Lý giải hiện tượng khó thở sau khi ăn
Cảm thấy hơi khó thở sau bữa ăn thường xuyên xảy ra thì có thể là do một nguyên nhân tiềm ẩn thậm chí là nghiêm trọng nào đó.
Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh
Dạ dày sẽ trở nên phình to hơn sau khi tiêu thụ nhiều thức ăn hoặc ăn quá nhanh. Bạn cũng có thể cảm thấy vùng bụng trên căng phồng lên, dạ dày phình giãn ra và ép vào cơ hoành sẽ làm cho bạn khó thở sau ăn.
Khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức đối với thực phẩm hoặc các chất chứa trong thực phẩm đó có thể gây ra tình trạng khó thở. Thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất là lạc (đậu phộng), lúa mì, sữa, cá, sò ốc, tôm, cua…
Các bệnh lý hô hấp
Đường hô hấp bị tắc do chất nhầy hoặc đờm sẽ làm cho không khí di chuyển vào và ra phổi trở nên khó khăn khiến bạn cảm thấy không thở được. Bạn cũng có thể cảm thấy khó thở khi bạn bị hen suyễn. Viêm phổi cũng có thể gây ho và thở gấp.
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Trào ngược dạ dày – thực quản cũng có thể là nguyên nhân của khó thở sau khi ăn. Đó là một tình trạng mà trong đó thực quản dưới của bạn mở ra không hợp lý, khiến acid và thực phẩm từ dạ dày di chuyển ngược lên và đi vào thực quản. Bạn cũng có thể cảm thấy thắt nghẹt ở mỏ ác cũng như ở vùng bụng dưới của bạn đi kèm với ho khan, khàn giọng, khó thở và khó nuốt.
Video đang HOT
Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nếu bị rối loạn nhịp nhẹ, nhưng nếu rối loạn nhịp tim nặng có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, kiệt sức, tức ngực và ngất xỉu. Trong một số trường hợp hiếm hoi, loạn nhịp cũng có thể dẫn đến ngừng tim.
Chứng rối loạn lo âu
Các rối loạn lo âu là các loại bệnh tâm lý đặc trưng với hoang tưởng, sợ hãi và bồn chồn. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác nhau trong các chứng rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng loạn, ám ảnh và lo lắng, trong đó khó thở là một triệu chứng thường gặp của rối loạn lo âu.
Để giảm nguy cơ khó thở sau khi ăn
Ăn nhai chậm và kỹ. Tránh nằm ngủ ngay sau khi ăn, tối thiểu 1-2 giờ sau khi ăn mới nằm.
Tập thể dục thường xuyên, nhưng không được ngay sau bữa ăn, tối thiểu 2 giờ sau ăn bạn mới bắt đầu tập thể dục. Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Tránh các thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau cải. Ăn nhiều cá nước lạnh như cá thu, cá hồi. Hạn chế các chất đạm như thịt đỏ.
Theo anninhthudo
Cam thảo - có nên sử dụng hàng ngày?
Cam thảo ngoài là một vị thuốc tốt thì còn là thức uống quen thuộc với nhiều người. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy liệu có tốt và có phải ai cũng dùng được?
Cam thảo thơm và ngọt, là một vị thuốc rất thông dụng trong ông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Vì thế, nước uống có cam thảo trở thành thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy có tốt và những có phải ai cũng dùng được vị thuốc này?
Có nên sử dụng liên tục?
Vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng, trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrizin gây chết ở chuột là 5g/kg thể trọng.
Cho chuột sử dụng với liều nhỏ hơn 60mg/kg thể trọng/ ngày thì không phát hiện thấy tác hại xấu. Chuột hấp thu nhiều chất này (1g/kg/ngày) có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.
Ở người, uống quá nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. 1 - 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.
Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần
Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi... Đã từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách.
Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,... và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.
Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược... Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.
Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.
Phải rất thận trọng khi dùng
Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu, dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân... Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...; các trường hợp viêm gan, xơ gan... đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.
Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi... nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.
Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo... thay nước lọc.
Theo SK&ĐS
Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày - thực quản Gần đây, tôi bị nóng rát giữa ngực, ăn uống kém, nghi bị trào ngược dạ dày - thực quản (TNDDTQ). Ảnh minh họa Mong bác sĩ tư vấn cách nhận biết bệnh qua những triệu chứng nào? Trần Vũ (Bắc Ninh) Hội chứng TNDDTQ còn được gọi là viêm thực quản trào ngược và có các triệu chứng khá giống nên rất...