Lý giải được tại sao chim hải âu cổ rụt lại có chiếc mỏ lớn
Nghiên cứu về loài chim hải âu cổ rụt có mỏ lớn, nhóm khoa học Mỹ – Canada cho rằng mỏ chim tiến hóa theo hướng to lên để giúp chim tỏa nhiệt cơ thể trong các chuyến bay kiếm mồi.
Chim hải âu cổ rụt với chiếc mỏ lớn – Ảnh: Wikipedia Commons
Theo EurekAlert, các nhà khoa học ở Đại học McGill, Canada và Đại học California, Mỹ, đã phát hiện ra rằng những cái mỏ khổng lồ ở chim hải âu cổ rụt giúp chúng thải nhiệt dư thừa do cơ thể tạo ra trong chuyến bay.
Loài chim biển Fratercula cirrhata là hải âu cổ rụt hay còn gọi là hải âu mỏ sáng, sống thành đàn đông đúc trên bờ Bắc Thái Bình Dương. Ở Nga, chúng được tìm thấy ở Kamchatka, Chukotka, Sakhalin, Kuril và các đảo Commander.
Loài hải âu này có kích thước bằng một con quạ, nhưng nổi bật nhờ một cái mỏ lớn màu đỏ. Thức ăn chính là cá nhỏ và chúng thường bay ra biển khơi để kiếm ăn.
Công bố kết quả nghiên cứu trên Journal of Experimental Biology, các nhà khoa học cho biết đã sử dụng máy chụp ảnh nhiệt để theo dõi sự trở về của những con hải âu cổ rụt từ chuyến bay, ghi lại nhiệt lượng do chim tạo ra.
Trong vòng 30 phút sau khi hạ cánh, nhiệt độ của mỏ chim đã giảm 5C (từ 25C xuống 20C), trong khi nhiệt từ lưng chim hầu như không thay đổi. Mỏ chim chiếm 10-18% tổng lượng trao đổi nhiệt, mặc dù diện tích của mỏ chỉ bằng 6% tổng diện tích cơ thể của con chim.
Theo giáo sư Kyle Elliott ở Đại học McGill, mỏ đã trở thành một công cụ tiến hóa để làm mát chim trong chuyến bay. Trong suốt chuyến bay, sự giải phóng năng lượng ở chim tăng lên đáng kể. Như được phát hiện qua các nghiên cứu về các loài chim mỏ lớn, trong chuyến bay, mức tiêu thụ năng lượng của chúng cao hơn 31 lần so với lúc nghỉ ngơi. Điều này tạo ra một lượng nhiệt đáng kể. Tác giả chính của công trình nghiên cứu Hannes Schraft nói rằng các loài chim này toả ra nhiều nhiệt trong chuyến bay như một chiếc đèn sợi đốt.
Cơ thể của chim được cách nhiệt tốt nhờ lớp lông, điều này là cần thiết cho chúng khi lặn xuống nước của đại dương, vì vậy, mỏ phục vụ cho điều chỉnh nhiệt. Giáo sư Kyle Elliott chia sẻ rằng kết luận trên xác nhận ý tưởng rằng sự điều hòa nhiệt độ cơ thể đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành tiến hóa mỏ ở một số loài chim.
Đây cũng là một ví dụ về sự cân bằng, khi cấu trúc bên ngoài được củng cố để thực hiện một chức năng mới. Theo cách tương tự, đôi tai của loài thỏ sống trên sa mạc đã trở nên lớn hơn để giúp chúng hạ nhiệt.
Vũ Trung Hương
Video đang HOT
Theo motthegioi.vn
Khích lệ giáo viên trao đổi, sáng tạo
Bắt đầu từ tháng 10/2019, các trường ĐHSP chủ chốt tham gia Chương trình ETEP phối hợp với các địa phương đồng loạt tổ chức bồi dưỡng GV cốt cán trong cả nước. Đây là bước đi quan trọng trong bối cảnh Chương trình GDPT mới sắp triển khai.
Báo GD&TĐ đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Hiền - Phó Giám đốc Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) về vấn đề này.
Ảnh minh họa/ INT
Chủ động tiếp nhận đổi mới
- Là người trực tiếp theo dõi và giám sát hoạt động bồi dưỡng GV cốt cán của các trường ĐHSP, ông nhận thấy đội ngũ này tham gia bồi dưỡng như thế nào, tâm tư nguyện vọng của họ ra sao?
- Tính đến ngày 1/11/2019, trong tổng số 28.000 GV cốt cán được bồi dưỡng theo kế hoạch, các trường ĐHSP đã tổ chức bồi dưỡng qua mạng và trực tiếp hơn 17.000 thầy cô. Trong quá trình giám sát, các chuyên gia tư vấn của Chương trình ETEP đã phỏng vấn trực tiếp GV cốt cán tham gia bồi dưỡng. Phản hồi từ phía các GV cốt cán là rất tích cực. Lần đầu tiên được tiếp cận với chương trình mới, các thầy cô khá chủ động, học liệu cũng được ghi nhận tốt. Nhiều người trong số này học trước và hiểu được nhiều vấn đề.
Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ giảng viên chủ chốt, đội ngũ cốt cán rất tự tin, về chuyên môn có tính sáng tạo.
Ngoài ra, các trường sư phạm tham gia Chương trình ETEP cũng khá sáng tạo, đã lập ra các nhóm học tập trên Facebook, giúp các thầy cô cốt cán có diễn đàn giao lưu trao đổi, dần dần trở thành cộng đồng học tập.
PGS.TS Nguyễn Văn Hiền.
