Lý giải nụ cười của Nguyễn Đức Nghĩa
Nụ cười của Nguyễn Đức Nghĩa đã được lý giải
Được dẫn giải ra xe bít bùng đưa về trại giam sau khi Tòa phúc thẩm hoãn xử, Nguyễn Đức Nghĩa ngoái đầu tìm người thân và nở nụ cười, vẻ bình thản lộ rõ trên gương mặt bị cáo. Điều gì khiến bị cáo, kẻ đã chấp nhận bản án tử hình ở tòa sơ thẩm lại nở nụ cười khi tòa phúc thẩm quyết định như vậy? Phải chăng đã có điều gì đó khiến Nguyễn Đức Nghĩa tin rằng có thể được giảm án tử hình?
Sáng 13-10, Tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành xét xử vụ Nguyễn Đức Nghĩa giết người, cướp tài sản xảy ra tại nhà chung cư G4, khu Trung Yên thuộc phường Trung Hòa- Nhân Chính. Ngay trước khi phiên tòa diễn ra, dư luận đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề, liệu bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa có thoát được án tử hình hay không? Chính vì thế, vẫn như phiên tòa sơ thẩm, cánh phóng viên theo dõi đến rất đông.
Khoảng 8h, Nghĩa được dẫn giải vào phòng xử án số 3. Còn nhớ lần xử sơ thẩm, ngay trước và sau phiên tòa, Nghĩa đã bị sốc và ngất. Lần xử phúc thẩm này trông bị cáo còn gầy và xanh xao hơn. Trong phòng xử án, chúng tôi thấy phần đông là người nhà nạn nhân Nguyễn Phương Linh. Ông Nguyễn Văn Ba, bố Linh vẫn gầy gò và đau đớn như những lần gặp gỡ chúng tôi. Hôm nay em Nguyễn Văn Hoàng, em trai Linh vì kiểm tra chất lượng đầu năm nên không thể có mặt tại phiên tòa. Không biết cậu học sinh ấy thi mà có yên lòng không, khi bên ngoài sẽ diễn ra phiên tòa xét xử kẻ sát hại chị gái mình.
Thật bất ngờ, khi phiên tòa bắt đầu, thẩm phán đọc bức thư xin phép vắng mặt để xin hoãn phiên tòa của luật sư Ngô Ngọc Thủy. Luật sư Thủy cho biết, ông không thể có mặt tại phiên tòa do phải tham dự một cuộc hội thảo quốc tế từ ngày 12 đến 25-10. Đây là luật sư được gia đình bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa thuê biện hộ cho bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm và tiếp tục là phiên tòa phúc thẩm. Trong lần biện hộ tại phiên tòa phúc thẩm, ông Thủy luôn cho rằng, hành vi của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa là che giấu tội phạm man rợ chứ không phải là giết người man rợ. Khi được nói lời cuối cùng tại phiên tòa sơ thẩm, Nghĩa từng nói rằng, dù bị kết án như thế nào, Nghĩa cũng không bao giờ kháng án. Nhưng đúng ngày thứ 15 theo quy định là hết thời gian kháng án thì Nghĩa lại làm đơn kháng án, cho rằng mình không giết người man rợ như bản án nêu, theo kiểu đúng như lập luận của luật sư Thủy tại phiên tòa sơ thẩm. Khi được hỏi ý kiến về việc này, luật sư Thủy đã phát biểu rằng, bị cáo Nghĩa làm như vậy là do có hiếu với bố mẹ, muốn kháng án để kéo dài thêm sự sống và muốn tìm cơ hội tốt cho mình, cho dù cơ hội đó cực kỳ mong manh. Theo quá trình theo dõi của vụ án, khi HĐXX công bố bức thư xin vắng mặt của luật sư Ngô Ngọc Thủy, nhiều người cảm thấy có vấn đề. Bởi theo quy trình, một luật sư muốn xin phép được vắng mặt tại phiên tòa thì phải có lý do chính đáng giải trình kèm theo. Đằng này, chỉ có vẻn vẹn lá thư xin vắng mặt của luật sư Thủy, không có giấy mời hay triệu tập hội thảo kèm theo như thông lệ. Chẳng lẽ, là một luật sư lâu năm, luật sư Thủy không biết đến quy định tối thiểu này? Chính tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa cũng như đại diện Viện KSND cũng lập luận rằng, lý do luật sư Thủy đưa ra cho sự vắng mặt cũng chưa chính xác vì trong đơn, ông Thủy chỉ nói đi dự hội thảo, mà không hề nêu chính xác đó là hội thảo gì, ở đâu, đồng thời cũng không có bản phô tô giấy mời của hội thảo mà ông Thủy đi dự nên tòa án sẽ cho xác minh lại lý do này tại cơ quan tư pháp và Đoàn luật sư Hà Nội. Bởi việc vắng mặt của luật sư Thủy đã khiến phiên tòa phải hoãn lại, bởi đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng tới mức án đã tuyên trong phiên tòa sơ thẩm cao nhất nên không thể thiếu được vai trò luật sư biện hộ cho bị cáo (khi được hỏi tại phiên tòa, bị cáo Nghĩa cũng yêu cầu phải có luật sư). Một phiên tòa bị hoãn là mất bao nhiêu thời gian, công sức của cả một hệ thống pháp luật, cũng như là của người nhà nạn nhân và những người quan tâm đến diễn biến vụ án.
