Ly hôn rồi vẫn không thoát ‘phái đoàn nhà chồng’
Cô nhân tình bé nhỏ tìm đến nhà đánh ghen ầm ĩ chị mới biết chuyện, và người có lỗi là chị vì họ nói: “Làm vợ mà không biết chăm sóc chồng nên nó mới đi tìm vui bên ngoài”.
Nhìn đoàn khách không mời mà đến đầy hăm hở, chị thấy bực mình. Đoàn khách này, nói thẳng là chị không muốn nhìn thấy họ thêm một lần nào trong đời, dù có thời gian chị là người một nhà với họ.
Mẹ chồng đi đầu, sau là dì ruột, cô ruột của chồng, sau nữa là ba cô em gái cả ruột cả họ. À, là vậy nhưng cũ, vì họ là bà con của chồng cũ. Ai cũng đằng đằng khí thế như muốn xẻ chị ra làm mấy mảnh. Chị ngồi xuống ghế đá trước công viên tiểu khu, không hề có ý định mời lên nhà.
Ai nói chị vô duyên vô phép chị chịu, cái chính là chị không muốn nhà mình bị dòm ngó xáo trộn, bởi những con người này chị đã quá hiểu và ngán ngẩm. Một thời gian dài chị đã sống chung với họ và chịu đựng tới kiệt sức, nhất là thời gian chị quyết định ly hôn.
Chồng ngoại tình, người có lỗi là chị vì “làm vợ mà không biết chăm sóc chồng nên nó mới đi tìm vui bên ngoài”. Ảnh minh họa
Chồng chị ngoại tình, cô nhân tình bé nhỏ tìm đến nhà đánh ghen ầm ĩ chị mới biết chuyện, và người có lỗi là chị vì họ nói: “làm vợ mà không biết chăm sóc chồng nên nó mới đi tìm vui bên ngoài, chắc phải ăn ở sao chồng nó mới chán”.
Và bao lầm lỗi đều do chị, rằng đàn bà phải ở nhà cơm nước nội trợ chăm chồng nuôi con, có kiểu đâu đàn bà mà cứ sáng chiều váy ngắn áo dài tung tăng… Tội của chị rất nhiều, cả tội biết lái xe hơi trước chồng, được đi nước ngoài trước chồng…
Video đang HOT
Thời gian đầu chị chỉ biết im lặng. Nhưng càng ngày chị càng phải chịu những quá đáng, chị phản pháo: “Thế kiếm tiền nhiều hơn chồng có tội không ạ? Gần năm trăm triệu đồng sửa nhà rồi mua nội thất cho ba mẹ là tiền của con đấy. Tiền mua cá giống cho mấy cái ao cũng của con, tiền ba mẹ góp đám này đám kia, đình chùa miếu mạo cũng từ con luôn ạ…”
Trong khi bà mẹ chồng cùng phái đoàn mồm còn chưa khép được vì ngạc nhiên, chị thủng thẳng: “Lương con trai mẹ tháng chưa nổi chục triệu, mình ảnh xài còn thiếu, và tiền ảnh nuôi nhân tình cũng là mò từ con đấy!”
Thật ra, nếu cô nhân tình bé nhỏ kia chịu an phận và biết điều thì chuyện còn lâu mới đổ bể. Khổ nỗi cô nàng thấy chị ngày ngày lướt trên xe hơi, ở nhà chung cư nên tưởng anh keo kiệt, gì cũng mang về cho vợ nên nổi cơn ghen ngược.
Đến bây giờ chị vẫn không nói rõ mình ly hôn vì chồng không chung thủy hay vì bà mẹ chồng cùng phe đồng minh nanh nọc, hay là vì cả hai. Giá khi ấy chị đừng nói gì đến thu nhập thì mẹ con chị hẳn ra đi dễ dàng hơn.
Khi biết chị là “trụ cột kinh tế”, từ chao chát mát mẻ, “mẹ chồng và đồng minh” trở nên ngọt ngào khiến chị nổi da gà, nhưng khi biết chị quyết định ly hôn, những ngọt ngào ngay lập tức biến thành mật đắng.
Mẹ con chị sống với nhau trong căn hộ nhỏ, phớt lờ lời kêu gọi hàn gắn. Rồi chị gặp anh trong một lần cho con đi công viên, thằng bé mải chạy nên ngã chảy máu chân. Anh đã ẵm nó vào quán cà phê xin nước rửa và băng bó. Thằng bé quấn anh, bám anh hơn với ba ruột, vì ba ruột nó có bao giờ đút cho nó miếng cơm, ẵm nó khi nó ốm sốt.
Chắc phái đoàn này nghe tin chị sắp lấy chồng nên kéo tới ăn vạ gì đây, y như rằng, bà dì phát pháo trước: “Cô nói chồng cô ngoại tình nên cô không sống được, nhưng giờ nó vẫn một mình, chăm chỉ làm lụng với mong muốn đón vợ con về sum họp cho vợ có chồng con có cha, còn cô thì mắt trước mắt sau đã rậm rịch”. “Có nhẽ cô cũng để dành sẵn rồi, nên kiếm cớ bỏ chồng để theo trai”.
Chị cười nhạt, dù đã là người cũ của nhau từ ba năm trước nhưng mẹ chồng cũ vẫn nuối tiếc cái mỏ vàng là chị, bà và phe đồng minh vẫn đinh ninh chị sống chết gì cũng là người nhà họ, một ngày nào đó sẽ ngoan ngoãn quay về.
Buồn cười nữa là khi cô nhân tình bé nhỏ phát hiện người mình muốn lôi kéo cướp giật ấy chẳng có của nả gì, ngay lập tức cô vẫy khăn không hẹn ngày gặp lại nhưng qua lời mẹ chồng thì “nó đã hối hận nên bỏ cô kia để quay lại với vợ con rồi”.
