lớn cho cả 2. Căn hộ mà chúng tôi mua khá cũ và cần phải cải tạo lại, tôi bàn bạc với anh nên sắm nội thất mới thì căn nhà mới đẹp được. Nhưng chồng tôi lại nghĩ khác, anh bảo rằng cứ tận dụng được cái nào thì cứ tận dụng, sao phải mua cái mới làm gì cho phí tiền.
Video đang HOT
Chồng tôi nói rằng anh sẽ đi cùng để lựa mua chiếc ghế sofa là nhượng bộ lắm rồi. Mặc dù tôi nói rằng tôi sẽ là người trả tiền cho chiếc ghế, nhưng mặt mũi anh ấy vẫn khó chịu cả ngày.
Những chuyện vặt vãnh mà vợ chồng tôi có thể cãi nhau cả ngày kể ra không đếm xuể. Có vẻ như anh không hài lòng với tất cả những thứ mà tôi lựa chọn, chẳng hạn như anh còn can thiệp vào chuyện mua mỹ phẩm của tôi.
Khi biết được giá một lọ kem dưỡng da lên tới vài triệu thì anh lại tỏ ra xót xa sao tôi có thể lãng phí tiền đến như thế, vài triệu có thể mua được rất nhiều thứ. Anh còn nói: “ Lọ kem dưỡng da này của em đủ phí sinh hoạt của cha mẹ anh suốt cả tháng đấy. Chỉ là cái mặt thôi mà, mua loại vài trăm ngàn không được sao. Chị anh chỉ sử dụng mỗi sữa rửa mặt thôi kìa, chẳng có vấn đề gì cả”.
Sau nhiều lần như vậy, mỗi khi mua thứ gì tôi cũng đều nói là đồ khuyến mại hoặc hạ giá xuống thấp nhất có thể để tránh cãi nhau. Thế nhưng cái rẻ đối với tôi trong mắt anh vẫn còn rất đắt, tôi biết phải làm thế nào đây. Mệt mỏi, nhiều lúc tôi chán chẳng muốn trả lời những câu hỏi của anh. Lúc nào anh cũng xem tôi như một người phụ nữ ngông cuồng và lãng phí.
Vào một ngày, chú của tôi đưa con gái đến chơi. Chú tôi sống ở quê nên hiếm có dịp lên thành phố, thế nên nhân dịp này tôi bảo 2 chú cháu ở lại nhà tôi, đằng nào cũng lâu lắm rồi tôi mới có họ hàng đến thăm.
Vì chồng bận rộn nên hầu như tôi chịu trách nhiệm đưa 2 chú cháu đi chơi. Vào ngày cuối cùng, tôi muốn đãi chú mình một bữa ngon trước khi ông trở về quê. Với suy nghĩ đó nên tôi không bàn bạc gì với chồng mà tự quyết một nhà hàng sang trọng rồi gọi chồng đến.
Sau khi ăn xong, tôi linh tính có điều chẳng lành, vừa về đến nhà chồng tôi liền thẩm vấn ngay: “4 người ăn hết 7 triệu cho một bữa tối. Có cần thiết lắm không. Chỉ cần cô đi thêm vài bước nữa và chỉ cần tốn vài trăm đã có bữa ăn ngon lành rồi”.
Tôi kiên nhẫn giải thích cho anh hiểu rằng chú mình rất hiếm khi đến chơi. Lần gặp cuối cùng là cách đây 4 năm. Thế nên đãi chú một bữa ăn đàng hoàng thì cũng không có vấn đề gì. Thế nhưng, anh lại bỏ ngoài tai những lời tôi nói và cho tôi là người “thích thể hiện và lãng phí tiền”.
Càng lúc tôi càng cảm thấy chồng mình vô lý một cách khó chịu, không nhịn được nữa nên tôi đã to tiếng lại: “Anh buồn cười nhỉ, chú tôi đến tôi đâu có bắt anh trả một xu nào đâu. Thậm chí tôi còn lấy danh nghĩa là chồng trả hết các hóa đơn để cho anh có sĩ diện. Mà tôi kiếm được tiền, tôi tiêu tiền của mình thì có gì sai sao anh cứ thích kiểm soát vấn đề này vậy”.
Kết thúc cuộc cãi vã, tôi đề cập đến chuyện ly hôn, có vẻ như anh không muốn thua tôi nên đã nói sẽ tự ra đi.
Nguyên cả đêm ấy, tôi không hề chợp mắt được dù chỉ một chút. Đã một năm kể từ ngày cưới, tôi thực sự chịu đựng hết nổi với cái tính thích chi li đong đếm từng đồng của chồng mình rồi. Mới có một năm mà tôi đã không thể chịu đựng nổi, huống hồ một đời là rất dài, tôi không thể cứ tiếp tục sống trong sự dò xét chuyện tiền bạc mỗi ngày với chồng được.