Trao đổi với chúng tôi, luật sư Trương Thị Pha, đoàn luật sư Hồng Bách, những người tự nguyện bào chữa cho nạn nhân Nguyễn Phương Linh cho biết, sáng nay, trước 8h, văn phòng luật sư của chị nhận được điện thoại của Tòa phúc thẩm, báo tin phiên tòa đã hoãn. Chứng tỏ mọi thủ tục để hoãn phiên tòa chỉ là hình thức, còn HĐXX đã biết trước sự việc này. Mặc dù vậy, luật sư Trương Thị Pha vẫn có mặt tại phiên tòa để động viên và an ủi cho thân chủ của mình là gia đình ông Nguyễn Văn Ba. Chị cho biết, sau khi biết tin Nguyễn Đức Nghĩa kháng án, văn phòng luật sư Hồng Bách đã đến gặp ông Nguyễn Văn Ba để tự nguyện nhận biện hộ cho nạn nhân. Đứng trên cương vị của một luật sư, một người phụ nữ, chị Pha cho biết chị rất xót xa trước cái chết oan nghiệt của Nguyễn Phương Linh, một người con gái có học, một đứa con ngoan của gia đình và căm giận cái ác. Trong cuộc đời làm công tác tư pháp của mình, luật sư Pha cũng cho biết chưa bao giờ gặp một kẻ giết người tạm coi là có học mà hành vi dã man, tàn bạo đến thế. Chị và các đồng sự của mình đã tập trung nghiên cứu rất kỹ vụ án và chắc chắn sẽ bào chữa góp phần bênh vực cái thiện, diệt trừ cái ác.
Trong việc hoãn phiên tòa sáng nay, người đau đớn và bức xúc nhất là ông Nguyễn Văn Ba cùng với mọi người trong gia đình. Người cha ấy lại phải ngậm ngùi ra về, để ngóng đợi tiếp một phiên tòa mới nhằm trừng trị kẻ đã gây ra cái chết oan nghiệt cho con gái mình. Ông bức xúc nói không lên lời, mắt đỏ hoe, thỉnh thoảng quay đi chấm nước mắt. Nghịch cảnh thay, bên cạnh nỗi đau của gia đình nạn nhân, mọi người lại bắt gặp nụ cười rất tươi của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa và gia đình. Khi được dẫn giải ra xe để trở về trại tạm giam, Nghĩa nở nụ cười rất tươi và gật đầu chào một số người quen. Chị gái của Nghĩa ngay từ đầu cũng không vào dự, mà ngồi bên ngoài hành lang với một số người khác, cũng cười rất tươi. Phải chăng, việc hoãn phiên tòa hôm nay sẽ cho họ một cơ hội tốt hơn?
