Lý giải tỷ lệ tử vong cao chót vót ở Italy trong làn sóng COVID-19 thứ hai
Cuối tháng 11, bác sĩ Maurizio Cappiello thăm khám cho trên 130 bệnh nhân trong phòng cấp cứu bệnh viện Cardarelli ở thành phố Naples, miền nam Italy. Trên 2/3 trong số họ mắc COVID-19.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Rome, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Reuters, virus SARS-CoV-2 vốn chỉ hoành hành ở miền bắc Italy hồi mùa xuân trong làn sóng thứ nhất nay đang lây lan mạnh ở miền nam nghèo khó, làm quá tải hệ thống y tế công cộng mong manh.
Ông Cappiello, quan chức hàng đầu thuộc nghiệp đoàn bác sĩ quốc gia ANAAO-ASSOMED, nói: “Dù nỗ lực nhưng không thể giúp họ như chúng tôi muốn. Chúng tôi chỉ nhanh chóng tập trung vào những ca nặng nhất”.
Campania là khu vực đông dân ở quanh thành phố Naples, chỉ có 430 ca tử vong vì COVID-19 tính tới 15/6. Tổng số ca tử vong giờ tăng lên trên 2.300 trong bối cảnh tổng ca tử vong của toàn Italy đã vượt Anh, khiến nước này trở thành nơi có nhiều người chết vì COVID-19 nhất châu Âu.
Italy là quốc gia phương Tây đầu tiên bị COVID-19 hoành hành hồi tháng 3. Nước này đã được ca ngợi vì kiểm soát được dịch bệnh vào mùa hè.
Điều trị cho bênh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Giờ đây, một câu hỏi lại được đặt ra: Tại sao số người chết ở Italy lại nhiều hơn các nước châu Âu khác?
Một số giải thích thường là Italy có dân số già; người trẻ thường sống cùng người già và phát tán virus cho họ; hệ thống y tế không được đầu tư; thiếu sẵn sàng và tổ chức.
Video đang HOT
Bác sĩ Cappiello cho biết trong mùa hè, khi số ca bệnh hàng ngày thấp, họ không thể tuyển thêm nhân viên và không có kế hoạch tái tổ chức.
Theo dữ liệu của Worldometers.info, Italy đã có trên 1,8 triệu ca bệnh, trong đó 65.857 người tử vong. Trong khi đó, Anh có 64.908 ca tử vong, Pháp có 59.072 ca tử vong, Tây Ban Nha có 48.401 ca tử vong. Đây là ba quốc gia cũng bị COVID-19 hoành hành dữ dội.
Tính trên đầu người, Italy xếp thứ 37 thế giới về số ca mắc nhưng xếp thứ tư về số ca tử vong với tỷ lệ 1.076 ca tử vong/1 triệu người. Ở Anh, con số này là 943. Ở Pháp là 886 và ở Mỹ là 924.
Quốc gia Liên minh châu Âu duy nhất có tỷ lệ tử vong theo đầu người cao hơn Italy là Bỉ.
Các nước đếm số ca tử vong vì COVID-19 hơi khác nhau và các chuyên gia y tế cho rằng không nên vội vã kết luận, cần phải đợi có số liệu tử vong của cả năm mới biết rõ ràng.
Tuy nhiên, các quan chức thừa nhận Italy bị tác động nặng nề hơn hầu hết quốc gia và chủ yếu nguyên nhân là do Italy có nhiều công dân cao tuổi, đặc biệt dễ bị tổn thương.
Theo dữ liệu của Eurostat năm 2019, Italy có dân số già nhất châu Âu với tỷ lệ 22,8% người dân trên 65 tuổi. Italy cũng là một trong những nước có tuổi thọ cao nhất thế giới: 83 tuổi.
Theo các bác sĩ, dù người Italy sống thọ hơn nhưng họ lại không khỏe mạnh. Báo cáo năm 2017 của hiệp hội y tế Osservatorio Nazionale cho biết 71% người trên 65 tuổi mắc ít nhất hai bệnh lý nền. Gần một nửa trong nhóm tuổi này phải uống ít nhất 5 loại thuốc hàng ngày.
Nhân viên y tế nắm tay an ủi bênh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Bergamo, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Roberto Sperzanza cho biết Italy đang trả giá rất, rất đắt vì có nhiều người già mắc bệnh lý nền.
Làn sóng dịch bệnh thứ nhất, khiến 35.000 người chết, chủ yếu tập trung ở miền bắc, khiến các khoa cấp cứu nhanh chóng quá tải. Tình trạng quá tải đã đẩy số ca tử vong lên cao do bác sĩ buộc phải quyết định chữa trị cho ai, bỏ mặc ai.
