Lý giải thất bại bom tấn 700 tỷ đồng của Phạm Băng Băng
Phạm Băng Băng chìm nghỉm trong bom tấn kỹ xảo nghèo nàn từng được ví là “Avatar phiên bản Trung Quốc”.
Công nghệ kỹ xảo tiên tiến, kỳ vọng là “Avatar Trung Quốc”
Trước khi công chiếu, Tước Tích/ L.O.R.D.: Legend of Ravaging Dynasties được người yêu điện ảnh Hoa ngữ coi là siêu phẩm nhờ quảng bá có sự hỗ trợ tối đa của công nghệ kỹ xảo vi tính tiêu tốn 200 triệu NDT (xấp xỉ 700 tỉ đồng).
Hình ảnh mượt mà từ trailer khiến fan ảo vọng.
Ngay khi trailer của phim được giới thiệu, người xem được đắm chìm trong những cảnh phim kỹ xảo mê ảo, được đánh giá “hoành tráng ngoài sức tưởng tượng”.
Trang mạng Douban kỳ vọng: “Câu chuyện thần thoại, cuộc chiến đấu bảo vệ danh dự và quyền lực của các thế lực hứa hẹn mang đến bom tấn lạ và kinh điển trên màn ảnh rộng”.
Lúc này, Tước Tích đánh đúng vào “chỗ nhược” của ảnh đàn Trung Quốc – đang thiếu những dự án thần thoại đòi hỏi công nghệ cao. Bộ phim được truyền thông mạnh miệng khẳng định đây chính là “Avatar phiên bản Trung Quốc”.
Được mệnh danh “Avatar Trung Quốc”.
Trên thực tế, Tước Tích là dự án thực hiện hoàn toàn bằng kỹ xảo. Các diễn viên được gắn chíp điện tử khi quay và sau đó ghép với hiệu ứng vi tính. Chính vì vậy, các diễn viên không tốn kém kinh phí phục trang.
Tạo hình nhân vật đẹp lung linh trong trailer.
Tuy nhiên, đại diện ê-kíp chia sẻ,cảnh phim thoạt nhìn tưởng đơn giản, không cần bối cảnh phim trường xa hoa nhưng công tác hậu kỳ đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Ví như cảnh phim khi nhân vật của Trần Vỹ Đình xuất hiện từ dưới nước, mái tóc ướt chảy khắp người tự nhiên như thật, là “điều quá khó với vi tính”.
Quy tụ dàn diễn viên ngôi sao sáng chói.
Tước Tích là truyền thuyết về lục địa Odin, nơi tồn tại 4 quốc gia có tên Thủy, Hỏa, Địa, Phong. Phim còn có sự tham gia của dàn ngôi sao tên tuổi của điện ảnh Hoa ngữ nhưPhạm Băng Băng, Ngô Diệc Phàm, Trần Học Đông, Trần Vỹ Đình, Quách Thái Khiết, Vương Nguyên, Dương Mịch, Nghiêm Khoan, Lý Trị Đình…
Tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nhà văn kiêm biên kịch tên tuổi Quách Kính Minh phát hành năm 2010.
Kỹ xảo bắt chuyển động “nghèo nàn” và “rổ gạch đá”
Ngay sau ngày công chiếu (30.9), cơn phẫn nộ và thất vọng của khán giả Trung Quốc được thể hiện rõ nhất trên các trang mạng xã hội. Những lời ca thán và chỉ trích tập trung vào nội dung, kỹ xảo CG của phim.
“Kỹ xảo CG người thật quá thô vụng, thiếu tự nhiên”, “sao lại dựng thành phim hoạt họa như vậy?”, “phim toàn ngôi sao mà lại đóng tệ đến vậy”… là những lời bình phẩm tiêu cực của một bộ phận cư dân mạng dành cho bộ phim.
Phim sử dụng công nghệ CG trên người thật.
Thực tế, Tước Tích được coi là bộ phim tiên phong của điện ảnh Hoa ngữ dùng công nghệ kỹ xảo CG đối với người thật. Vì vậy khó tránh khỏi việc mô phỏng hay “mượn” ý tưởng từ các bộ phim cùng thể loại trên thế giới đã thành công trước đó, đặc biệt là bộ phim Fate.