Video đang HOT
Xin được nhắc lại một chút về những hy vọng thoát tội của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa. Luật sư Ngô Ngọc Thủy biện hộ rằng, hành vi của Nghĩa chặt đầu, chân tay chị Linh là nhằm che dấu tội phạm chứ không phải giết người man rợ như cáo trạng cũng như bản án đã tuyên. Nhưng thực ra, chúng tôi đã phân tích, theo quan điểm của một số luật sư khác, đối chiếu với các quy định của pháp luật, thì giết người có tính chất man rợ là thực hiện các hành vi man rợ nhằm tước đoạt tính mạng của người khác làm cho nạn nhân đau đớn, quằn quại trước khi chết, hoặc hành vi giết người đó gây kinh hoàng, rùng rợn cho xã hội. Như vậy, trong vụ án này, đương nhiên hành vi giết người của Nghĩa là man rợ. Ngay phía luật sư của bị hại cũng cho biết, họ không cần bàn về hành vi giết người của Nghĩa là man rợ hay không, bởi bản chất hành vi phạm tội của đối tượng đã quá rõ, không có gì chối cãi được. Còn về mục đích cướp tài sản của Nghĩa đã quá rõ ràng. Việc Nghĩa đổ lỗi cho Linh về nhân cách không tốt nhằm chứng minh anh ta giết người là do bực tức, ghen tuông, hoàn toàn không có căn cứ và không phù hợp với logic tâm lý học. Hãy nghe luật sư của bị hại nói: “Đối với một người đã chết, không thể đối chất được, thì việc định đoạt tội phạm phải dựa vào sự công minh của pháp luật”. Phần đông những người được chúng tôi hỏi đều cho rằng, hành vi phạm tội dã man của Nghĩa là không có gì bào chữa được và cũng không thể có phép màu nào thay đổi được bản án đối với anh ta. Chẳng qua, việc kháng án , hay kiểu hoãn phiên tòa như hôm nay cũng chỉ là kéo dài thêm sự sống phập phồng, day dứt của bị cáo mà thôi. Giống như một độc giả đã viết: “Hãy cố nuôi hi vọng đi… Để rồi thấy điều đấy là không thể và những tháng ngày cuối hãy sống trong sợ hãi và giày vò, để biết cái chết là kinh khủng như thế nào khi gieo cho người khác”. Tuy nhiên cũng có độc giả viết trên báo rằng: “Hãy nhân từ với một người khi biết họ hối lỗi với tội ác của mình. Mọi người không hình dung được nỗi khổ của người mất đi tự do nên tự cho mình quyền phán quyết người khác. Chết là hết, sống mà không được tự do mới là nỗi khổ lớn nhất và họ có cơ hội để suy ngẫm những lỗi lầm và hoàn lương”. Cá nhân người viết nghĩ, sự sống là vốn quí nhưng bây giờ Nghĩa mới hiểu ra điều đó thì quá muộn. Bởi chính anh ta đã không biết tôn trọng và đã dã man tước đi quyền được sống của một cô gái vô tội như Nguyễn Phương Linh, thì tất yếu, sẽ có một bản án tương xứng dành cho chính anh ta.
Theo Pháp luật và cuộc sống
Nghĩa xúc phạm nhân phẩm nạn nhân?
Nguyễn Đức Nghĩa được dẫn vào tòa ngày 13-10
Luật sư Ngô Ngọc Thủy cho rằng, Nghĩa không phạm tội một cách man rợ. Trong khi đó, luật sư Nguyễn Hồng Bách khẳng định có. "Nghĩa khai "quan hệ" với nạn nhân vào ngày 3, 4-5-2010 là cố tình xúc phạm nhân phẩm chị Linh" - ông Bách nói...
Xác minh lý do vắng mặt của luật sư!
"Tôi chết trăm nghìn lần cũng đáng. Dù tòa có tuyên mức án cao nhất, tôi cũng không bao giờ kháng cáo" - Nguyễn Đức Nghĩa đã nói những lời tâm can tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Hà Nội. Nhưng sau đó, bị cáo kháng cáo vì cho rằng, mình không phạm tội một cách man rợ. Như lời luật sư Ngô Ngọc Thủy (bào chữa cho Nghĩa), bị cáo bị dằn vặt vì những người trong gia đình hy vọng Nghĩa còn cơ hội sống.
Phiên phúc thẩm ngày 13-10-2010 của TAND TC vắng mặt luật sư Thủy. Ông cáo bận do phải dự hội nghị quốc tế từ ngày 12 đến 25-10-2010. Bị cáo cũng đề nghị HĐXX hoãn tòa vì không thể tự bào chữa. Theo vị chủ tọa, luật sư gửi đơn xin hoãn tòa nhưng không nêu rõ dự hội nghị quốc tế ở đâu. Tòa sẽ xác minh lý do vắng mặt của luật sư Thủy nên chưa ấn định ngày mở lại phiên xử.
Luật sư Nguyễn Hồng Bách
"Xúc phạm đến nhân phẩm nạn nhân!"
Cũng như dư luận, ông Nguyễn Văn Ba (bố của nạn nhân Nguyễn Phương Linh) bất ngờ trước kháng cáo của Nghĩa. Đau đáu trước cái chết tức tưởi của con gái, ông Ba đồng ý với phán quyết của tòa cấp sơ thẩm. Quả quyết, Nghĩa phạm tội một cách man rợ, ông đã mời ba luật sư (Nguyễn Hồng Bách, Trương Thị Pha và Đào Trung Kiên - Cty luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con gái mình.
Các luật sư phía bị hại cho hay, Nghĩa có nhân thân xấu. Bị cáo từng có tiền sự về tội "Cố ý gây thương tích" năm 2003, nhiều lần đem tài sản của người khác thế chấp tại hiệu cầm đồ (Nghĩa đã thế chấp chiếc xe máy của Hoàng Thị Yến tại hiệu cầm đồ mà không được sự đồng ý của Yến - lời khai của Yến tại bút lục số 112 ) và ham cá độ bóng đá.
