Lý giải vụ sóng thần thảm khốc bất ngờ xảy ra tại Indonesia
Một cơn sóng thần khủng khiếp đã bất ngờ ập vào đảo Java và Sumatra, Indonesia, cướp đi sinh mạng của ít nhất 62 người và tàn phá nặng nề khu vực. Nguyên nhân của vụ thiên tai thảm khốc được cho là do núi lửa Anak Krakatau phun trào.
Khung cảnh tan hoang tại Indonesia sau khi những cơn sóng kinh hoàng tràn qua
Trận sóng thần khủng khiếp này được nhận định là do những chấn động trong lòng đất bởi hoạt động của núi lửa Anak Krakatau, đã gây hậu quả nặng nề bởi những đợt sóng cao bất thường trong ngày rằm, theo thông tin từ cơ quan ứng cứu thảm họa cho biết.
Hàng trăm nhà ở và công trình khác đã bị phá hủy nghiêm trọng, sau khi cơn sóng tràn vào eo biển Sunda vào tối qua. Đây là vụ việc nằm trong một loạt những thảm họa đã xảy ra với Indonesia trong năm 2018, sau những vụ động đất, sóng thần gây mất mát lớn về người và của tại Lombok, Sulawesi; cũng như mới đây nhất là vụ tai nạn máy bay Lion Air khiến gần 200 người thiệt mạng.
Tại hiện trường, truyền thông địa phương đã ghi nhận những hình ảnh thiệt hại sơ bộ về vật chất: các công trình bị phá hủy, đường sá vị vùi lấp trong gạch đá, xe cộ và cây cối ngổn ngang. Trong lúc sóng thần tràn vào, một ban nhạc rock đang biểu diễn, do đó nhiều nạn nhân hiện chưa được tìm thấy.
Giới chức Indonesia đã đưa ra cảnh báo đối với người dân và du khách rời khỏi khu vực eo biển Sunda, để đề phòng nguy cơ thiên tai sẽ tái diễn: “Xin đề nghị mọi người không có mặt tại vùng biển gần eo biển Sunda. Những người đã được cứu thoát cũng không nên quay lại”, Rahmat Triyono, một quan chức của Cơ quan Địa vật lý, Khí hậu và Khí tượng Indonesia (BMKG) thông báo.
Vào năm 2004, trận động đất và sóng thần bất ngờ ập đến từ Ấn Độ Dương, khiến hơn 200.000 nạn nhân thiệt mạng, trên phạm vi 13 quốc gia, trong đó có khoảng 120.000 nạn nhân tại Indonesia. Núi lửa Krakatau cũng từng hoạt động vào năm 1883, gây ra cái chết của gần 40.000 người.
Video đang HOT
PHỤC HƯNG
Theo TPO/Reuters
CHÙM ẢNH: Cảnh đổ nát do sóng thần tàn phá Indonesia
Cơ quan chức năng xác nhận ít nhất 62 người thiệt mạng và khoảng 600 người bị thương, trong khi con số thương vong có thể tiếp tục tăng.
Một căn nhà bị sụp đổ hoàn toàn tại khu vực bãi biển Carita trên đảo Java AFP
Đến trưa 23.12, cơ quan chức năng Indonesia xác nhận số người thiệt mạng do sóng thần đêm 22.12 đã tăng lên 62 người, trong khi công tác tìm kiếm cứu nạn vẫn đang tiếp diễn, theo Reuters.
Đợt sóng thần do núi lửa Anak Krakatau ở eo biển Sunda phun trào đã gây thiệt hại nặng ở các khu vực lân cận trên đảo Sumatra và Java, với hàng trăm ngôi nhà bị thiệt hại nặng. Cơ quan chức năng cảnh báo người dân và du khách tránh xa khu vực ven biển ít nhất đến ngày 25.12.
"Vui lòng đừng ở gần các bãi biển ven eo biển Sunda. Những ai đã sơ tán thì vẫn chưa nên quay lại", ông Rahmat Triyono thuộc Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia cảnh báo.
Dưới đây là những hình ảnh ban đầu về thiệt hại tại các khu vực ven biển trên đảo Sumatra và Java:
Người dân trên đảo Banten tìm kiếm tài sản trong căn nhà đổ nát sau sóng thần AFP
Nhiều mảnh vỡ tràn ra khắp đường tại các khu vực ven biển AFP
Người dân mang theo tài sản đi sơ tán sau thảm họa AFP
Một gia đình thu gom những vật dụng từ căn nhà bị thiệt hại AFP
Quân đội được điều động để tìm kiếm và hỗ trợ các nạn nhân REUTERS
Một trại tạm cư ở khu vực Pandeglang thuộc tỉnh Banten REUTERS
Người dân khu vực ven biển được khuyến cáo không quay lại nhà trước ngày 25.12 REUTERS
Theo TNO
Sau động đất và sóng thần, giờ đến núi lửa phun trên đảo Sulawesi Sau khi trận động đất 7,5 độ Richter gây sóng thần cao 6m ập vào đảo Sulawesi của Indonesia, núi lửa Soputan ở phía bắc hòn đảo đã bùng nổ vào hôm 3.10, phun cột tro bụi cao đến 4.000m vào không trung. Một tuần sau khi động đất gây sóng thần, đảo Sulawesi tiếp tục đối mặt núi lửa phun REUTERS AFP...