Ly hôn, ai mới là người tổn thương nhiều nhất?
Bố mẹ tôi ly hôn năm tôi đang học tiểu học. Những năm đầu sau ly hôn, tôi vẫn đạp xe qua nhà ông bà nội chơi mỗi khi đi học về. Vài năm sau đó, mẹ tôi cấm tiệt việc tôi còn vương vấn với nhà nội. Tôi không liên hệ với ông bà nội và bố kể từ ngày ấy.
ảnh minh họa
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, cô bé học sinh tiểu học ngày nào giờ đã vào lớp 10. Nhờ những trải nghiệm và va chạm từ bé, tôi bắt đầu có những suy nghĩ và nhận định riêng về hoàn cảnh gia đình mình, mối quan hệ của bố mẹ giờ đã khác nhưng rõ ràng mối quan hệ giữa tôi và bố thì mãi mãi vẫn là như vậy. Ông ấy là bố đẻ tôi và sự thực không thể thay đổi dù có thế nào đi chăng nữa.
Thỉnh thoảng, tôi giấu mẹ ra thăm ông bà và hỏi tin tức về bố. Nhưng mỗi lần phát hiện ra, mẹ tôi đều phản ứng rất tiêu cực.
Tôi đã tìm cách trấn an và thuyết phục bà rằng: “Mẹ là người sinh ra con, nuôi con khôn lớn, công ơn của mẹ con sẽ không bao giờ quên nhưng ông ấy là bố đẻ con, dù có là tội phạm, nghiện hút hay trộm cướp gì thì điều đó cũng không thể thay đổi”.
Nhưng, tất cả những luận điểm tôi đưa ra, mẹ tôi đều gạt phăng đi và cho rằng tôi láo. Rằng số mẹ khổ nên nuôi ong tay áo! Biết sớm tôi thế này, mẹ đã không sinh tôi ra để bà phải chịu nhiều tổn thương đến thế.
Chẳng biết phải làm sao để bà có thể hiểu và thông cảm cho mình, có những khi uất quá, tôi chỉ biết gửi tâm sự vào những trang nhật ký. Tôi biết, bố đẻ tôi đối với bà quá vô tình vô nghĩa. Ông bỏ vợ và đứa con thơ vào nam lập nghiệp rồi lập gia đình với 1 người đàn bà khác. Suốt những năm tháng tuổi thanh xuân, mẹ tôi chỉ dành để đợi ông trở về. Tôi biết, mẹ đã đau khổ đến nhường nào, cô đơn đến nhường nào để rồi ôm nỗi uất hận suốt nửa đời còn lại.
Nhưng, tôi là phận con, lại đứng ở giữa. Nỗi đau của mẹ, tôi hiểu hơn ai hết. Tôi thương bà vô cùng vô tận. Nhưng quá khứ đã qua rồi, tôi chẳng còn lý do gì để mà phải ôm mãi trong lòng mối hận thù, chán ghét của người đời. Tôi thực sự mỏi mệt với việc phải thù hằn một ai đó. Chưa kể đến ông ấy là bố mình. Bỏ qua tất cả là những gì mà tôi đã chọn nhưng, mẹ tôi thì không như vậy.
Đã có lần tôi và bà to tiếng với nhau khi bà cho rằng tôi chẳng khác gì bố mình, đều là những kẻ vô ơn bạc nghĩa. Tôi đã uất ức mà hét lên rằng:
“Sao mẹ ích kỷ vậy? Mẹ luôn muốn người khác phải hiểu cho nỗi khổ của mẹ, phải đứng về phía mẹ. Còn con thì sao? Mẹ có hiểu con không? Tại sao mẹ cứ dằn vặt con mãi thế? Con đã có lỗi gì với mẹ? Mẹ nói rằng giá như mẹ đã bóp chết con ngay từ khi mới lọt lòng. Vậy mẹ có biết rằng con cũng đã ước mình chưa từng được sinh ra không?”.
Suốt cả tháng sau đó, tôi và bà chẳng nói câu nào với nhau. Có thể ai đó sẽ cho rằng tôi láo. Nhưng chỉ là họ chưa hiểu hết tất cả những gì tôi đã trải qua trong tuổi thơ của mình. Một tuổi thơ khốn khó và thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. C ảm xúc của tôi luôn phải lệ thuộc vào tâm trạng của mẹ. Mẹ vui thì tôi mừng mà mẹ căng thẳng thì tôi sợ sệt!
Video đang HOT
Người ta thường dễ dàng bỏ qua những suy nghĩ của một đứa trẻ vì nghĩ rằng nó chỉ là những lời nói ngu ngơ, ngốc nghếch nhưng lại không biết rằng những lời nói đó xuất phát từ trái tim của nó. Trẻ con vốn dĩ không biết nói dối!
