Ly hôn có phải là lối thoát khi không được nuôi con?
Tôi nghĩ đến ly hôn rất nhiều, không còn hi vọng gì vào chồng, nhưng cứ nghĩ đến việc tôi sẽ không được nuôi cả hai con tôi lại thấy thương chúng vô cùng.
ảnh minh họa
Kính gởi chị Hạnh Dung,
Chúng tôi kết hôn được 5 năm và đã có 2 cháu 4 tuổi và 1 tuổi. Tôi lấy anh ấy từ một tình yêu nông nổi của tuổi mới lớn, tôi nghĩ mình có thể thay đổi con người anh. Anh lớn lên trong một gia đình không có nề nếp, từ bé đã chơi bời đua đòi, lêu lổng, cờ bạc.
Khi tôi đang mang thai cháu lớn được 7 tháng thì anh ấy bị đi tù 2 năm. Thời gian này dù chồng không có nhà tôi cảm thấy thoải mái, thậm chí còn vui vẻ hơn trước vì luôn mang hi vọng trải qua bao khó khăn, suy nghĩ chín chắn hơn anh sẽ thay đổi được.
Khi mãn hạn tù anh trở về có tu chí hơn trước nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại quay về con đường cũ. Lúc này tôi lại mang thai cháu thứ hai. Mối quan hệ của hai vợ chồng ngày càng xấu, suốt ngày cãi vã, ngay cả trước mặt con. Anh ấy đi chơi qua đêm thường xuyên, không quan tâm gì đến vợ con, không ăn cơm ở nhà và không có cả trách nhiệm về kinh tế.
Video đang HOT
Tôi cảm thấy thật sự mệt mỏi, bế tắc, luôn trong tình trạng cáu gắt, người ngày càng gầy mòn, xuống sắc kinh khủng. Tôi nghĩ đến ly hôn rất nhiều, không còn hi vọng gì vào chồng, nhưng cứ nghĩ đến việc tôi sẽ không được nuôi cả hai con tôi lại thấy thương chúng vô cùng. Nếu cháu lớn ở với bố thì anh ta chắc chắn sẽ giao ngay cho ông bà nội, tôi sợ cháu sẽ nhận sự giáo dục giống bố nó, chú nó thì cháu sẽ hư mất.
Chúng tôi chưa hề được bố mẹ chồng cho một tài sản gì nên khi ly hôn tôi sẽ về nhà bố mẹ đẻ, tôi sợ lại trở thành gánh nặng cho bố mẹ. Tôi đang rất hoang mang, tôi phải làm gì đây?
Phan Ngân (Long An)
Bạn thân mến,
Phụ nữ chúng ta có một cách tư duy rất có hại là không xếp lớp lang, trình tự mọi việc, mà cứ để chuyện nọ chèn ép, lấn lên chuyện kia. Chưa nghĩ ra cái tốt của mặt này đã vội lo tới cái xấu của mặt kia… Và vì thế, mọi việc cứ rối tung rối mù lên, không biết đâu mà lần.
Trước tiên trong vấn đề của mình, bạn hãy cân nhắc thật kỹ xem mình và gia đình đã làm hết cách để giúp chồng hay chưa? Chồng bạn từng có thời gian tu chí làm ăn, rồi sau đó lại quay về đường cũ là vì sao? Phải chăng vẫn còn những khả năng nào đó mà bạn chưa tận dụng tới? Nếu sau khi cân nhắc, đánh giá lại bạn thấy mình hoàn toàn không còn khả năng giúp chồng thay đồi và không còn muốn chung sống với chồng nữa, thấy rằng đời sống đó dù có vẻ như có cả mẹ lẫn cha, nhưng chỉ có hại cho các con khi chúng phải chịu đựng đời thống bê tha của cha mình thì hãy quyết tâm nghĩ đến chuyện ly dị.
Ly dị lúc này là để giải thoát cho mình và con đồng thời để cuộc sống của mình và các con tốt hơn. Và khi đã có được quyết định rồi thì bạn phải cần chuẩn bị những phương án để thực hiện điều đó tốt nhất. Nếu chồng bạn thật sự bỏ bê gia đình, con cái, chưa chắc anh ta đã muốn giành quyền nuôi một đứa con với bạn. Và khi bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch ly dị, bạn có thể nhờ vào luật sư để chứng minh khả năng chăm sóc cả hai con của mình một cách tốt nhất. Như thế, lo lắng về chuyện phải chia hai con ra có thể giải quyết được.
Trường hợp xấu nhất nếu chồng bạn không muốn ly hôn mà vin vào chuyện chia con để níu giữ chân bạn, bạn vẫn phải nghĩ đến phương án tốt hơn cả: Khi bạn và một con thoát được cuộc sống tồi tệ, bạn sẽ có thêm tinh thần, sức lực và khả năng giúp đứa con còn lại. Như thế vẫn hơn là cả ba túm vào nhau chết chìm trong một đời sống bế tắc. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị này cũng sẽ giúp bạn không trở thành gánh nặng của gia đình, hay là chỉ là gánh nặng trong một khoảng thời gian nào đó cho bạn có những bước quá độ lên một đời sống mới.
