Ly hôn rồi mà vẫn còn ghen
Có những cặp vợ chồng tuy đã ly hôn nhưng vẫn giữ thói quen cũ, coi mình là người trong cuộc, dẫn đến can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng tư của nhau.
Trong đơn cầu cứu gửi Hội LHPN phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM, chị Lê Mai Trinh cho biết: “Tôi không thể nào chịu nổi cảnh ngày nào anh ta cũng ngồi tới khuya, đuổi cũng không chịu về. Bạn bè tôi không ai dám tới chơi. Nhà tôi mà anh ta cứ làm như nhà mình”. Chị Trinh và chồng là anh Vũ ly hôn đã 2 năm. Con ở với chị, tài sản chung là căn nhà được chia đôi. Do người này không đủ tiền để thối lại cho người kia nên họ đành xây tạm bức tường để ngăn đôi căn nhà.
Ly hôn nhưng vẫn còn… ghen!
Nhận được đơn, Hội LHPN phường 15 cử người đến tìm hiểu, hòa giải. “Hôm đó, tôi ghé nhà chị Trinh khoảng 21 giờ. Anh Vũ vẫn đang chơi game say sưa cùng cậu con trai 10 tuổi. Thấy tôi, anh mau mắn xuống bếp rót nước mời, sau đó ngồi tiếp chuyện như thể là chủ nhà” – chị Ngọc, cán bộ phụ nữ phường, kể lại.
Khi được hỏi vì sao đã ly hôn mà còn can thiệp quá nhiều vào đời sống của vợ con, anh Vũ trả lời tỉnh rụi: “Con tôi ở đây thì tôi có quyền tới lui, sao lại bảo là can thiệp? Còn chuyện tôi không cho Trinh quen người khác cũng là đương nhiên vì tôi còn sống sờ sờ ra đây mà”. “Vậy tại sao chị ấy kêu bán nhà, anh không đồng ý?” – chị Ngọc vặn lại. “Thì… tại vì bán rồi cô ấy dọn đi đâu, làm sao tôi biết? Lúc đó làm sao tôi lui tới thăm con?” – anh Vũ ấp úng.
Chị Ngọc phải phân tích hồi lâu về chuyện sau khi ly hôn, mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình. Dù vẫn còn mối quan tâm chung là con cái nhưng không nên vin vào đó mà gây khó khăn, cản trở chuyện tình cảm riêng tư của vợ mình. “Có vẻ như anh ta cũng nghe ra nên khoảng 1 tháng trở lại đây không sang nhà vợ con ngồi lì đến khuya nữa” – chị cho biết.
Video đang HOT
Khi yêu, Kh. coi đó là ưu điểm của chồng, rằng anh là người cha có trách nhiệm.(Ảnh minh họa)
Theo chị Ngọc, 3 năm nay, trên địa bàn phường 15 có hơn 100 cặp vợ chồng ly hôn. Những trường hợp “hậu ly hôn” vẫn xâm phạm cuộc sống riêng tư của nhau rất phổ biến. Thậm chí, có người đàn ông còn đánh đập vợ cũ khi biết chị có tình yêu mới.
Bỏ vợ chứ không bỏ con
“Sau ly hôn, diễn biến tình cảm của nhiều cặp vợ chồng khá phức tạp. Có người từ tình yêu chuyển sang thù hận, có người vẫn coi nhau như bạn bè nhưng lại ghen tuông. Cũng có người quên mất rằng mình đã ly hôn nên vẫn chứng tỏ quyền lực với chồng hoặc vợ cũ” – bà Nguyễn Mai Hương, chuyên viên tư vấn của Trung tâm Gia Đình Việt, đúc kết.
Trong số 86 ca tư vấn của bà Hương từ đầu năm đến nay, có 23 trường hợp liên quan đến những rắc rối sau ly hôn. Đơn cử trường hợp của Kh. và T. ở quận 3, TP HCM. Trước khi kết hôn với Kh., anh T. đã có một đời vợ và đứa con trai 9 tuổi. Nghĩ mình có lỗi, anh càng quan tâm chăm sóc con nhiều hơn để bù đắp những tổn thương do cuộc ly hôn của bố mẹ để lại.
Khi yêu, Kh. coi đó là ưu điểm của chồng, rằng anh là người cha có trách nhiệm. Thế nhưng, sau khi cưới, Kh. chịu hết nổi khi hằng ngày phải chứng kiến cảnh vợ cũ của chồng bất kể giờ giấc, hễ cái bóng đèn hư, cái quạt không chạy, cái mái nhà dột hay mua chai thuốc nhỏ mắt đều gọi anh. Mỗi lần như thế, T. đều ba chân bốn cẳng chạy qua để rồi khi trở về, vợ chồng lại cãi nhau vì Kh. cho rằng chồng còn tình cảm với vợ cũ; còn T. thì khẳng định chỉ vì con. Anh trách Kh. ích kỷ khi ganh tị với một đứa con nít. Vị chuyên gia tư vấn không giấu được vẻ tiếc nuối: “Cuối cùng thì họ lại ly hôn. Anh T. than phiền là vợ không thông cảm; còn cô Kh. nói rằng thông cảm cũng có mức độ. Ai cũng có lý của mình, chỉ có người vợ cũ của anh T. là không thấy sự vô lý khi cố tình hiện diện quá sâu trong cuộc sống của chồng cũ”.
Theo VNE
Vợ thông thái
Nhà ông Hạo vừa lĩnh tiền đền bù đất giải tỏa khu vườn tới mấy trăm triệu. Cầm cọc tiền, ông bảo vợ: "Chiều nay tôi sẽ đem gửi ngân hàng ngay và sẽ đứng tên tôi".
