Lý giải nguyên nhân bạn bị giật mí mắt
Những giải thích khoa học cho hiện tượng giật mí mắt hoàn toàn khác hẳn với những gì bạn từng được nghe mọi người nói tới.
Mí mắt bị co giật là tình trạng trong đó các cơ ở mí mắt chuyển động hoặc co thắt không tự nhiên. Hầu hết ai cũng đã từng trải qua cảm giác mắt bị co giật xảy ra đột ngột và biến mất sau một vài giây. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu hiện tượng co giật ở mắt xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài thì bạn cần hết sức chú ý. Trong một số trường hợp hiếm gặp, triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng khiến bạn khó mở mắt.
Một số nguyên nhân gây co giật mí mắt bao gồm:
- Khô mắt
- Nhạy cảm với sáng (sợ ánh sáng)
- Bị bệnh đau mắt
- Thiếu ngủ
- Bị bệnh dị ứng
- Căng thẳng và mệt mỏi
- Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm
- Uống quá nhiều caffeine và rượu
Video đang HOT
- Cơ thể thiếu magiê
- Gặp vấn đề về thị lực
- Bị viêm giác mạc
- Bị viêm bờ mi hay viêm mí mắt
- Chứng co thắt mí mắt
Ảnh minh họa
Chứng co thắt mí mắt được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng co giật liên tục ở mí mắt. Đây là bệnh được đặc trưng với sự co giật không tự nhiên của các cơ của mí mắt cở một hoặc cả hai mắt. Người bị rối loạn trương lực cơ có thể gặp tình trạng co giật mắt trong thời gian dài. Bệnh này nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh hoặc thậm chí dẫn đến co thắt cơ mặt. Những người trưởng thành có nguy cơ bị bệnh này cao hơn trẻ em.
Một số nguyên nhân gây ra co giật mắt hiếm gặp:
- Trong trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là một triệu chứng của chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt…
- Co giật nửa mặt cũng là một bệnh hiếm gặp có thể gây co giật mí mắt. Tuy nhiên, đây cũng là một tình trạng thần kinh có thể ảnh hưởng đến các cơ mặt.
Khi nào thì cần đi khám bác sĩ?
Mặc dù trong hầu hết trường hợp, mí mắt bị co giật không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu bạn gặp các triệu chứng dưới đây thì nên đi khám bác sĩ sớm.
- Viêm mí mắt
- Co giật kéo dài khoảng một tuần hoặc lâu hơn
- Không có khả năng để mở một mí mắt do co thắt nghiêm trọng
- Rủ mí mắt trên
- Co thắt của các cơ trên khuôn mặt
Ảnh minh họa
Điều trị:
Thông thường, nếu không nghiêm trọng, tình trạng co giật mí mắt sẽ tự biến mất. Nhưng để cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể dùng một miếng gạc ấm đắp trên mắt hoặc xoa bóp nhẹ nhàng. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản như dưới đây:
- Khô mắt có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và nước mắt nhân tạo.
- Người bị mắt co giật gây ra do nhạy cảm ánh sáng có thể đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím của mặt trời, hoặc đeo kính chống chói khi làm việc nhiều giờ trên máy tính.
- Nếu mắt co giật do thiếu ngủ, bạn nên thay đổi thói quen ngủ của mình và ngủ đủ giấc (6-8 giờ/đêm).
- Các thuốc kháng histamine có thể giúp làm giảm phản ứng dị ứng có thể gây co giật mắt.
- Nếu do sự căng thẳng và mệt mỏi thì bạn cần giải tỏa tâm trạng để giảm bớtcăng thẳng bằng cách nghỉ giải lao khi làm việc hoặc có kế hoạch tập luyện sức khỏe.
- Nếu do uống quá nhiều chất kích thích như caffeine và rượu thì nên tránh tiêu thụ chúng càng nhiều càng tốt.
- Nếu được chẩn đoán do thiếu hụt magiê thì bạn nên bổ sung magiê cho cơ thể từ các thực phẩm như khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ cải…
Nếu các biện pháp trên không có tác dụng, bạn nên đi khám lại để được bác sĩ quyết định phương pháp điều trị khác tích cực hơn.
Theo VNE
Lý giải những hiểu lầm về sex
Sinh con có lợi cho đời sống lứa đôi; chỉ đàn ông mới gặp trục trặc về sex; qua tuổi 60 sẽ không còn hoạt động tình dục... đều là những hiểu sai về "chuyện ấy".
Theo VnExpress
Dấu hiệu bạn bị bệnh tiểu đường Khát nước, đi tiểu nhiều lần, da khô, sụt cân đột ngột, vết thương lâu lành ... là những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tiểu đường là một căn bệnh có thể từ từ đến gần xuất hiện mà không hề có một sự cảnh báo trước nào. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Có những...