Tôi thực sự bị tổn thương bởi chính bố mẹ mình. Họ hóa ra chỉ xem tôi như một thứ vũ khí để triệt hạ nhau, tấn công nhau mà không hề để ý tới cảm xúc của tôi.
Từ những nỗi đau trong quá khứ, tôi đã tự hứa với lòng mình. Sau này, dù lập gia đình, sinh con đẻ cái và vì một sự đáng tiếc nào đó mà vợ chồng phải chia tay, tôi cũng không bao giờ nói xấu chồng cũ trước mặt các con dù chỉ một tiếng. Hãy để hình ảnh của bố chúng trong trẻo như chúng vốn hình dung. Ấy là tốt cho chúng.
Thay vì thù hận bố, ghét bỏ bố thì luôn kính trọng, yêu thương và tự hào về bố mình chẳng phải là sẽ tốt hơn cho chúng sao? Có mấy ai sẽ cảm thấy vui vẻ khi còn bận mang trong mình những nỗi oán thán?
Và thêm nữa, tôi cũng rất mong, nếu gia đình nào đó mà không may rơi vào tình cảnh của gia đình tôi trước kia, bố mẹ hãy biết vì con mà bỏ qua những đau khổ đã gieo rắc cho nhau. Đừng cấm đoán chúng không được gặp gỡ hoặc bố hoặc mẹ. Làm thế, tức là ta đã đẩy chúng vào tình thế khó xử. Khiến chúng bị ràng buộc vào mớ dây rợ rối ren của tình cảm mà chúng vốn là những kẻ vô tội!
Theo Người Đưa Tin
Người ta yêu nhau vì nhu cầu nào đó, bất luận là vật chất hay tinh thần
Đa số nhân loại yêu nhau vì nhu cầu. Đó là tình yêu phụ thuộc. Họ khai thác, chi phối, sở hữu lẫn nhau, họ biến nhau thành món hàng hoá của tâm sinh lý, thậm chí là vật chất.
ảnh minh họa
Tôi vẫn thường được bạn bè gán cho cái thương hiệu "sến", chỉ vì tôi và vợ tôi dù đã cưới nhau 2 năm nhưng vẫn coi nhau như tình nhân, vẫn làm thơ tặng nhau, cùng nhau thắp nến nghe nhạc tình mỗi đêm... Tôi cũng ít đi tụ tập, nhậu nhẹt với chúng bạn và nói thẳng lý do: "Tao về nhà với vợ".
Chúng nói thì nói vậy thôi, nhưng tôi tin bọn bạn tôi mừng cho hạnh phúc của tôi, mừng cho cái việc tôi kiên quyết không thỏa hiệp với đời sống mỗi ngày một giành giật, bon chen nhau ngoài kia. Tôi biết một vài chiến hữu của tôi đã "thỏa hiệp" với hôn nhân cho xong chuyện, và tôi thấy họ mệt mỏi, nghĩa vụ đã bào mòn dần đời sống mà cái sĩ diện không cho phép họ thừa nhận nỗi khổ của mình.
Tôi nhìn quanh ra lối xóm, bạn bè và bằng hữu nơi công sở hầu như đều có một mẫu số chung thế này: Có nhiều cặp đến với nhau chỉ vì anh này có vẻ ổn nhất, nhà cửa xe cộ đều đủ cả, lấy anh chắc chẳng phải lo lắng gì, hay có chàng thì lấy vợ chỉ vì cô ta có ngày tháng năm sinh có thể "phù" cho tuổi mình làm ăn phát đạt. Có người lấy vợ chỉ vì bố mẹ mong có cháu bế quá, lấy đại một cô đẻ con cho các cụ...
Chuyện hôn nhân đại sự bây giờ đã trở thành "chức năng" thực sự, phục vụ cho mục đích nào đó của các bên đối tác và cán cân dành cho tình yêu có vẻ bị xem nhẹ ít nhiều. Hoặc tình yêu chỉ còn là cái cớ biện minh cho mục đích. Người ta còn mấy ai lấy nhau chỉ vì tình?
Điều này nghe có vẻ nhạt phèo, vớ vẩn, thời đại này rồi còn bày trò lãng mạn vớ vẩn nhưng xin thưa, nếu tình yêu không còn hồn nhiên, hôn nhân không còn thiêng liêng như ngôi cao của ái tình, chúng ta đều đang gieo xuống những hạt mầm bất hạnh, mục ruỗng.
