Lý giải “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình
Cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có thuyết “Ba đại diện”, “ Xã hội hài hòa”, còn tân Chủ tịch Tập Cận Bình lại ôm ấp “ Giấc mơ Trung Hoa”.
Tập Cận Bình bắt đầu quảng bá “Giấc mơ Trung Hoa” trước khi ông nhậm chức Chủ tịch nước. Trong tháng 11/2012, ông Tập tuyên bố: “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc“.
Hồi tháng 3/2013, trong bài phát biểu trước Quốc hội Trung Quốc ngay sau khi được chính thức bổ nhiệm làm Chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình tuyên bố: “Chúng ta phải nỗ lực không ngừng… tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và phấn đấu đạt được giấc mơ phục hưng dân tộc Trung Quốc”.
“Giấc mơ Trung Hoa” trong con mắt người dân
Để tìm câu trả lời, phóng viên của kênh truyền hình CNN đã hỏi một số công dân Trung Quốc sống ở Bắc Kinh.
Li Lei, một chuyên gia hóa trang 27 tuổi, nói: “Đối với tôi, &’Giấc mơ Trung Hoa’ là mua được một ngôi nhà ở Bắc Kinh và đến sống ở đó”.
Sarah Shi, một nhân viên lễ tân khách sạn 25 tuổi, cho biết thêm: “Ước mơ của tôi là có đủ tiền để đoàn tụ gia đình và không phải đi quá xa đến chỗ làm việc”.
Trong khi đó, nhân viên bán hàng 47 tuổi Li Jianjie cho biết ước mơ lớn nhất của ông ta là được chăm sóc y tế.
Xóa bỏ đói nghèo
Video đang HOT
Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, “Giấc mơ Trung Hoa” là duy trì kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển. Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã “xóa đói, giảm nghèo” cho khoảng 600 triệu công dân. Để trở thành một cường quốc, Trung Quốc phải chuyển từ một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu sang một nền kinh tế tiêu dùng.
Sự chuyển đổi này quả là không dễ dàng.
Jing Ulrich, giám đốc điều hành chi nhánh Trung Quốc của JP Morgan, nhận định rằng Trung Quốc “không thể tiếp tục dựa vào đầu tư, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, nhà máy, bất động sản …” mà cần chuyển sang “một nền kinh tế dịch vụ có định hướng”. Bà này nói thêm: “Trung Quốc có đội ngũ người tiêu dùng đông đảo, nhưng những người này cần phải cảm thấy một tương lai an toàn để có thể tiết kiệm ít hơn và chi tiêu nhiều hơn”.
Vẫn còn đó vấn nạn tham nhũng
Ngoài việc xây dựng phải xậy dựng mạng lưới an sinh xã hội, Trung Quốc còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, trong đó có ô nhiễm môi trường và vấn nạn tham nhũng.
Evan Osnos, phóng viên của tờ The New Yorker thường trú ở Trung Quốc, cho biết: “Con người ngày nay tìm kiếm nhiều thứ, chứ không chỉ quan tâm đến túi tiền của họ. Họ có một quan niệm phong phú hơn về những gì có nghĩa là &’cuộc sống tốt’. Họ nói rằng tôi muốn sống trong một thành phố có không khí trong sạch hơn”. Mọi người cũng nói “nếu phải đến tòa án”, họ muốn được đảm bảo “có thể nhận được một bản án hợp lý từ các thẩm phán không bị hối lộ hoặc không bị chính trị chi phối”.
Cải cách thực sự?
Trong một bài viết, cựu Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Wu Jianmin, nói: “Nếu nhìn vào bài phát biểu Chủ tịch Tập Cận Bình, nếu nhìn vào Báo cáo Đại hội đảng, người ta có thể thấy họ (ban lãnh đạo Trung Quốc) nói về cải cách chính trị. Tập Cận Bình nói rất rõ ràng về điều đó. Chúng ta cần có pháp quyền và dân chủ”.
Nhưng khi Trung Quốc nâng cao địa vị trên thế giới, không ít người lo ngại rằng nước này đang ngày càng trở nên bành trướng và xâm lược – đặc biệt là liên quan đến chủ quyền lãnh thổ trên biển.
Nhưng Tập Cận Bình cho biết ý định của chính phủ Trung Quốc là hoàn toàn hòa bình. Tại một bài phát biểu gần đây tại Moscow, ông Tập nói giấc mơ Trung Quốc “sẽ không chỉ có lợi cho nhân dân Trung Quốc mà còn sẽ có lợi cho toàn thế giới”.
Và thế giới sẽ có cả một thập kỷ để kiểm chứng xem “Giấc mơ Trung Hoa” có “hoàn toàn hòa bình” và “có lợi cho toàn thế giới” như ông Tập Cận Bình từng tuyên bố hay không.
Theo vietbao
Chiến hạm Ấn Độ, Trung Quốc "khuấy động" Biển Đông
Ấn Độ điều 4 tàu chiến tới Biển Đông trong khi Hải quân Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận có sự tham gia của 3 hạm đội cũng ở khu vực này.
