Lý giải khoa học những người hay quên nhất định phải đọc
Bước qua một cánh cửa hay chỉ đơn giản là đi từ phòng này sang phòng khác, bạn chợt quên mất mình định làm gì. Khoa học sẽ lý giải như thế nào về “căn bệnh quên nhanh” này?
Bạn tự nói trong đầu mình sẽ làm một việc gì đó. Bạn phải đi ra khỏi cửa hoặc đơn giản chỉ là đi từ phòng này sang phòng khác để thực hiện việc đó. Nhưng chỉ vừa bước qua cánh cửa, bạn chợt quên mất việc mình cần phải làm. Tình cảnh ngớ ngẩn này có thể xảy ra với cả những người có trí nhớ tốt nhất.
Trên thực tế, tất cả mọi người đều đã từng gặp hiện tượng này. Hãy cùng xem khoa học lý giải hiện tượng này như thế nào nhé!
Thế nào là “hiệu ứng ngoài cửa”?
Hiệu ứng ngoài cửa (Doorway effect) được nghiên cứu bởi Gabriel Radvansky và các đồng nghiệp của ông tại trường Đại học Notre Dame. Đây thực chất là hiện tượng mất trí nhớ trong thời gian ngắn.
Vừa định làm việc gì đó rồi lại quên, có lẽ ai cũng từng gặp phải tình cảnh này.
Trong nghiên cứu của Gabriel Radvansky, những người tham gia sử dụng phím máy tính để di chuyển trong một môi trường ảo trên màn hình. Môi trường này gồm 55 phòng lớn nhỏ khác nhau. Phòng lớn có 2 cái bàn trong khi các phòng nhỏ chỉ có 1. Trên mỗi bàn đều có đặt một đồ vật. Nhiệm vụ của người tham gia là lấy đồ vật ở bàn này và đặt sang bàn khác và làm tương tự như vật ở tất cả các phòng. Họ quan sát thấy rằng khi đi qua một cánh cửa vào phòng, hiệu suất bộ nhớ của những người tham gia sẽ thấp hơn so với khi họ chỉ lấy và đặt đồ vật trên 2 bàn trong cùng phòng lớn.
Trong phần tiếp theo của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra “Hiệu ứng ngoài cửa” bằng cách sử dụng phòng thực tế thay vì môi trường ảo như trước. Điều thú vị là kết quả ghi lại được cũng giống như thí nghiệm 1. Trí nhớ bị suy giảm qua thời gian khi người tham gia bước qua một cánh cửa.
Tại sao lại xuất hiện “hiệu ứng ngoài cửa”?
Các nhà tâm lý học tin rằng não bộ phải thường xuyên xử lý khối lượng thông tin vô cùng lớn nên nó không thể lưu trữ toàn bộ thông tin. Vì vậy, não bộ sẽ có xu hướng lưu trữ thông tin theo thứ tự ưu tiên. Nói cách khác, khi con người bước qua cánh cửa, não bộ của họ sẽ ghi nhận những sự vật trong hoàn cảnh mới. Những thông tin trước đó quá nhiều và có thể không còn cần thiết được não bộ tự động xóa khỏi kí ức.
Video đang HOT
Nhưng cũng đừng quá lo lắng vì đây chỉ là một hiện tượng xử lý thông tin rất tự nhiên của não bộ thôi.
Không chỉ vậy, não bộ thường ghi nhớ thông tin ngắt quãng thay vì một sự kiện liên tục. Do đó, việc bước qua một cánh cửa sẽ làm cho phần kết nối giữa các mảng ký ức bị đứt gãy và khiến bạn quên mất mục đích ban đầu của mình.
Tin tốt lành là việc quên những thông tin như vậy không liên quan gì đến vấn đề về trí nhớ, trí thông minh và các kỹ năng nhận thức của con người. Vì vậy, nếu bạn vào phòng và đột nhiên quên mất lý do tại sao bạn ở đó, cũng đừng lo sợ mình có nguy cơ bị bệnh Alzheimer hay có vấn đề gì nghiêm trọng. Đây chỉ là một hiện tượng xử lý thông tin rất tự nhiên của não bộ thôi.
Linh Phương / Theo Trí Thức Trẻ
Có thể bạn chưa biết những cách đơn giản mà nhanh gọn để vệ sinh máy tính
Vệ sinh máy tính là một trong những việc "đáng ghét " nhất vì chúng nhiều khe cạnh nhưng lại tích tụ nhiều bụi bẩn. Liệu bạn đã biết những mẹo đơn giản này để việc lau chùi máy tính không còn là "ác mộng"?