Những kẻ cô đơn trên mạng xã hội trút xả lên Facebook những dòng tâm sự lâm ly, những triết lý tốt đẹp và thể hiện những vai diễn mình chưa bao giờ làm nhân vật chính. Để làm gì ư? Để khuây khỏa, để được nổi bật và cất tiếng một cách an toàn trước màn hình máy tính. Rồi vài người trong số họ tìm đến nhau vì cô đơn quá, thèm được yêu quá nên lao vào vòng tay nhau.
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, họ mới nhận ra trên mạng và ngoài đời khác quá xa nhau. Khi chạm vào bộ mặt thật ngoài đời của nhau, họ mới phát hiện đối phương không có những thứ họ kỳ vọng, hoặc họ tưởng người kia sở hữu những gì hay ho như chính họ từng "phán" trên mạng. Bi kịch diễn nhầm vai này giống như kẻ bán hàng án lộn mác, người mua thì rinh về một món chẳng liên quan đến nhu cầu ban đầu.
Vậy là va chạm và xung đột. Lại có những người vì quá sĩ diện nên không chấm dứt mối quan hệ vợ chồng đã hết yêu thương nhau, mà tìm niềm vui ở ngoài đời. Họ càng tìm càng lạc lối, càng thấy mình tồn tại vô nghĩa và những điều tốt đẹp quanh mình cứ mất dần đi. Hôn nhân chỉ còn là sự chịu đựng.
Tôi có cô bạn tên Thu vừa hoàn thành xong chương trình cao học ngành Y, suốt gần 10 năm cô chịu áp lực từ bố mẹ, họ hàng về vấn đề suốt ngày lo học, không chịu để ý đến chuyện hôn nhân. Hàng ngày sau khi đi làm về, cô thậm chí không muốn về nhà, vì cứ về là nghe bố mẹ hỏi có quen ai chưa, sao lại ăn mặc lôi thôi thế kia thì "ma" nào chịu nhòm ngó rồi "ế sưng đến nơi rồi"...
Gần đây cô mới quen một anh chàng, cô cũng nghĩ đến chuyện cưới phứt đi cho xong. Tháng sau họ sẽ làm lễ cưới, nhưng cô đầy mệt mỏi và không có vẻ háo hức của một cô dâu sắp lên xe hoa. Cô đưa thiệp cưới cho tôi, còn đùa đùa: "Các cụ áp lực quá, thôi tớ cưới phứt cho xong. May mà chàng của tớ có công ăn việc làm đàng hoàng, điều kiện khá giả".
Tôi không biết phụ nữ là nạn nhân của đàn ông, của thói quen xã hội hay đàn ông là nạn nhân của chính tư tưởng nam quyền, gia trưởng, sỹ diện của mình. Nhưng có vẻ như cả đàn ông và đàn bà, đã đòi hỏi quá nhiều trong lý trí dẫn đến trái tim bị chai sạn, nó hoạt động không đúng chức năng "rung cảm, bồi hồi"... nên nó phản ứng và khiến toàn bộ máy kỳ diệu của cơ thể trục trặc như cỗ máy khiếm khuyết.
Bạn thử nhìn ra xung quanh, có bao nhiêu người đã yêu và lấy nhau chỉ vì nhịp đập của con tim? Và cũng đừng ngạc nhiên khi quá nhiều cặp vợ chồng ly hôn hoặc không hạnh phúc. Đa số nhân loại yêu nhau vì nhu cầu. Đó là tình yêu phụ thuộc. Họ khai thác, chi phối, sở hữu lẫn nhau, họ biến nhau thành món hàng hoá của tâm sinh lý thậm chí là vật chất.
Ngay cả những cặp tự chủ và độc lập hơn, họ cũng vẫn khổ vì xung đột giữa những cái tôi to đùng, họ không có nhu cầu điều chỉnh bản thân hay thỏa hiệp vì tình yêu. Tại sao ngay cả khi đối phương có thừa tiêu chuẩn, điều kiện là vợ/chồng lí tưởng trong mắt bạn, khi có được bạn vẫn khổ?
Khi phụ thuộc vào người khác, chắc chắn bạn sẽ khổ vì phụ thuộc đồng nghĩa với nô lệ, nô lệ cho chính nhu cầu của mình như người nghiện thiếu thuốc và cứ phải lo lắng về chuyện có được thỏa mãn hay không. Trong vô thức, người đang phụ thuộc quẫy đạp và tìm cách chi phối lại người kia, người có quyền lực trên họ. Không ai thích bị phụ thuộc bởi phụ thuộc giết chết tự do nhưng họ phải thỏa hiệp vì nhu cầu của mình.
