Ly hôn: Đừng mơ một kết cục thỏa đáng cho tất cả mọi người
Ly hôn không phải là tờ giấy “xác nhận vừa lòng” hay cần sự đồng ý của tất cả mọi người xung quanh.
Ly hôn – chuyện chẳng ai muốn nhưng vẫn nhiều người phải làm. Nhưng để đi đến quyết định ly hôn, hàng trăm ngàn nỗi lo và áp lực sẽ gặm nhấm tâm trí chúng ta mỗi ngày. Nhiều người trước khi ly hôn sẽ suy nghĩ đến đủ chuyện: Biết làm sao với con, biết làm sao với nhà chồng và biết làm sao với cả đức ông chồng còn đang lù lù thế này? Rồi tìm đủ mọi cách, giả định cả trăm lý do và tình huống phải đối mặt, đến tận… ba năm, mặc dù đã quyết mà còn chưa ly hôn được.
Ly hôn chưa bao giờ là quyết định dễ dàng.
Sự thật là: Đừng bao giờ mơ một cuộc ly hôn mà ai ai cũng đứng vỗ tay khen bạn làm tốt lắm, ai ai cũng dang rộng vòng tay ôm hôn an ủi, thấu hiểu hết mọi thứ chúng ta phải trải qua. Và cũng chẳng bao giờ chúng ta tìm đủ lý do để thuyết phục bản thân mình rằng: Ôi mình đúng rồi, mình ly hôn là rất đúng. Mình chả có gì phải hối tiếc cả.
Chúng ta cần lý do cho nhà chồng để “bỏ nhau tử tế”. Sự thật là họ luôn có ngàn lý do để quy kết trách nhiệm cho việc chủ động ra đi ấy. Giả sử chồng đang lúc khó khăn thì người ta sẽ nói: “Đấy, lúc chồng khó khăn thì nó bỏ của chạy lấy người”. Lúc chồng bạn đang chẳng khó khăn cũng chẳng giàu có gì thì người ta lại nói: “Đấy, rửng mỡ chưa, thằng chồng đang yên ổn làm ăn tu chí mà nó lại gây sự làm trò phá đám”.
Lúc ông chồng ăn nên làm ra thì họ nói: “Cơm không ăn muốn ăn … ứt”. Nói chung, hy vọng tìm được sự cảm thông từ phía nhà chồng, như an ủi, ủng hộ động viên bạn là rất khó, nên đừng cố tìm cách giải quyết để đẹp lòng họ. Giải quyết và nói chuyện một cách văn minh và lễ phép nhất là đủ rồi.
Áp lực từ 2 phía gia đình thường gây thêm nhiều “rắc rối” hơn là hướng giải quyết.
Chúng ta cần thời gian để tìm ra cách ly hôn nào đó mà con cái không bị tổn thương. Sự thật là cũng chẳng có cách nào cả. Chẳng có bà mẹ đơn thân nào dám vỗ ngực con tôi hạnh phúc hẳn ra, đời con tôi tươi sáng hẳn lên từ lúc tôi bỏ chồng cả. Mất mát bao giờ cũng đi cùng tổn thương.
Nhưng bạn hoàn toàn có thể cân nhắc xem nên để mình và con chìm đắm trong bầu không khí ngột ngạt, gia đình nhìn nhau như kẻ thù, vợ chồng lạnh nhạt khiến con phải trải qua cái cảm giác lạnh lẽo của cái gọi là tổ ấm và sau này nó sợ hãi khi phải bắt đầu xây dựng tổ ấm của riêng mình. Hay là giúp con vượt qua giai đoạn tổn thương ban đầu của việc cha mẹ ly hôn và bắt đầu một cuộc sống khó khăn nhưng dễ thở hơn về sau. Không tránh được tổn thương đâu, chỉ là chúng ta chọn cái nào đỡ đau nhất thôi.
Video đang HOT
Chúng ta cứ chần chừ chỉ vì “cứ cố xem được đến bao giờ, biết đâu anh chồng thay đổi” hoặc là “liệu anh ta có để yên khi mình ly hôn không” hay “chỉ sợ mình quyết định vội vàng rồi sau này ân hận”. Thật ra, tôi rất ủng hộ việc phụ nữ biết nâng lên thì cũng biết đặt xuống, suy nghĩ và hành động rõ ràng. Ví dụ, tự nhủ là “Mình sẽ cố thêm lần nữa” thì nhất định sau đó bản thân mình phải là người chủ động hàn gắn, thay đổi bản thân, thông cảm và bao dung cho chồng hơn, hàn gắn rạn nứt và bỏ qua quá khứ.