Bạn đừng quá lo lắng về việc này, gia đình chính là chỗ dựa cho chúng ta vào những thời điểm khó khăn nhất. Bố mẹ bạn sẽ càng đau lòng hơn nếu biết bạn vì ngại phiền người thân mà chịu đựng tất cả một mình. Điều quan trọng là hãy trò chuyện, tâm sự, nói các kế hoạch của bạn đề người thân bạn có thể góp ý và giúp đỡ bạn.
Câu chuyện bạn kể khá vắn tắt, Hạnh Dung không rõ tình trạng kinh tế của bạn ra sao, khả năng nuôi con thế nào… nên chỉ có thể phân tích một cách tổng thể như vậy cho bạn. Điều quan trọng vẫn là tỉnh táo, sáng suốt phân tích tách bạch từng việc, đưa ra cách giải quyết cho từng việc và nhất là chuẩn bị cho mình lòng can đảm, sự quyết tâm, mục tiêu và ý chí kiên định. Chứ không phải là chỉ làm mọi việc đề thoát ra mà không biết thoát đi đâu, về đâu, trên phương tiện nào.
Theo PNO
Xin phía ấy đừng vô tâm
Cảm giác bị bỏ rơi, đơn độc, tự bơi để duy trì mái ấm bên cạnh người chồng vô tâm, hờ hững ngày càng đè nặng khiến chị chỉ muốn ly hôn.
Chị bạn tôi khóc lóc, bảo: "Biết ảnh thay đổi như thế này, ngày đó mình sẽ không bao giờ kết hôn". Chị cho rằng, bao năm tận tụy hy sinh, vun vén chăm lo cho gia đình, chồng con, vậy mà cuối cùng không những không được chồng thương yêu, trân trọng, mà chị còn bị chồng phản bội. Một kết cục không còn gì cay đắng, phủ phàng hơn.
Ảnh minh họa.
Thời con gái, chị bạn tôi thuộc hàng hoa khôi ở Trường đại học Đà Lạt. Không những xinh đẹp, chị còn học giỏi, dịu hiền, thế nên có không ít chàng trai thương thầm nhớ trộm. Anh Vũ - chồng chị bây giờ phải trồng "cây si" gần 2 năm trời mới "cưa đổ" được chị. Thời gian đầu mới cưới, vợ chồng chị cũng có những năm tháng hết sức ngọt ngào. Nhưng mọi chuyện dần thay đổi khi họ sinh con. Kinh tế gia đình khó khăn, công việc của cả hai không thuận lợi, đã vậy anh Vũ chẳng mấy khi ở nhà phụ giúp vợ chăm con nhỏ. Anh Vũ bảo: "Chăm con là trách nhiệm của phụ nữ, chứ không phải chuyện của đàn ông". Vậy nên, phần lớn thời gian sau giờ tan sở, nếu không rủ rê bạn bè "chén tạc chén thù" thì anh cũng ngồi ở bàn bida tới 8-9 giờ đêm mới về nhà.
Sau những chuỗi ngày mệt phờ với công việc, con cái khiến bạn tôi sinh ra cáu gắt, oán trách chồng. Còn anh Vũ thì mỉa mai vợ: "Cô là vợ mà không lo chu toàn chuyện gia đình, suốt ngày chỉ biết đòi hỏi chồng mình phải thế này, thế nọ. Tôi làm sao chịu đựng được". Bất đồng trong quan niệm sống, sự khác biệt về tính cách và những mâu thuẫn hàng ngày khiến những trận cãi vã "đá thúng đụng nia" của vợ chồng họ xảy ra thường xuyên hơn. Chị bạn tôi than thở: "Vợ chồng mới sống được hơn 6 năm mà mình cảm thấy kiệt sức rồi".
Ảnh minh họa.
Những buồn bã, thất vọng về chồng mỗi ngày một nhiều khiến bạn tôi không còn muốn chăm lo vun vén cho gia đình. Chị nói: "Một gia đình hạnh phúc không thể chỉ có một mình chị vắt chân lên cổ mà lo hết việc này đến việc khác, còn anh ấy thì nhởn nhơ không màng đến việc chăm sóc, giáo dục con cái, đùn đẩy hết việc nhà cho vợ mà không mảy may cảm thấy có lỗi. Đã vậy hơn 1 năm nay, anh ấy lén lút đi cặp bồ bên ngoài. Vợ chồng mà như thế này thà không có còn hơn!".
Cảm giác bị bỏ rơi, đơn độc, tự bơi để duy trì mái ấm bên cạnh người chồng vô tâm, hờ hững ngày càng đè nặng khiến chị bạn tôi chỉ muốn ly hôn. Và chuyện ngoại tình của anh giáng xuống chị giống như đòn chí mạng cho cuộc hôn nhân của hai người, khiến chị không còn đủ sức nắm tay người bạn đời bước tiếp.
Thủy Văn
Trinh tiết đàn bà có thể khiến người ta muốn ly hôn ngay sau đêm tân hôn Tôi đã bỏ 4 người yêu cũ vì chuyện trinh tiết. Và khi lấy anh, đêm tân hôn tôi lại bị đuổi ra ngoài cũng chỉ vì chuyện đó! * Theo lời kể của bạn Ngọc Ánh (Hải Dương) Trươc khi quen biêt chông tôi, tôi đa tưng trai qua 4 môi tinh, nhưng môi tinh nao cung rât trong sang, không hê...