Ly hôn có phải cấp dưỡng cho chồng cũ không?
Chồng của tôi đang bị bệnh nên không đi làm. Giờ tôi muốn ly hôn nhưng anh đòi tôi phải cấp dưỡng. Tôi đang phân vân điều này.
Hỏi: Tôi đã kết hôn với chồng được 10 năm, hiện nay do tình cảm đã hết nên tôi muốn ly hôn. Thế nhưng chồng tôi nói nếu ly hôn thì chồng tôi sẽ yêu cầu tôi phải cấp dưỡng cho anh vì anh hiện đang bị bệnh không làm việc được. Tôi xin hỏi sau khi ly hôn nếu chồng tôi có yêu cầu cấp dưỡng thì tôi có bắt buộc phải thực hiện không?
Lê Thị Mỹ Uyên (Đồng Tháp)
Ảnh minh họa
Chào bạn,
Trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về trường hợp của mình đang gặp phải. Tôi xin đưa ra tư vấn nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn trên nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của bạn như sau:
Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn như sau: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”.
Video đang HOT
Đồng thời Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau: “1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.
Ảnh minh họa
Trong trường hợp của bạn, nếu chồng bạn muốn yêu cầu bạn cấp dưỡng cho anh thì anh phải chứng minh rằng anh đang trong tình trạng khó khăn, túng thiếu, không có đủ tài sản để duy trì cuộc sống bình thường và sự khó khăn này là có lý do chính đáng. Tuy nhiên, tòa án sẽ chỉ buộc bạn yêu cầu cấp dưỡng cho chồng bạn trong trường hợp bạn có khả năng để thực hiện việc cấp dưỡng.
Việc xem xét này căn cứ vào thu nhập thường xuyên của bạn hoặc nếu bạn không có thu nhập thường xuyên nhưng có tài sản sau khi trừ đi những chi phí thông thường, cần thiết trong đời sống.
Việc cấp dưỡng cho chồng sẽ được chấm dứt khi anh có thu nhập hoặc có tàn sản để tự nuôi mình hoặc trong trường hợp bạn kết hôn với một người khác, bởi lẽ lúc này bạn đã phát sinh quan hệ vợ chồng mới nên sẽ không còn nghĩa vụ cấp dưỡng nữa.
Luật sư Nguyễn Thị Mỹ Hiền
(Đoàn LS TP.Hồ Chí Minh)
Theo phunuonline.com.vn
Ly hôn xong yêu cầu cấp dưỡng cho con nhưng bị chồng cũ chối bỏ
Do tự tin vào khả năng tài chính của mình nên thời điểm ly hôn, tôi đã không yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho con. Nay điều kiện khó khăn, tôi không biết có yêu cầu được không?
Hỏi: Tôi và chồng cũ ly hôn sau khi kết hôn được 1 năm. Chúng tôi có một đứa con chung. Chúng tôi đã thỏa thuận sau khi ly hôn thì đứa bé do tôi nuôi. Khi ly hôn, tôi có viết trong đơn ly hôn "không yêu cầu phụ cấp nuôi con". Hiện nay thu nhập của tôi không thể đủ chu cấp cho cuộc sống của con. Tôi có yêu cầu chồng cũ chu cấp tiền nuôi con nhưng anh cho rằng trong giấy ly hôn tôi không yêu cầu nên anh ta không đưa. Vậy tôi có được quyền yêu cầu chồng cũ chu cấp tiền nuôi con không?
Hải (Quảng Ninh)
Chào bạn. Trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về trường hợp của mình đang gặp phải. Tôi xin đưa ra tư vấn nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề về nghĩa vụ của cha mẹ với con cái sau ly hôn trên nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của bạn như sau:
Ảnh minh họa
Theo khoản 1 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: "Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình".
Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đó là "Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con."
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: "Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó".
Ảnh minh họa
Trong tình huống của bạn, bạn không nói rõ con đang ở độ tuổi bao nhiêu và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay không. Vì thế, nếu con bạn đang ở độ tuổi chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì mặc dù vào thời điểm ly hôn, bạn không có yêu cầu chồng cũ chu cấp tiền nuôi con, nhưng hiện tại do hoàn cảnh của bạn không thể đáp ứng việc chăm sóc con cái, bạn vẫn có thể yêu cầu chồng cũ phải thực hiện nghĩa vụ chu cấp tiền nuôi dưỡng cho con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật quy định.
Do đó, khi chồng cũ bạn không đồng ý việc chu cấp tiền để nuôi dưỡng con, bạn có thể làm đơn yêu cầu cấp dưỡng tới tòa án. Tòa án sẽ dựa trên căn cứ về thu nhập, khả năng thực tế của chồng cũ bạn, nhu cầu thiết yếu của con bạn để xác định mức cấp dưỡng cụ thể mà chồng cũ bạn phải cấp dưỡng cho con.
Luật sư Trần Đăng Sĩ
(Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh)
Theo phunuonline.com.vn
Khó như bắt... 'lỗi ngoại tình' Theo thống kê án hôn nhân - gia đình tại TP.HCM, ly hôn vì ngoại tình chiếm tỷ lệ rất cao: 60-70%. "Thế nhưng, khi đụng đến tranh chấp tài sản, yếu tố "lỗi ngoại tình" rất hiếm khi xuất hiện. Dù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định "lỗi ngoại tình" là căn cứ ly hôn, là yếu tố...