Lý giải về những đường hầm bí mật ở biên giới Trung Quốc
Vệ tinh phát hiện “hàng chục đường hầm xuyên biên giới” ở vùng Tân Cương và dọc theo biên giới giữa Trung Quốc với Triều Tiên…
Theo tờ The Diplomat, hình ảnh chụp từ vệ tinh của Trung Quốc cho thấy hàng loạt đường hầm ở hai khu vực biên giới nhạy cảm của nước này.
Hồi tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc phóng Gaofen-1, vệ tinh quan sát trái đất cho hình ảnh có độ phân giải cao đầu tiên của nước này. Mới đây, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết, Gaofen-1 đã chụp được những hình ảnh cho thấy “hàng chục đường hầm xuyên biên giới” ở vùng Tân Cương và dọc theo biên giới giữa Trung Quốc với Triều Tiên.
Hiện còn chưa rõ những đường hầm này phục vụ cho mục đích gì, nhưng giới truyền thông Trung Quốc cho rằng, rất có thể những đường hầm này có liên quan tới hoạt động đi lại trái phép qua biên giới Trung Quốc-Triều Tiên, hoặc việc các phần tử có vũ trang người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) và các nhóm khủng bố ra nước ngoài để được đào tạo.
Đối với Trung Quốc, những đường hầm xuyên biên giới ở vùng Tân Cương có thể gây nhiều quan ngại hơn. Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) và Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP), một nhánh phong trào này cùng có căn cứ tại các khu vực người dân tộc thiểu số ở Pakistan. Các nhóm Hồi giáo này được cho là có hoạt động huấn luyện cùng với các nhóm vũ trang khác trong khu vực, bao gồm al-Qaeda và Phong trào Hồi giáo Uzbekistan – nhóm nhận trách nhiệm về vụ tấn công sân bay quốc tế Karachi hồi tháng 6.
Video đang HOT
Trung Quốc lo ngại về hoạt động đào tạo khủng bố quốc tế như vậy, bởi hoạt động này làm gia tăng mức độ tinh vi của các nhóm ETIM và TIP, cũng như có khả năng đưa các phần tử vũ trang Hồi giáo khác phục vụ cho các ý đồ của tộc Duy Ngô Nhĩ. Mặc dù vậy, mối quan ngại chính của Trung Quốc là các phần tử có vũ trang được đào tạo ở nước ngoài sẽ theo các đường hầm xuyên biên giới vào Trung Quốc để thực hiện các vụ tấn công khủng bố. Nếu điều đó là có thật, thì những đường hầm nói trên thực sự là một mối đe dọa.
Những bản tin ngắn trên báo chí Trung Quốc không nêu cụ thể các đường hầm dẫn đến đâu. Vùng Tân Cương tiếp giáp với một số quốc gia, bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, và Pakistan. Miêu tả nói các đường hầm nằm ở vùng Tây Bắc của Tân Cương cho thấy, có thể những đường hầm này nối giữa Trung Quốc với Kazakhstan và Kyrgryzstan.
Từ đó có thể đưa ra một giả thiết rằng, những đường hầm này có thể được dùng cho những người Duy Ngô Nhĩ muốn trốn ra nước ngoài thay vì dùng cho các phần tử có vũ trang.
Chính phủ Trung Quốc hạn chế khả năng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đi ra nước ngoài, đồng nghĩa với việc những ai muốn di cư chỉ có cách trốn đi bất hợp pháp. Bắc Kinh từ lâu đã ngăn chặn người Duy Ngô Nhĩ di cư, bao gồm bắt buộc những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn tại các nước khác phải về nước. Các quốc gia Trung Á như Kazakhstan là địa chỉ hàng đầu cho những người Duy Ngô Nhĩ bỏ ra nước ngoài tị nạn, một phần vì sự tiếp giáp địa lý, phần khác vì các quốc gia này cũng có người Duy Ngô Nhĩ.