Tình yêu là bông hoa của tự do, tình yêu không thể nở hoa trong phụ thuộc hay nhu cầu. Vợ chồng xảy ra cuộc đấu tranh cân não ngầm. Ngay cả qua tình yêu họ cũng cố gắng chi phối. Nếu chồng yêu cầu vợ, vợ từ chối hoặc không tự nguyện thì vợ thấy rất khổ hoặc sẽ cho nhưng rất miễn cưỡng, hay xem như ban phát khi anh chồng nài nỉ.
Còn anh chồng, khi cô vợ thấy cần và đề nghị anh ta, chồng nói rằng anh ta mệt, hôm đó có nhiều việc, anh ta bị quá tải, anh cần ngủ. Họ vô tình thao túng bạn đời bằng cách "bỏ đói" nhu cầu yêu của đối phương, để họ đói hơn và ngày càng phụ thuộc hơn. Tuy nhiên, rồi người ta cũng có một niềm an ủi nhỏ nhoi, đó là được đổ lỗi cho đối phương. Tôi có quan tâm khi bạn tôi nói rằng họ khổ, chán nản.
Sau khi hỏi rõ ngọn ngành, tôi nhận được lý do như sau: "Vì người kia làm mình khổ, người kia quá keo kiệt, người kia làm tôi bị áp lực, gia đình người kia quá tham...". Nhưng, chính bạn lựa chọn mà? Bạn có nghĩ kĩ không? Trước đó, bạn khổ một mình bạn có thể đổ lỗi cho cuộc đời, nhưng giờ bạn đã tìm ra người có thể chịu trách nhiệm rằng bạn khổ. Và tất nhiên, người kia cũng sẽ đổ lỗi cho bạn khi họ thấy khổ.
Người ta yêu nhau vì nhu cầu nào đó, bất luận là vật chất hay tinh thần. Tình yêu từ nhu cầu tạo ra đau khổ và nhà tù. Con người chỉ có thể hạnh phúc khi họ bắt đầu yêu và ban tặng thay vì cần và đòi hỏi. Yêu để thỏa mãn nhu cầu sẽ khiến người ta trở thành nô lệ. Chắc chắn quanh ta vẫn có những cặp đôi hạnh phúc, dù có thể cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng họ luôn biết họ có nhau, họ làm mọi điều để đối phương hạnh phúc.
Họ là những người trưởng thành trong tình yêu, họ chỉ yêu hồn nhiên từ trái tim, họ cho đi vô điều kiện, hạnh phúc khi được cho đi, họ tuôn chảy, sẻ chia hạnh phúc cho người mình yêu. Họ không phụ thuộc lẫn nhau. Đó là sự khác biệt cơ bản với đa số còn lại, những người muốn "lấy được càng nhiều càng tốt" từ đối phương, ngay cả cách họ cho đi cũng đầy tính toán. Khi không có, người ta phải xin người khác cho.
Nhưng nếu cả hai đều đang chìa tay ra xin và hi vọng người kia có, bi kịch có thể bùng nổ vì nhu cầu và kì vọng của mỗi cá nhân khác xa nhau. Dần dà cả hai đều cảm thấy thất bại, mệt mỏi và bị lừa. Hoặc cam chịu và rồi cùng nhau chai sạn trước bao thúc ép của đời sống. Tôi vẫn tin vào tiếng sét ái tình, thứ tình yêu đột nhiên xảy đến trong đời, làm bản thân bạn trở nên bối rối, dở hơi hay hạnh phúc cuồng điên chỉ vì một ánh nhìn.
Tình yêu là món quà kỳ diệu mà con người có được, họ cần chăm bón chứ không nên nhăm nhe khai thác nó. Vì sự ngọt ngào hạnh phúc của tình yêu nằm ngoài lý trí, nằm ngoài cái đầu tỉnh táo. Khi tình yêu tuôn chảy cùng tự do, sẽ có cái đẹp. Khi tình yêu tuôn chảy cùng phụ thuộc thì sẽ có cái xấu. Bạn chỉ có thể hạnh phúc, khi ban tặng tình yêu và thôi đòi hỏi đối phương thỏa mãn các nhu cầu của bạn.
Bởi, văn minh con người sẽ chấm dứt bởi sự vô cảm. Vì thế, chúng ta hãy đối xử tử tế với nhau và mãi giữ nụ cười trên môi!
Theo Phununews
Rủ chồng đi họp lớp, cả lớp chê cười anh chỉ là thằng chăn lợn bẩn thỉu Chê cười vợ chồng Lê thậm tệ để rồi 5 năm sau gặp lại thì tất cả phải cúi đầu xấu hổ khi thấy anh xuất hiện trong bộ dạng này. Vợ chồng Lê lại đến nhưng ngồi trên chiếc xe ô tô 7 tỷ mới toanh khiến cả lớp choáng váng (ảnh minh họa) Sau 3 năm ra trường, lớp đại học...