Đối với nền điện ảnh Trung Quốc cũng như khán giả nước này, bộ phim là bước đột phá và dám thử nghiệm kỹ thuật hiện đại. Tuy vậy cách áp dụng trong phim chưa thực sự khiến khán giả thỏa mãn.
Ngay thể loại phim, trên trang chuyên phim BoxOfficeMojo.com của Mỹ, nhà sản xuất đăng ký thể loại Motion capture (Nắm bắt chuyển động) – cả thế giới chỉ có duy nhất 7 bộ phim.
Video đang HOT
Diễn viên được trang bị chip điện tử trên cơ thể.
Kết quả trên hình ảnh sau khi xử lý hình ảnh.
Một loại hình phim mà diễn viên mang trên người trang phục đặc biệt có gắn các vi chip nắm bắt mọi chuyển động của cơ thể lẫn các biểu cảm gương mặt.
Diễn viên chỉ đứng trước phông nền và thể hiện các động tác theo kịch bản. Các thông số chuyển động của diễn viên sau đó được thu thập lại, sau đó đội ngũ sáng tạo sẽ “hô biến” diễn viên thành những nhân vật theo ý thích nhưng vẫn phải giữ nguyên những hành động và biểu cảm gốc.
Sản phẩm cuối cùng sẽ cho ra những nhân vật hoạt hình của công nghệ kỹ xảo điện ảnh CGI, tương tác trên bối cảnh ảo được tạo nên từ công nghệ kỹ thuật số.
Việc áp dụng kỹ thuật quay này thường được mặc định là phim điện ảnh hoạt hình, tương tự các bom tấn Warcraft, Rise of the Planet of the Apes hay Avatar… đều là những phim sử dụng người thật và dùng kỹ xảo nắm bắt chuyển động CG.
Hình ảnh đẹp trong Warcraft.
Hình ảnh trong Tước Tích bị chê kém xa.
Thế nhưng kỹ xảo trên có được Tước Tích thực hiện một cách thuận lợi và cho ra hiệu quả như mong đợi? Câu trả lời chính là nỗi thất vọng lớn ngang bằng sự kỳ vọng của người xem.
Xét về kỹ xảo của Tước Tích được cho là làm chưa tới, nếu nhìn tổng thể thì khá hoành tráng nhưng khi xem phim lại có cảm giác nhân vật có hành động, biểu cảm lẫn lời ngoại lóng ngóng (đúng là giả) và ngớ ngẩn.
Các nhân vật thể hiện hành động còn cứng, thiếu sinh động.
Tuy Tước Tích sử dụng công nghệ CG người thật nhưng thể hiện quá cứng nhắc của diễn viên khiến trang Duowan nhận xét: “Đến chuyên gia motion capture của Hollywood cũng không có thuốc chữa giúp nhân vật của Tước Tích trở nên sinh động, tự nhiên hơn”.
Nếu so sánh với những tác phẩm kinh điển ấy thì Tước Tích là một bước thụt lùi khi là lớp hậu duệ có nhiều cơ hội lẫn phương tiện hiện đại hơn hẳn so với những tác phẩm tiên phong của thế giới.
Phim bị đánh giá là bước thụt lùi của điện ảnh sử dụng kỹ xảo CG người thật.
Đạo diễn kiêm biên kịch Quách Kính Minh bị la ó là “làm mất mặt” điện ảnh Trung Quốc khi trình diễn những ngón nghề kỹ xảo “còi cọc” qua Tước Tích.
Diễn xuất dở, ngôi sao càng tệ
Tuyến nhân vật của phim được cho là “chỉ có công năng, không có tính cách”. Diễn viên đóng đạt nhất phim là Trần Học Đông (vai Kỳ Linh) và Vương Nguyên (vai Thương Bạch thiếu niên) vì phần nào thể hiện được rõ ràng biểu cảm khuôn mặt hơn các diễn viên khác.