Các đường hầm xuyên biên giới Trung Quốc-Triều Tiên có thể cũng phục vụ cho mục đích tương tự, nhưng theo chiều ngược lại. Nhiều người Triều Tiên muốn rời bỏ đất nước để đi tìm một cuộc sống mới, có thể là sang Trung Quốc. Những đường hầm đã bị phát hiện có thể phục vụ cho những người Triều Tiên muốn nhập cư trái phép vào Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc thường phải đưa những người tị nạn này quay trở lại Triều Tiên. Một báo cáo của Liên hiệp quốc cho rằng, Bắc Kinh đã buộc hàng nghìn người tị nạn Triều Tiên phải quay về nước.
Tuy vậy, vẫn có một cách lý giải khác. Theo tờ báo trên, Triều Tiên là một nguồn cung cấp lớn các loại ma túy, nhất là ma túy tổng hợp. Bởi thế, không loại trừ khả năng các đường hầm bí mật xuyên biên giới Triều Tiên-Trung Quốc được dùng cho hoạt động buôn lâu ma túy từ Triều Tiên sang Trung Quốc, đồng thời cũng là con đường để tuồn các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh từ Trung Quốc sang TriềuTiên.
Theo Vneconomy
Trung Quốc tử hình 8 kẻ tấn công khủng bố ở Tân Cương
Trung Quốc đã tử hình 8 người vì gây ra các vụ tấn công "khủng bố" tại khu tự trị Tân Cương, trong đó có 3 người chủ mưu một vụ đâm xe kinh hoàng tại quảng trường Thiên An Môn hồi năm 2013, báo chí nhà nước Trugn Quốc đưa tin.
Vụ tấn công khủng bố tại quảng trường Thiên An Môn, trung tâm thủ đô Bắc Kinh.
Một bản tin của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 24/8 đã chiếu các hình ảnh cho thấy những người bị tử hình bị giải đến tòa và bị cảnh sát thẩm vấn. CCTV cũng chiếu đoạn video về vụ tấn công tại Thiên An Môn, trong đó một chiếc ô tô lao vào quảng trường.
Một số trong nhóm những người bị tử hình đã gây ra các vụ tấn công tại quận Aksu của Tân Dương, thành phố Kashgar và thị trấn Hotan, CCTV nói thêm.
Hãng tin Xinhua đưa tin vào tối ngày 23/8 rằng 3 người trong nhóm bị xử tử là những kẻ chủ mưu vụ tấn công tại quảng trường Thiên An Môn tháng 10/2013.
Trong vụ tấn công đó, 3 người đã thiệt mạng và 40 người khác bị thương khi một chiếc xe ô tô lao vào đám đông và bốc cháy.
Các vụ tử hình khác, được tiến hành trong những ngày gần đây, là hình phạt dành cho các tội ác, từ thiết lập một tổ chức khủng bố tới chế tạo chất nổ trái phép để tấn công các cảnh sát và sát hại giới chức chính phủ, theoXinhua.
Trung Quốc đang tiến hành truy quét tội phạm bạo lực tại Tân Cương sau hàng loạt các vụ tấn công chết người tại đây và đã tử hình 13 người hồi tháng 6.
Tân Cương là nơi sinh sống của đa số người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và Trung Quốc nói rằng các vụ tấn công tại đó là do các phần tử cực đoan Hồi giáo - mà Bắc Kinh cáo buộc là muốn tìm cách thiết lập một quốc gia độc lập - gây ra.
Hàng trăm người đã thiệt mạng do bạo lực tại khu vực trong 2 năm qua.
Một vụ đánh bom liều chết hồi tháng 5 đã khiến 39 người chết tại một khu chợ ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương. Trước đó, vào tháng Ba, 29 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công bằng dao tại một nhà ga ở thành phố Côn Minh, tây nam Trung Quốc.
Theo Dantri
Người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tân Cương Xin giới thiệu những nghiên cứu của học giả Nga Aleksei Volynhets trên báo "Russkaia Planheta" tháng 2/2014 về Tân Cương. Bài viết gồm hai phần, xin lần lượt giới thiệu (người dịch không có ý kiến cá nhân). Cảnh sát Trung Quốc trước bức tranh về người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh: Andy Wong/AP Phần một: Một số nét chính về lịch sử...