Lý giải hiện tượng khoa học khi sợi tóc làm vỡ miếng thép
Thép cứng hơn khoảng 50 lần so với tóc người. Nhưng các nhà khoa học chứng minh rằng chỉ một sợi lông tóc cũng có thể khiến miếng thép bị nứt vỡ.
Mặc dù lông tóc của bạn mềm hơn rất nhiều so với thép, nhưng bạn có nhận thấy là những chiếc dao cạo dùng để cạo râu, cắt tóc,… thường chỉ duy trì được độ bền trong vài tháng, hoặc sau một số lượt cạo nhất định.
Trước đây, chúng ta cho rằng điều này là do các cạnh được mài sắc của lưỡi dao bị mài mòn sau mỗi lần sử dụng. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy những quá trình khác đã diễn ra.
Bằng cách sử dụng một kính hiển vi điện tử để quan sát sự thay đổi của lưỡi dao, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sự thật bất ngờ.
Đó là lưỡi dao không hề bị mòn đi, mà thay vào đó chúng xuất hiện các vết nứt nhỏ. Sau đó là các vụn thép bị bong ra khỏi mép của lưỡi dao.
Qua video trên, các nhà khoa học chỉ ra rằng trên bề mặt cạnh lưỡi dao có một độ nhám nhất định, khiến nó dễ bị tách rời nếu như có tác động đủ mạnh, và vào đúng vị trí được xem là “điểm yếu” trên bề mặt.
Điều này phản ánh chính xác cấu tạo vật chất, khi thép dù cứng về mặt tổng thể, nhưng vẫn luôn tồn tại những độ cứng khác nhau trong cấu trúc vi mô tại bề mặt của nó.
Nhóm nghiên cứu đã gửi đề tài này lên tạp chí Science, chứng minh khi lông tóc được đẩy lên và tiếp xúc với vùng mềm hơn của lưỡi dao bằng thép, lực ép có thể khiến vật này bị gãy – tất nhiên là chỉ những mảng rất nhỏ mà chúng ta khó lòng quan sát bằng mắt thường.
Giờ đây, sau khi đã tìm ra điểm yếu của lưỡi dao cạo mà chúng ta vẫn sử dụng mỗi ngày, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra giải pháp nhằm giúp chúng có độ bền cao hơn.
Sự thật sửng sốt thời điểm con người sử dụng lửa
Con người bắt đầu sử dụng lửa từ hàng ngàn năm trước trở thành một dấu mốc quan trọng trong lịch sử. Thế nhưng, thời điểm chính xác của hành động này là điều luôn khiến các chuyên gia tranh luận gay gắt...
Trong những năm qua, nhiều chuyên gia thực hiện các nghiên cứu nhằm giải mã bí ẩn con người sử dụng lửa từ khi nào. Nguyên do là bởi lửa đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến hóa của loài người.
Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Đại học Haifa, con người bắt đầu nắm vững cách sử dụng lửa từ cách đây khoảng 350.000 năm.
Kết luận này được các chuyên gia thuộc Đại học Haifa đưa ra sau khi thực hiện dự án nghiên cứu tại hang động Tabun của Israel.
Tại hang động này, các chuyên gia phát hiện các lớp đá lửa có cách đây 350.000 năm là bằng chứng cho thấy con người sử dụng lửa từ thời điểm ấy.
Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học Toronto (Canada) công bố kết quả nghiên cứu cho thấy con người sử dụng lửa cách đây 1 triệu năm.
Họ đi đến kết luận này dựa vào những dấu vết của tro và xương cá hồi được tìm thấy trong hang Wonderwerk gần sa mạc Kalahari ở Nam Phi. Chúng có niên đại 1 triệu năm tuổi.
Với bằng chứng này, các nhà khoa học thuộc Đại học Toronto cho hay con người sử dụng lửa để làm chín thức ăn từ 1 triệu năm trước.
Các chuyên gia còn suy đoán người tiền sử còn có thể sử dụng lửa để sưởi ấm, xua đuổi thú dữ hay kẻ thù.
Nhiều chuyên gia cho rằng những kết luận trên chưa chắc đã là cái kết cho chủ đề tranh luận về thời điểm con người sử dụng lửa. Việc xác định thời gian không hề dễ dàng.
Do vậy, các nhà khoa học thực hiện nhiều nghiên cứu khác để có thể tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
Mời độc giả xem video: Gìn Giữ Ngọn Lửa Thống Nhất. Nguồn: VTV24.
Giải mã bí ẩn về hóa thạch khủng long có cổ dài kì quái Một loài bò sát sống ở kỷ Trias dài 6 m với chiếc cổ dài 3 m lâu nay gây khó hiểu cho các nhà khoa học kể từ khi nó được mô tả lần đầu tiên vào năm 1952. Cho đến mới đây, những bí ẩn về sinh vật này mới phần nào được làm sáng tỏ nhờ các công nghệ hiện...