Trần Học Đông được đánh giá cao về diễn xuất.
Thiếu biểu cảm nhân vật, đến thoại của phim cũng ít đến đáng sợ. Tất cả lời thoại đều chỉ với mục đích duy nhất nhằm “trình bày” về thân thế, năng lực đặc biệt lẫn khả năng thiên phú của nhân vật.
Đối với những khán giả chưa từng đọc qua nguyên tác tiểu thuyết, chắc chắn khi xem phim sẽ không thể hiểu kết cấu nội dung phim nói về điều gì. Đây cũng là nguyên nhân khiến dàn sao sáng chói trên phim cũng phải “tắt điện” vì không tạo được nhiều ấn tượng.
Phạm Băng Băng, Ngô Diệc Phàm hay Dương Mịch đều chìm nghỉm.
Ngay cả Phạm Băng Băng và Dương Mịch cũng bị cắt xén nhiều phân đoạn. Cụ thể vai diễn Quỷ Sơn Liên Tuyền của Phạm Băng Băng không xuất hiện nhiều như trong trailer trước đó. Vai Thần Âm của Dương Mịch cũng nhạt nhòa vì ít đất diễn và tạo hình thô cứng không kém của Phạm Băng Băng.
Dàn mỹ nam như Ngô Diệc Phàm và Trần Vỹ Đình tuy có nhiều đất diễn nhưng lại chưa thể hiện được hết khả năng.
Theo Long Hy (Dân Việt)
Tò mò với bộ phim về nam giới mang bầu, sinh nở
Một bộ phim cổ trang đề tài xuyên không "nóng sốt" của điện ảnh Hoa ngữ đang khiến các fan háo hức khi nữ quyền lên ngôi, nam giới lo chuyện sinh nở.
Mới đây các nhà khoa học Anh đã công bố kết quả của một nghiên cứu khoa học mang tính đột phá, mở ra cơ hội để hai người đàn ông có thể sinh con với nhau. Sau đó không lâu, điện ảnh Trung Quốc lại tung ra một bộ phim với nội dung hoàn toàn mới mẻ, đưa vị thế của phụ nữ lên tối thượng, độc tôn và thống trị xã hội - Thiên hậu cuồng điên.
Nữ giới nắm quyền độc tôn.
Bộ phim truyền hình cổ trang Thiên hậu cuồng điên gồm 20 tập, chính thức ra mắt người hâm mộ bắt đầu từ 20h các tối thứ Hai - thứ Năm ngày 19.9. Phim do tác giả nổi tiếng Phan Đình tự biên tự diễn, quy tụ dàn diễn viên trẻ đẹp dù không phải các ngôi sao tên tuổi nhưng cũng đủ khiến khán giả mê mẩn, như siêu mẫu mang hai dòng máu Mỹ - Malaysia Hoàng Thi Kỳ, "mỹ nam đẹp tựa hoa" của đại lục Lý Gia Văn, "soái ca" Hàn Quốc Kim Seong, nữ diễn viên trẻ Chu Dịch Đồng, Lý Tâm Phó "soái ca" Trần Bằng...
Dàn diễn viên trẻ đẹp quy tụ trong phim.
Nội dung phim kể về cô nàng Đổng Ý (Hoàng Thi Kỳ) của thế kỷ 21 năng động và thông minh, luôn quyết tâm theo đuổi ước mơ. Mặc dù theo đuổi nghiệp diễn xuất bao năm nhưng luôn nhận được những vai diễn phụ không mấy nổi bật.
Đổng Ý trở thành Thiên hậu và sở hữu vô số nam thần vây quanh hầu hạ.
Trong một lần tranh cãi với đạo diễn, Đổng Ý vô tình rơi xuống nước, khi tỉnh lại cô phát hiện mình lạc vào một vương triều kỳ lạ theo chế độ nữ quyền, bản thân Đổng Ý chính là thiên hậu của vương quốc nói trên.
Vì phụ nữ nắm quyền độc tôn, vì vậy nam giới trở thành kẻ hầu người hạ, phục tùng cho phái yếu. Đổng Ý phát hiện thấy các nam thần có nhan sắc đẹp tựa hoa đều được tuyển chọn là các "cung nam".