Đáng lưu ý, Nghĩa còn cố tình xúc phạm đến nhân phẩm của chị Linh khi khai, "quan hệ" với bị hại vào ngày 3, 4-5-2010; bị cáo giết người là do ghen tuông (chị Linh tìm đến bị cáo để quan hệ xác thịt). "Chị Linh đã mất nên không thể đối chứng. Tuy nhiên, qua hồ sơ vụ án thể hiện, ngày 4-5-2010 bị hại không trao đổi tin nhắn có nội dung yêu đương với bất cứ ai. Nghĩa là người chủ động liên lạc gọi chị Linh đến nhà Yến. Ngay cả chị Linh cũng không hay biết căn phòng này là của người yêu bị cáo. Nếu cho rằng, chị Linh chỉ đến với bị cáo vì quan hệ xác thịt thì đây cũng không thể là nguyên nhân dẫn tới việc bị cáo nổi cơn ghen, hai người đã chia tay từ lâu. Nghĩa xúc phạm nhân phẩm bị hại là để che giấu mục đích giết người cướp tài sản. Khi đó, bị cáo đã rơi vào tình trạng quẫn bách về tài chính (ngày 5-5-2010 là hạn chót để chuộc xe máy của Yến) - ông Bách nói.
Bị cáo Nghĩa cố ngoái lại nhìn người thân sáng 13-10-2010
Có căn cứ về hành vi man rợ?
Luật sư Nguyễn Hồng Bách khẳng định, Bản án sơ thẩm số 281/2010/HSST ngày 14-7-2010 của TAND TP Hà Nội đối với Nguyễn Đức Nghĩa là "đúng người, đúng tội". Vì thế, luật sư không nhất trí khi Nghĩa cho rằng, bị cáo không giết người một cách man rợ.
Điểm i khoản 1 Điều 93 BLHS nêu, tình tiết tăng nặng của tội "Giết người" là thực hiện tội phạm một cách man rợ. Tính man rợ trong hành vi của Nghĩa rất rõ ràng: Bị cáo đâm bị hại hai nhát từ phía sau và chị Linh chỉ kịp quay lại nhìn với "ánh mắt bàng hoàng". Không dừng lại ở đó, Nghĩa đã thực hiện một loạt các hành vi mất nhân tính khác (chặt đầu, chặt ngón tay, phi tang thi thể nạn nhân) hòng che giấu tội phạm, gây cản trở cho quá trình điều tra của các cơ quan tố tụng.
Khoản 1 Chương II Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng thẩm phán TAND TC giải thích: "Thực hiện tội giết người một cách man rợ như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc...)". Đối chiếu với Bản tường trình ngày 19-5-2010 (bút lục số 57) của Nghĩa càng rõ, bị cáo thực hiện tội phạm man rợ: "Ban đầu tôi dùng con dao chặt xương trên giá dao định chặt cổ Linh nhưng không thành công. Tôi tiếp tục thử dùng con dao dùng đâm Linh để cắt cổ cũng không được. Cuối cùng tôi thử lấy con dao bản chuyên dùng để thái thịt để cắt cổ. Sau đó dùng dao chuyên dùng chặt xương, kê tay Linh lên chiếc thớt gỗ rồi chặt rời từng đầu ngón tay của Linh".
Nghĩa đã dùng ba con dao để chia nhỏ thi thể nạn nhân. Hành vi này thể hiện ý chí sắc lạnh, phi nhân tính, "làm nhục tử thi". Đây là việc làm tối kỵ của một con người đối với đồng loại của mình, vậy mà bị cáo đã làm với người mình từng yêu thương.
Ngoài ra, tại các bản tường trình, bản kiểm điểm khác đều thể hiện, Nghĩa nhận thức rõ hành vi giết người của mình là kinh khủng, khủng khiếp, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không thể tha thứ được: "Dù bản thân mình có chết hàng trăm lần, hàng nghìn lần cũng không thể nào bù đắp được những tội ác quá ghê sợ mà mình đã gây ra" (bút lục số 63).
Vì các lẽ trên, luật sư Bách, Pha, Kiên sẽ đề nghị TAND TC tuyên y án sơ thẩm đối với Nguyễn Đức Nghĩa.
Theo Pháp luật xã hội
Xác minh lý do vắng mặt của luật sư Thủy Nguyễn Đức Nghĩa tại tòa hôm 13-10. Sáng ngày 13/10, Tòa phúc thẩm- TAND Tối cao đã mở phiên toà xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, thường trú tại quận Kiến An, Hải Phòng) - hung thủ trong vụ án "xác chết không đầu" tại khu Chung cư G4 Trung Yên, quận Cầu...