Chứ không phải hô hào khẩu hiệu hy sinh rồi chẳng làm gì mặc kệ thời gian trôi ngày này qua tháng khác, hoặc hàng ngày tiếp tục mặt mũi sưng vù than nghèo kể khổ. Cố 1.000 lần cũng được, gia đình mình mà, phải cố chứ, nhưng nói cố là phải hành động thật sự. Còn nếu quyết định “mình sẽ ly hôn” thì phải làm cho rõ ràng. Giành thật nhiều thời gian, suy nghĩ chín chắn rồi hãy đi đến quyết định này và sau đó phải thực hiện dứt khoát.
Mất mát bao giờ cũng đi cùng tổn thương. Nhưng chúng ta có thể lựa chọn mức độ tổn thương đến đâu.
“Biết đâu anh chồng thay đổi?” Có thể lắm chứ, anh ta sẽ thay đổi, nhưng chẳng liên quan đến việc bạn có ly hôn hay không? Nếu thay đổi thì anh ta đã hành động kịp thời để giữ bạn lại, chẳng đợi đến lúc bạn đòi ly hôn. Nếu ly hôn rồi mà mới thay đổi thì anh ta sẽ tự biết làm gì để có lại bạn (trong trường hợp bạn còn muốn quay về). Đừng đánh cược tuổi thanh xuân của mình vào sự thay đổi quá mong manh của đàn ông.
“Chỉ sợ mình quyết định vội vàng rồi sau này ân hận?” Cái này tôi chẳng dám khuyên vì ly hôn với tôi là việc nghiêm túc, suy nghĩ rất lâu, không phải quyết định bộc phát trong một tiếng đồng hồ nên tôi thường ít ân hận. Nếu chúng ta thấy có vẻ vẫn hơi vội vàng thì nên giành thời gian để suy nghĩ thêm.
Nghĩ riêng mình thôi, đừng tâm sự với quá nhiều người vì bạn sẽ rối loạn và quay lại mê cung “làm thế nào mới là đúng nhất”. Ly hôn xong tôi chỉ tiếc nuối, không ân hận. Tiếc là tiếc tuổi thanh xuân, tiếc kỷ niêm hạnh phúc, tiếc công sức mình bỏ ra, tiếc một gia đình. Chứ ân hận thì không. Ai nói “Ly hôn xong tôi không tiếc gì cả” thì có lẽ họ đã không có những ngày hạnh phúc trước đó.
Ly hôn không phải là tờ giấy “xác nhận vừa lòng” hay cần sự đồng ý của tất cả mọi người xung quanh.
Tóm lại, việc bỏ chồng không phải là tờ giấy mà chúng ta phải đi xin “xác nhận vừa lòng” của hết người này đến người khác. Càng nhiều người tán thành thì bạn mới yên tâm bỏ chồng sao? Không ai sống hộ mình được. Cái quan trọng nhất cần tìm ra đó là: Làm thế nào thì bạn cảm thấy hạnh phúc nhất? Như thế nào thì bạn cảm thấy mình được hạnh phúc hơn?
Chưa cần nghĩ cho ai cả, bạn cần phải làm cho bản thân mình hạnh phúc trước tiên rồi sau đó mới mang hạnh phúc đến những người xung quanh. Làm sao bạn mang đến cho người khác thứ mà mình chẳng có. Đúng không?
Chúy
Đâu chỉ con dâu sống với mẹ chồng là khổ, tôi đàn ông còn ám ảnh mẹ vợ nữa là
Có lẽ đoán được tình trạng tài chính của hai vợ chồng tôi đang khó khăn nên mẹ vợ đã bảo chúng tôi dọn về nhà ở cùng với ông bà.
Tôi và vợ kết hôn sau 2 năm tìm hiểu và yêu nhau. Vợ tôi là người thành phố nhưng cô ấy lại khá giản dị, thân thiện và chịu khó chứ không phải kiểu tiểu thư con nhà giàu đỏng đảnh, quen được chiều chuộng.
Có ngoại hình, công việc ổn định lại là con gái thành phố nhưng cô ấy vẫn yêu tôi chân thành và đồng ý làm vợ tôi. Tôi cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi cưới được em.
Do điều kiện, chúng tôi quyết định dọn về sống cùng mẹ vợ một thời gian(Ảnh minh họa)
5 tháng sau khi kết hôn, vợ chồng tôi "vỡ òa" hạnh phúc khi biết bà xã tôi đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Nhưng do nghén nặng, sức khỏe không tốt, cô ấy bị động thai đến tận 2 lần, nhập viện - ra viện rồi lại vào viện.