Dàn cung nam đẹp tựa hoa được tuyển chọn hầu hạ cho Đổng Ý.
Bên cạnh cô còn có một soái ca khôi ngô tuấn tú với danh hiệu Thiên tước (Lý Gia Văn), trở thành mỹ nam được cô sủng ái hết mực.
Ngoài Thiên tước điển trai ngời ngời, Đổng Ý còn sở hữu 30 "sủng nam" đẹp tựa nam thần mà cô hết mực cưng chiều khiến cô vô cùng vui sướng. Điều đặc biệt hơn cả, đàn ông ở vương quốc của thế giới kỳ lạ này phải có nghĩa vụ mang thai, duy trì nòi giống.
Đổng Ý không chịu hiện tượng hành kinh, trong khi các mỹ nam phải mang thai thay nữ giới.
Điều khiến Đổng Ý thích hơn cả đó là cô không phải chịu tháng ngày "đèn đỏ" của phụ nữ thông thường ở "Tây Lương nữ quốc" nơi đây.
Cuộc sống lúc này của Đổng Ý là hưởng thụ sự xa hoa, ve vãn tán tỉnh các nam thần và thi thoảng cô tìm cách trở lại cuộc sống hiện tại.
Tâm Thiếu Quân là cô em gái chuyên quyền luôn thèm khát địa vị và người tình của Đổng Ý.
Đổng Ý ngày càng gắn bó với cuộc sống cung đình, nhưng cô dần ý thức được những mưu đồ sẽ phải đối mặt dù bản thân đang giữ vị trí tối thượng là một "Đế hậu" mẫu nghi thiên hạ, nắm giữ thực quyền tột bậc.
Đáng chú ý nhất, em gái của cô là Tâm Thiếu Quân (Chu Dịch Đồng), luôn đem lòng thèm muốn địa vị tối thượng của Đổng Ý và khao khát có được Thiên tước. Bên cạnh đó cô còn đối mặt với nhiều âm mưu chốn hậu cung xuất phát từ những "cung nam" đầy rối ren.
Những âm mưu và cuộc chiến cung đình được nhiều fan kỳ vọng.
Nội dung phim được đông đảo người hâm mộ nhận xét là vô cùng hấp dẫn, mới mẻ và độc đáo. Nhiều fan háo hức đón xem để theo dõi cuộc sống xa hoa tối thượng của Đổng Ý tại vương quốc nữ giới, được bao quanh chiều chuộng bởi dàn nam thần.
Cung đình tấp nập các cung nam đẹp tựa hoa.
Bên cạnh đó cuộc tranh giành quyền lực, những âm mưu cung đình cũng là yếu tố được khán giả quan tâm, thích thú.
Tuy vậy cũng có ý kiến nhận xét đây là phần "nâng cấp" của bộ phim truyền hình mạng ăn khách Thái Tử Phi thăng chức ký trước đây, vì vậy càng làm các "mọt phim" thêm háo hức.
Một vài hình ảnh về bộ phim:
Đổng Ý được Thiên tước cung phụng, hầu hạ.
Chàng Thiên tước, ông xã của Đổng Ý.
Cung nam Triệu Chủ.
Vẻ đẹp đẹp tựa hoa của mỹ nam Triệu Chủ do Trần Bằng đóng.
Cô em gái đầy âm mưu Tâm Thiếu Quân.
Nhã Cung Thiếu xinh đẹp sắc nước hương trời.
Một cảnh trong phim.
Theo Long Hy (Dân Việt)
Phim mới về Lý Tiểu Long gây tranh cãi dữ dội Cảnh giao đấu trong phim khiến người xem thấy "chưa đủ đô", không xứng tầm của huyền thoại kungfu. Long chi đản sinh/Birth of the Dragon tái hiện tại trận giao đấu kinh điển giữa Lý Tiểu Long và Hoàng Trạch Dân. Long chi đản sinh/Birth of the Dragon (2016) là bộ phim mới nhất khai thác về một phần cuộc sống của...