Bây giờ tôi mới cảm thấy hối hận vì đã không nghe lời cha mẹ khuyên ngăn, khi có sự khác biệt lớn trong tính cách thì sẽ mãi không thể dung hòa với nhau mà sống chung được.
Chỉ vì tôi muốn gói thức ăn thừa ở nhà hàng mang về mà người yêu đưa ra điều kiện "thức ăn hoặc chia tay"
Nghe bạn bè kể lại, khi thấy tôi cặm cụi gói thức ăn thừa, mặt người yêu đen thui và giận dữ.
Tôi và P yêu nhau được nửa năm nay, theo kế hoạch thì cuối năm sẽ tổ chức đám cưới. P là người đàn ông lãng mạn, tóc để dài, cột đuôi ngựa và ăn mặc có phần "hoa lá hẹ". Hồi tôi dẫn anh về nhà chơi, bố mẹ tôi còn chê trách gu ăn mặc quái lạ. Nhưng dần dần, thấy tính anh hiền, lại hòa đồng, hiểu chuyện nên họ không cấm cản nữa.
Tôi cũng dẫn P đi giới thiệu với vài người bạn thân. Có người đã khuyên tôi nên suy nghĩ lại. Vì những người đàn ông luôn chú ý đến vẻ bề ngoài, muốn mình nổi bật trước đám đông lại là những người có tính sĩ diện rất cao. Cô ấy sợ tôi sẽ khổ khi sống chung cả đời với một người đàn ông có tính sĩ diện hão. Nhưng khi đó, tôi đã gạt đi, còn bảo cô ấy ít tiếp xúc nên không hiểu tính P. Nào ngờ, giờ tôi mới sáng mắt ra thật.
Chẳng là hôm qua, P dẫn tôi đi chơi với một nhóm bạn thân của anh. Tôi cũng dẫn theo vài người bạn của mình. Nhóm chúng tôi đi ăn ở một nhà hàng trong thành phố. Và đương nhiên, người thanh toán bữa ăn hơn 3 triệu đồng đó chính là tôi và P. Trong bữa ăn, P hãnh diện lắm. Anh ôm eo, gắp thức ăn cho tôi và khen ngợi tôi bằng những lời lẽ có cánh.
Tôi không đồng ý, anh căng thẳng, gằn giọng mắng tôi làm mất mặt anh. (Ảnh minh họa)
Khi ăn uống xong, thấy thức ăn thừa còn nhiều trên bàn, thậm chí có đĩa còn chưa đụng đến mà tiền thì vẫn phải thanh toán. Tôi bèn gọi phục vụ và nhờ họ cho thức ăn thừa vào hộp để gói ghém thức ăn đem về.
Thấy tôi xách túi thức ăn thừa, P bảo tôi để lại những gói thức ăn đó. Tôi không đồng ý, anh căng thẳng, gằn giọng mắng tôi làm mất mặt anh. Thú thật, tôi thấy việc đem thức ăn thừa về chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Nhưng P thì không nghĩ vậy. Anh giận dữ, nhăn mặt, cáu gắt, thậm chí không chịu chở tôi về.
Chúng tôi cứ dằng co suốt gần nửa tiếng đồng hồ. Cuối cùng, trước mặt bạn bè hai bên, anh tuyên bố thẳng: "Hoặc để lại đồ ăn thừa, hoặc chia tay". Tôi cũng giận quá, lại nghĩ mình không làm gì sai cả nên gật đầu, đồng ý chia tay luôn. Thế là chúng tôi đường ai nấy đi, tôi về chung với bạn mình, anh về chung với bạn anh.
Trên đường về, bạn tôi kể lại, khi thấy tôi ngồi đợi phục vụ gói ghém đồ ăn anh ấy giận đến nỗi nắm tay thành nắm đấm. Tôi kệ, dù sao thì tôi cũng không phải là kẻ sai. Phung phí thức ăn, sĩ diện hão mới là điều đáng lên án.
Từ đêm qua, P không nhắn tin, không gọi điện cho tôi nữa. Tôi cũng giận nên cũng không chủ động như vài lần trước. Theo mọi người, trong chuyện này, tôi và P, ai đúng ai sai đây? Tôi có nên xuống nước trước không hay kệ mọi chuyện tùy duyên? Sống với một người đàn ông sĩ diện như thế, chắc tôi cũng khó sống yên ổn cả đời mất.
Muốn tách khỏi bố mẹ để va chạm cuộc sống Tôi 26 tuổi, gia đình không khá giả gì, bố mẹ phải bươn chải kiếm sống trên Hà Nội. Tôi nhập học và lên sống với bố mẹ. Bố mẹ luôn hết lòng với tôi, cần gì cũng đáp ứng. Tôi chỉ đi học, không phải làm thêm, chỉ cần về nấu cơm cho bố mẹ. Tôi cứ sống như vậy, ỷ lại...