Chị ngồi nghe như nghe chuyện cười, làm gì có chuyện quay lưng khi đã chán, người cũ vẫn đứng chờ. Chị bấm điện thoại gọi cho bảo vệ nhờ tiễn khách rồi nhẹ nhàng:
“Tôi không còn là con cháu của ai, nên những lời vừa rồi dám quy thành tội sỉ nhục người khác đấy! Nên giữ lại nói với con dâu cháu dâu tương lai thì hay hơn.”
Lên nhà, chị mỉm cười nhìn chàng trai lớn bận rộn với nồi canh chua, cạnh đó là chàng trai nhỏ đang lấy bát so đũa. Thấy chị, cả hai nở nụ cười rồi người đỡ túi, người giục đi tắm. Khung cảnh ấm áp bình yên khiến chị quăng chuyện vừa nãy ra sau đầu. Thôi thì cứ coi như vừa đi qua một cánh đồng khô cạn nứt nẻ để thấy quý hơn khi gặp cánh đồng vàng.
Uyên Hưng
Theo Báo Phụ nữ
Trần đời chắc không ai 'tận thu' của cháu nội như nhà chồng giàu có này
Giờ ngồi kể lại câu chuyện này, bảo năm cũ sắp hết thì cho mọi chuyện buồn trôi qua cho nhanh chóng, nhưng đúng là tôi không biết mình còn chịu đựng nổi nhà chồng như thế này được đến bao giờ.
Đó là khi con tôi vừa nghỉ hè, bà nội đã lên đón ngay về quê không cần biết bố mẹ nó có đồng ý hay không. Bà bảo sẽ cho nó chơi ở quê 2 tuần, rồi tính ra tiền bảo bọn tôi đóng.
Con trai tôi 7 tuổi, vừa được nghỉ hè. Ngay hôm đó mẹ chồng tôi đã từ quê xuống, tuyên bố sẽ đưa thằng bé về quê chơi ít ngày để giải ngố cho nó. "Kẻo nó ở thành phố mãi thành cớm nắng, ngu ngơ mất", bà nói để "chốt hạ", khi thấy vợ chồng tôi chưa muốn để con đi ngay. Bà nói sẽ cho nó về 2 tuần, chịu khó nhớ con ít bữa.
Hôm sau, trước khi chúng tôi đưa hai bà cháu ra xe để về quê, mẹ chồng hỏi với giọng bất bình: "Thế chúng mày không đóng tiền cho nó à? Tiền ăn mỗi ngày 100 nghìn, tiền xe cộ nữa, tao lấy 2 triệu thôi".
Cả hai vợ chồng tôi đều thộn mặt ra. Chồng tôi ừ à một phút rồi móc ví lấy tiền đưa mẹ. Có lẽ anh ấy cũng ngượng với tôi. Bởi vì chúng tôi vẫn thường xuyên biếu mẹ tiền, lần này cũng định cuối tuần về quê thăm bố mẹ, thăm con sẽ biếu 5 triệu. Ai ngờ chưa gì bà đã sợ thiệt, đòi ngay như vậy. Mà sao cứ phải rạch ròi khoản nọ khoản kia như vậy chứ, đằng nào tôi cũng có để cho bà thiệt đâu. Có ai cho cháu về quê chơi mà tính tiền như mẹ chồng tôi không, may mà bà còn chưa tính công chăm sóc.
Nhớ lại từ trước đến giờ, mẹ chồng tôi luôn làm tôi ức chế vì chuyện tiền. Cưới xong, bà đem sổ ra bảo với tôi là vì đám cưới của chúng mày, mẹ lỗ mất 50 triệu tiền cỗ, chúng mày phải bù vào. Thế là chúng tôi phải vay mượn để trả cho bà. Bà lên Hà Nội chơi, đưa cháu đi chơi và mua sắm ở Vincom, tối về thấy xách một đống quần áo, đồ chơi, bảo tôi: "Mua cho con mày đấy, tổng cộng 3 triệu, thêm tiền ăn pizza và chơi điện tử của nó nữa là 3,6 triệu, đưa luôn cho mẹ còn có tiền về". Tôi thì đang kẹt tiền, cũng không có ý định mua cho con một lúc cả mớ quần áo, đồ chơi xa xỉ như vậy trong khi nó đã đủ dùng, nhưng bà đã mua thì đành trả bà thôi.
Mẹ chồng cứ toàn tự tung tự tác mua đồ cho cháu rồi bắt tôi trả tiền như vậy, khiến tôi rất stress mà không làm gì được. Hôm qua, bà gọi điện bảo hội phụ lão của bà tổ chức đi du lịch Quảng Bình, mẹ đăng ký cho con mày đi rồi, đóng ngay 4 triệu cho mẹ nhé. Tôi tức nổ đom đóm, con tôi nó sức đâu mà trèo núi, lọ mọ hang động chứ. Mà tức nhất là họ hàng làng nước cứ nghĩ là mẹ chồng tôi bỏ tiền ra cho cháu đi chơi, không có con dâu nào sướng như tôi.
Theo tienphong.vn
Chồng ném cho 2 triệu để sắm Tết rồi vênh váo, tôi giơ điện thoại ra rồi nói một câu khiến anh tẽn tò Chồng tôi lương đã không cao lại còn luôn chắt chịu mua đồ cho nhà đẻ. Mua sắm đồ dùng, ăn uống, nuôi con... anh để mặc tôi gánh vác. Suốt 4 năm trời như thế khiến tôi cảm thấy không thể chịu nổi nữa. Tôi nghĩ ra Tết tôi sẽ ly hôn... Bởi cuộc sống với anh chồng hời hợt, vô tâm...