Bụi là một trong những kẻ thù chính của máy tính. Dù chúng ta cố gắng giữ gìn sạch sẽ, bụi bẩn vẫn có trên máy tính, mà chúng lại là "vật bất li thân đối với nhiều người, nếu quá nhiều bụi bẩn, có thể khiến bạn hắt xì hơi liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là một số mẹo cách dễ dàng làm sạch máy tính khỏi bụi bẩn với những dụng cụ có sẵn:
1. Vệ sinh màn hình
Để loại bỏ bụi trên màn hình máy tính, nhiều người thường sử dụng khăn thô hoặc giấy. Nhưng sau khi lau xong nhiều sợi xơ vải hoặc xơ giấy dính vào màn hình, rơi xuống bên trong các khe bàn phím. Hơn nữa, khăn giấy và vải thô vẫn có thể để lại vết bẩn, thậm chí làm xước màn hình.
Phương pháp đúng đắn nhất là chỉ dùng một miếng vải sợi nhỏ để làm sạch màn hình! Loại vải này không có xơ vải và mềm đủ để không làm xước màn hình.
2. Loại bỏ bụi bẩn ở CPU
Không sử dụng các sản phẩm có chứa cồn, amoniac hoặc acetone. Những chất lỏng mạnh này có thể làm bay các lớp sơn ở các nút và dễ dàng làm hỏng màn hình, đặc biệt nếu khu vực đó được phủ một lớp chống chói.
Một chất tẩy rửa phổ biến nhất có thể làm ở nhà là trộn nước và dấm trắng với tỷ lệ tương ứng. Nhúng vải mềm không có xơ vào dung dịch nước này rồi lau nhẹ khu vực cần vệ sinh.
3. Loại bỏ các vết trầy xước
Dùng một ít kem đánh răng để đánh bóng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng kem đánh răng có các hạt mài mòn hoặc chất tẩy trắng nhiều.
Tất cả những gì bạn cần làm là cho một ít kem đánh răng vào đầu một miếng vải sợi nhỏ, mềm hoặc bông tăm rồi lau nhẹ vào vết trầy xước. Tiếp đó để khô chỗ bôi kem và sau đó lau sạch bằng vải ướt.
4. Thổi bụi ra
Với một chiếc máy sấy tóc thông thường có khả năng thổi bay bụi ra khỏi bàn phím. Bạn cũng có thể dùng máy sấy để thổi bụi ở phần bên trong của CPU.
Đầu tiên bạn hãy rút phích cắm của máy tính, dùng tua vit tháo vỏ hộp, sau đó bật máy sấy ở chế độ gió lạnh rồi hướng máy vào khu vực cần thổi bụi bẩn đi.
5. Làm sạch bụi bẩn ở những khu vực khó tiếp cận
Để thổi bụi ra khỏi những nơi khó tiếp cận, bạn có thể sử dụng một ống xylanh. Dụng cụ này thuận tiện để thổi bụi từ những nơi như bộ tản nhiệt và quạt trong CPU.
Một máy hút bụi thông thường cũng có thể loại bỏ hoàn toàn bụi trong máy tính. Lần tiếp theo vệ sinh, bạn có thể dùng máy hút bụi để hút bụi bẩn trên bàn phím, CPU và loa.
6. Làm sạch các phím và chuột
Và đây là một cách tuyệt vời để làm sạch bàn phím và chuột mà không cần tháo rời.
Cách đơn giản để làm sạch bàn phím máy tính.
Đầu tiên bạn trộn dấm trắng và nước với tỉ lệ bằng nhau, nhúng miếng vải sợi mềm vào dung dịch này rồi vắt hết nước. Sau đó, lấy đồ vật bất kỳ có hình dáng rộng, mỏng ví dụ như dao hoặc thước rồi phủ tấm vải đã nhúng dung dịch lên để loại bỏ bụi bẩn trên các phím.
MKM / Theo Trí Thức Trẻ
Vì sao thái giám trên phim lúc nào cũng cầm phất trần? Xem những bộ phim Hoa ngữ, bạn có thắc mắc vì sao các thái giám trong phim đều cầm cây phất trần đi qua đi lại không? Thái giám hay còn gọi là hoạn quan, công công, tự nhân là những thanh niên được tuyển riêng để phục vụ cung đình, hầu hạ vua chúa và phi tần trong xã hội Trung Quốc...