Theo tờ News Strait Times, Hải quân Ấn Độ đưa 4 tàu chiến tới Biển Đông thực hiện một loạt chuyến thăm, trong đó có Việt Nam.
Trong khuôn khổ đợt tập huấn mang tên "Triển khai tại hải ngoại", 4 tàu chiến thuộc Hạm đội Viễn Đông của Ấn Độ đã ghé cảng Malaysia vào 25/5. Sau đó, ngày 29/5 đội chiến hạm Ấn Độ sẽ ghé Việt Nam, trước khi tiếp tục hải trình qua Philippines.
Chiến hạm tàng hình INS Satpura.
Đội chiến hạm Ấn Độ hoạt động trên Biển Đông gồm: khu trục hạm tàng hình INS Satpura; khu trục lớp Rajput INS Ranvija; hộ tống hạm INS Kirch và tàu tiếp liệu INS Shakti. Toàn bộ thủy thủ đoàn trên 4 chiếc tàu lên đến hơn 800 người, nằm dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc Ajit Kumar, chỉ huy Hạm đội Viễn Đông.
Hai chiếc Satpura và Kirch đến từ Singapore sau khi tham gia cuộc Triển lãm Quốc tế về Quốc phòng Hàng hải (IMDEX 2013), và cuộc Diễn tập Hải quân Song phương Singapore - Ấn Độ. Riêng hai chiếc Ranvijay và Shakti khởi hành từ Port Blair, Ấn Độ.
Sau Malaysia, bốn chiến hạm Ấn Độ sẽ lên đường ghé cảng Việt Nam kể từ ngày 29/5, sau đó sẽ đến Philippines.
Theo Chuẩn đô đốc Ajit Kumar, việc Ấn Độ cho triển khai của các chiến hạm này đến vùng Biển Đông và vùng biển Tây Thái Bình Dương từ giữa tháng 5 này đến cuối tháng 6 tới đây, sẽ góp phần tăng cường quan hệ quân sự giữa New Delhi với các nước trong khu vực. Ngoài ra chiến dịch này cũng nhằm giới thiệu sức mạnh hải quân của Ấn Độ.
Cùng thời gian có tin chiến hạm Ấn Độ thực hiện hoạt động trên Biển Đông. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin sáng ngày 27/5, Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên điều nhiều tàu chiến của 3 Hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải tới tập trận chung trái phép trên Biển Đông kể từ năm 2010.Cuộc tập trận quy mô này mới chỉ kết thúc vào chiều ngày 24/5 vừa qua.
Theo đài CCTV, Hải quân Trung Quốc đã cử tới 5 binh chủng chủ lực của cả 3 hạm đội Nam Hải, Bắc Hải và Đông Hải gồm các loại tàu chiến, tàu ngầm, không quân trong hải quân, để chia thành 2 đội tập trận bắn đạn thật đối kháng trên Biển Đông.
Các tàu chiến 3 Hạm đội Hải quân Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận quy mô ở Biển Đông vào ngày 24/5.
Giới phân tích Trung Quốc cho biết đây là lần đầu tiên cả 3 hạm đội này tiến hành tập trận chung kể từ năm 2010 - thời điểm Bắc Kinh triển khai diễn tập quy mô nhằm phản đối sự hiện diện của tàu USS George Washington (Mỹ) trên biển Hoàng Hải. Và lần này, trước sự xuất hiện của tàu sân bay USS Nimitz tại Biển Đông, không quá khó hiểu khi Bắc Kinh lại muốn dùng sức mạnh quân sự để gửi đi các thông điệp của họ.
Tờ World Journal (phiên bản tiếng Trung) dẫn lời các chuyên gia quân sự thì cho biết động thái trên của Trung Quốc là để "dằn mặt" Mỹ, Nhật Bản và Philippines cũng như khẳng định cái gọi là "chủ quyền" của nước này trên Biển Đông. Trong khi đó, viên tướng "diều hâu" La Viện đã lớn tiếng cho rằng cuộc tập trận nói trên có thể tạo ra "một quả đấm thép" trong những trường hợp "cần thiết".
Trước đó, trong các ngày 12 và 13/5, 2 Hạm đội Đông Hải và Nam Hải đã liên tiếp đơn phương cử các tàu hộ vệ và tàu chiến tới khu vực này. Tuy nhiên, các biên đội tàu này có gặp nhau hay không thì không được phía truyền thông Trung Quốc tiết lộ.
Theo vietbao
Mỹ thay đổi chính sách chống khủng bố Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố Mỹ sẽ thay đổi trong cuộc chiến chống khủng bố, hạn chế tấn công bằng máy bay không người lái và ngụ ý cuộc chiến kéo dài chống lại al-Qaeda sẽ chấm dứt vào một ngày nào đó. Một người biểu tình đang mặc áo tù nhân cạnh mô hình máy bay không người...