Bà Danh xưa nay không bao giờ nghi ngờ chồng về vấn đề tiền nong nhưng hôm nay bà vẫn phải lên tiếng: "Đành rằng ông đứng tên nhưng khi gửi, tôi phải đi cùng ông". Thấy vợ nói thế, ông Hạo gắt: "Bà không tin tôi à?". Bà Danh nhẹ nhàng: "Tôi chỉ muốn nhìn thấy ông gửi tiền đúng vào ngân hàng Nhà nước. Không gửi chỗ vớ vẩn". "Bà bảo chỗ nào là chỗ vớ vẩn? Vớ vẩn mà lãi suất 20% một tháng à?" - ông Hạo quát lớn.
Á à. Thế là rõ, ông ấy muốn gửi chỗ nhà cô Liên trên phố huyện đây. Bà Danh đoán được ý chồng nhưng không nói ra, nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát: "Gửi tiền ngân hàng tuy lãi suất thấp nhưng đảm bảo. Tôi nhất định không cho ông gửi chỗ tín dụng cá nhân". Lời của vợ làm ông Hạo nổi cáu. Từ ngày lấy nhau đến giờ, có khi nào vợ ông chống đối lại ý của ông đâu. Nay có tí tiền trong nhà, bà ấy đã nổi máu cửa quyền. Nghĩ vậy ông Hạo quát tướng: "Bà bây giờ ghê nhỉ? Dám ngăn cản việc lớn của tôi đấy? Vậy thì tôi nói lại để bà rõ, miếng vườn đó là của bố mẹ tôi cho chứ không phải của bố mẹ bà nhá". Tức thì bà Danh nói ngay: "Tôi rất biết điều đó. Tôi không đòi cho tôi nhưng tôi cần cho bọn trẻ. Mất số tiền đó là mất cơ hội cho các con học hành, mất số vốn làm kinh tế bù vào mảnh vườn trồng trọt đã không còn. Nếu căng thẳng quá tôi sẽ làm đơn li dị để tòa họ chia phần tiền ấy cho các con".
Nói xong bà Danh đứng lên lấy giấy bút viết đơn li dị ngay trước mặt ông. Chưa bao giờ thấy vợ "ghê gớm" thế nên ông Hạo có phần nể sợ. Ông tính ngay trong đầu. Nếu li dị, tòa sẽ chia cả căn nhà và cả số tiền đền bù làm 4 phần. Ba mẹ con bà ấy sẽ được 3 phần, ông chỉ 1 phần. Thế là ông bị thiệt mà lại tan cửa nát nhà. Nghĩ thấy hoảng, ông liền xuống thang: "Thôi. Được rồi. Bà đừng đơn từ gì hết, tôi sẽ đưa bà nửa số tiền, còn tôi giữ một nửa. Coi như tòa chia?". Nhưng lạ chưa, vợ ông vẫn ghê gớm: "Không được. Tôi nghĩ lại rồi. Của chồng - công vợ. Tôi cũng phải được hưởng. Phải chia ba phần tư cho mẹ con tôi. Số tiền đó sẽ gửi ngân hàng đứng tên thằng Tùng con trưởng". Nghe vợ nói thế, ông Hạo ức lắm nhưng đành chịu. Ông đứng lên cầm bọc tiền đếm lấy 100 triệu, còn 300 triệu ông quăng trả vợ.
Sáng hôm sau, ông Hạo phóng xe đạp ra phố huyện sớm. Một lúc trở về, ông giơ 10 triệu cho vợ nhìn: "Đây này, vừa gửi trăm triệu có ngay lãi suất 10 triệu đưa trước, cuối tháng lấy 10 triệu nữa. Sướng không biết đường sướng!". Bà Danh chẳng nói gì.
Chưa đầy 2 tuần sau, lúc ông Hạo đang tính từng ngày đi nhận nốt số tiền 10 triệu lãi suất thì hay tin vợ chồng nhà Liên - kẻ vay tiền đã cao chạy xa bay. Ông hốt hoảng phi ngay xe lên phố xem thực hư thế nào. Đến nơi, ông Hạo tái mặt. Đám đông đến cả trăm người đang gào thét trước ngôi nhà đóng cửa im ỉm của mụ Liên. Người kêu: "Tôi mất 600 triệu rồi làng nước ơi!", kẻ gào khóc: "Nó nuốt của tôi 2 chục cây vàng, tôi sống sao đây?". Tiếng chửi rủa, rên xiết. Một người hét rú lên: "Căn nhà này có tịch thu cũng không trả được tôi 5 tỉ đâu. Phải lấy mạng nó". Nhưng than ôi, "mạng nó" đã biến mất từ mấy hôm nay rồi.
Ông Hạo thất thần trở về nhà nằm vật ra giường như người sắp chết. Vừa lúc đó bà vợ về. Ông Hạo liền chồm dậy ôm lấy vợ: "Bà ơi! Bà quả là người vợ thông thái của tôi!". Lạ thật, cả đời ông luôn trịch thượng với vợ con vậy mà bỗng dưng, ông Hạo ôm vợ khóc tu tu. Bà Danh hiểu chuyện, từ tốn ngồi xuống cạnh ông. Đoạn, giọng bà rất nhỏ: "Thôi, của đi thay người ông ạ! Thân ông được bình an là phúc lớn cho tôi và các con rồi!".
Theo VNE
Từ từ hãy li dị nhé em! Hôm qua, khi anh nói với mẹ về chuyện chúng mình sẽ ly hôn, mẹ rất buồn. Mẹ bảo bọn trẻ bây giờ nói chuyện bỏ nhau cứ đơn giản như thay một cái áo, một đôi giày. "Chất thêm củi đi con. Nếu không bếp lửa sẽ tắt". Anh nhìn những hòn than đã bắt đầu tàn lụi trong bếp lò và...