Sợ quá, tôi bàn với vợ cho cô ấy xin làm ở nhà nghỉ ngơi hẳn, con cái mới là điều quan trọng nhất. Vợ tôi cũng đồng ý như vậy để con được an toàn tuyệt đối.
Từ ngày vợ ở nhà, có mỗi suất lương của tôi vừa trang trải tiền thuê nhà, ăn uống, sinh hoạt của hai vợ chồng, rồi mỗi lần đi thăm khám, thuốc men cho cô ấy cũng rất tốn kém.
Có lẽ đoán được tình trạng tài chính của hai vợ chồng tôi đang khó khăn nên mẹ vợ đã bảo chúng tôi dọn về nhà ở cùng với ông bà. Ban đầu, tôi từ chối khéo vì thực sự rất ngại và không muốn làm phiền đến bố mẹ vợ. Nhưng sau nghe bà phân tích, tôi cũng xuôi xuôi. Vợ tôi lại ốm yếu nữa nên rất cần có người ở nhà thường xuyên chăm sóc và trò chuyện, chứ tôi thì đi làm cả ngày, cô ấy ở nhà một mình mãi cũng tội.
Sang nhà vợ ít tháng, tôi vẫn cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc ở công ty, hạn chế bia bọt hay ăn ngoài với đám bạn mà tối nào cũng sắp xếp về ăn cơm đúng giờ với cả nhà. Mẹ vợ tôi còn khá trẻ, lại sắc sảo, thông minh và quyết đoán.
(Ảnh minh họa)
Bẵng đi khoảng vài tháng. Hôm đó tôi đi làm về sớm hơn bình thường. Tuy nhiên, khi đi ngang qua cửa nhà hàng xóm, tôi nghe thấy tiếng mẹ vợ đang nói rõ mồn một: "Khổ thế đấy. Ngày trước đã nói rồi mà nó đâu có chịu nghe. Lấy chồng nghèo rớt mồng tơi, chả làm ăn được gì, lại còn "ăn nhờ ở đậu" cả nhà mẹ vợ".
(Ảnh minh họa)
Tai tôi như ù đi. Lòng cảm thấy ấm ức vô cùng. Lẽ nào từ trước đến nay, những gì mẹ thể hiện đều là giả tạo. Thực ra mẹ vẫn xem tôi chỉ là kẻ nghèo hèn, không chăm lo được gì cho vợ con, để vợ con phải khổ sở.
Bản thân tôi cũng không phải là người quá kém cỏi hay xu nịnh này nọ. Có thể chưa được lên làm quản lý, nhưng từ trước đến giờ tôi luôn được bạn bè, đồng nghiệp và mọi người xung quanh quý mến bởi tính cách thân thiện, nhiệt tình và luôn có ý thức phấn đấu.
Trước kia, mẹ vợ cũng từng rất tin tưởng và quý mến tôi bởi những điều như vậy. Có lẽ nào, chỉ sau vài tháng ở chung với chúng tôi, mẹ đã hoàn toàn thay đổi cách nhìn về tôi ư?
Tôi chợt nhớ lại, thảo nào thời gian gần đây, mẹ ít nói, ít cười hơn và có vẻ khó chịu mỗi khi tôi về nhà muộn. Cho đến chuyện cá nhân của vợ chồng tôi như đưa vợ đi khám thai ở đâu, ăn uống như thế nào... mẹ cũng đều can thiệp và nhất quyết bắt con gái phải tuyệt đối tuân theo.
Có lẽ, tôi phải tìm cách nói khéo với vợ để có thể dọn ra ngoài ở riêng chứ không thể để chuyện này tiếp tục, khoảng cách giữa mẹ và tôi sẽ ngày càng lớn, mà nhỡ lại xảy ra mâu thuẫn thì khổ.
Theo GĐVN
Người phụ nữ có một đời chồng ấy chính là vợ tôi phần 24 - Tới rồi hả? (Bảo) - Ừ. Mày chuẩn bị xong hết chưa? (Quân) - Rồi. (Bảo) - Vậy giờ mình đi trước luôn hay sao? (Quân) - Ừ. Lên nhận phòng trước. (Bảo) Nãy giờ cô chỉ im lặng nghe hai người nói chuyện. Quân lấy balo cô cho vào cốp xe rồi nói: - Em lên ghế trước ngồi đi. -...