Các bác sĩ hy vọng với những gì họ học được sau đợt dịch thứ nhất, họ sẽ có thể giảm mạnh số ca tử vong khi có đợt dịch mới xảy ra. Nhưng khi làn sóng thứ hai quét qua, ông Stefano Centani, Giáo sư bệnh hô hấp tại Đại học Milan, cho biết biết tỷ lệ tử vong vẫn tăng.
Theo ông, tình trạng thiếu ngân sách kéo dài của ngành y tế công cộng có thể là một nguyên nhân. Cách đây hơn 10 năm, ngân sách dành cho y tế đã bị cắt giảm để kiềm chế nợ quốc gia đang phình to. Italy đang trả giá vì liên tục cắt giảm nguồn lực y tế. Khi đại dịch này bùng phát, tất cả vấn đề của Italy bị phơi bày.
Ngoài ra, ông Centani nói: “Vấn đề lớn nhất là thiếu bác sĩ. Ta có thể mua khẩu trang, máy thở, quần áo bảo hộ trên thị trường quốc tế nhưng không thể mua bác sĩ, y tá, nhân sự”.
Người nghi nhiễm nCov chết trong nhà vệ sinh bệnh viện Italy
Một người nghi mắc Covid-19 được phát hiện tử vong trong nhà vệ sinh bệnh viện ở thành phố Napoli, Italy, gây sốc về tình trạng quá tải trước đại dịch.
Tài khoản Facebook Rosario Lamonica hôm 11/11 đăng video được quay tại bệnh viện Cardarelli ở Napoli, thành phố lớn thứ ba của Italy, cho thấy một bệnh nhân nam nằm bất động trên sàn nhà vệ sinh trong phòng bệnh quá tải.
"Người đàn ông này đã chết. Đây là bệnh viện Cardarelli. Chúng tôi đang ở khoa cấp cứu", Lamonica nói.
Quay sang một bệnh nhân nằm gục trên giường, xung quanh là chất thải vương vãi, anh nói tiếp: "Chúng tôi không biết liệu cô ấy còn sống hay đã chết".
Cảnh tượng hỗn loạn ở bệnh viện Cardarelli, Napoli. Độc giả cân nhắc trước khi xem.
Người đàn ông chết trong phòng tắm được cho là nhiễm nCoV nhưng đang chờ xét nghiệm. Lamonica, 30 tuổi, cũng đã vào bệnh viện Cardarelli hai ngày sau khi có kết quả dương tính với Covid-19 và bị khó thở.
Anh cho hay mình quay video trên để mọi người thấy những gì đang diễn ra.
"Người đàn ông đã chết ở cùng phòng với tôi, cùng những người già khác. Tôi đã hắt một ít nước vào mặt ông ấy và sau đó gọi trợ giúp nhưng không ai bận tâm. Một số người bảo tôi rằng hãy lo việc của mình đi", anh kể với hãng thông tấn Ansa về sự việc. "Sau đó nửa giờ họ mới tới và ông ấy đã chết".
Video đã lan truyền khắp Italy những ngày qua, gây sốc về tình hình dịch bệnh tại vùng phía nam nước này, nơi có điều kiện sống nghèo hơn và các bệnh viện trang bị lạc hậu hơn vùng phía bắc.
Trong một thông cáo cùng ngày, bệnh viện Cardarelli xác nhận một bệnh nhân "bị nghi mắc Covid-19" đã được tìm thấy chết trong phòng tắm và nguyên nhân tử vong đang được điều tra.
Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio cũng mô tả video trên là "gây sốc" và kêu gọi quân đội hỗ trợ các y bác sĩ tại vùng Campania.
"Sự sống và quyền được chăm sóc sức khỏe của mọi công dân là ưu tiên cần được bảo vệ trên hết. Nếu giới chức địa phương không làm được thì nhà nước phải làm điều đó", ông nói. "Tình hình ở Napoli và nhiều vùng của Campania đã vượt tầm kiểm soát. Chính quyền trung ương cần phải can thiệp vì không còn thời gian nữa".
Châu Âu, trong đó có Italy, đang trở lại làm tâm dịch Covid-19 của thế giới khi số ca nhiễm tăng nhanh sau khi mở cửa lại nền kinh tế. Italy ghi nhận gần 38.000 ca nhiễm nCoV mới và 636 ca tử vong hôm 12/11, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên hơn một triệu, trong đó hơn 43.500 ca tử vong.
Chính phủ Italy tuần trước đã áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm trên toàn quốc cũng như các biện pháp cứng rắn hơn ở 4 khu vực, đóng cửa hầu hết các cửa hàng, quán bar, nhà hàng và hạn chế việc đi lại của người dân.
WHO ban hành các biện pháp phòng dịch vào dịp lễ Giáng sinh tại châu Âu Ngày 16/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu đã kêu gọi các gia đình đeo khẩu trang trong những cuộc tụ họp vào dịp lễ Giáng sinh sắp tới sau khi cảnh báo nguy cơ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể gia tăng hơn nữa vào đầu năm 2021. Người dân đeo khẩu trang...