- Theo ông, điều cốt yếu để xây dựng nên cộng đồng học tập cho đội ngũ GV là gì?
- Việc thành lập cộng đồng mạng là không khó, để duy trì cộng đồng đó phát triển là điều quan trọng. Theo tôi, yếu tố quan trọng nhất để duy trì cộng đồng học tập đó chính là các chủ đề học tập. Những vấn đề đưa ra trên cộng đồng đó phải có sức hút, tạo ra mối quan tâm của đông đảo thành viên. Đơn vị quản trị của cộng đồng đó cần đóng vai trò thúc đẩy, tạo ra những chủ đề để GV cùng quan tâm, trao đổi, cũng như khích lệ GV tham gia cộng đồng như vậy. Thành viên nào tích cực, có đóng góp tốt cần phải được động viên kịp thời, tạo động lực về tinh thần và chuyên môn cho họ.
Hệ thống học tập qua mạng do Bộ GD&ĐT triển khai cũng có tính năng hỗ trợ hình thành các cộng đồng học tập, ví dụ như tính năng diễn đàn trao đổi. Khi triển khai bồi dưỡng đại trà, tài khoản quản trị cũng sẽ được bàn giao cho các Sở GD&ĐT. Lúc đó, vai trò của các Sở phối hợp cùng các trường sư phạm trong việc thúc đẩy các cộng đồng học tập như vậy rất quan trọng.
Cơ hội để GV sáng tạo
- CTGDPT mới sẽ là "pháp lệnh", được áp dụng chung cho cả nước. Do đó, việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sẽ căn cứ theo chương trình tổng thể, chương trình môn học. Vậy, việc bồi dưỡng không có SGK có hạn chế gì không thưa ông?
-Theo tinh thần đổi mới, chúng ta hướng dẫn các thầy, cô giáo tìm hiểu để có thể thực hiện CTGDPT 2018. Đây là cách tiếp cận mới hoàn toàn.
Trước đây, theo thông lệ, GV thường sử dụng SGK và có thể tìm hiểu thêm về đặc điểm chương trình để tổ chức dạy học. Trong giai đoạn tới, trong tay các thầy cô sẽ chỉ có chương trình giáo dục phổ thông là quy định chung, ở đó chỉ nêu ra những yêu cầu cần đạt. Các nguyên liệu để thầy cô tổ chức hoạt động dạy học và hướng dẫn HS đạt mục tiêu học tập, đáp ứng yêu cầu cần đạt sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng sáng tạo của GV.
Ngay cả trong giai đoạn bồi dưỡng hiện nay, bắt đầu bước vào tìm hiểu CTGDPT 2018, các trường sư phạm cũng từng bước hướng dẫn GV phải thực sự hiểu và phân tích được đặc điểm chương trình môn học. Đây là khung xương sống quan trọng để các thầy cô phát triển kế hoạch dạy học (giáo án) mà ở đó, các thầy cô dùng đa dạng các nguồn tài liệu khác nhau để tổ chức tốt hoạt động của HS.
Ảnh minh họa/ INT
- Nói như vậy có nghĩa việc bồi dưỡng không có SGK là cơ hội để GV sáng tạo?
- Chính xác như vậy. Thực tế hiện nay, các thầy các cô trong quá trình lên lớp không dựa hoàn toàn vào SGK. Trong công tác chỉ đạo của Bộ GD&ĐT (đặc biệt trong Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 10/3/2017) cũng hướng dẫn các trường, tổ nhóm chuyên môn hằng năm phối hợp với nhau để rà soát chương trình, SGK, tinh giản kiến thức, thành lập các chủ đề học tốt. Rõ ràng trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT hiện hành, các thầy cô đã và đang làm quen với quá trình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.
Khi tạo ra được các chủ đề dạy học tốt, nguồn học liệu mà các thầy cô sử dụng tất nhiên sẽ đa dạng. Do đó, có thể thấy, thực tế hiện nay GV đã và đang dạy học bằng nhiều nguồn tài liệu tham khảo. Thời gian tới, khi thực hiện CTGDPT 2018, việc tạo điều kiện cho GV thực hiện chương trình một cách chủ động sáng tạo, trên nhiều nguồn học liệu sẽ có nhiều thuận lợi với các thầy cô.
- Để lan tỏa tinh thần của đổi mới đến toàn bộ GV phổ thông trong cả nước, theo quan điểm của ông, GV cốt cán cần có phẩm chất, năng lực gì sau khi tập huấn?
- Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 14 và Thông tư 20 về Chuẩn nghề nghiệp hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Trong đó, xác định rõ các tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Trong thực tế bồi dưỡng, chúng tôi nhấn mạnh thêm với các GV cốt cán về nhiệm vụ cụ thể của thầy, cô trong đợt bồi dưỡng này là:
Thứ nhất, các thầy cô phải nâng cao năng lực chuyên môn của chính bản thân (không chỉ là những kiến thức của môn học mà đặc biệt là các hiểu biết của thầy cô về CTGDPT 2018).
Thứ hai, các GV cốt cán cần có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp của mình tại địa phương, cụm trường, hoặc khi sở, phòng GD&ĐT yêu cầu. Các GV cốt cán cần lập kế hoạch chia sẻ với các đồng nghiệp tại địa phương, biết cách tạo động lực tích cực cho các đồng nghiệp.
Thứ ba, GV cốt cán luôn cần có tinh thần đổi mới và sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, đội ngũ cốt cán này cũng cần được các sở, phòng GD&ĐT của các địa phương quản lý, sử dụng phù hợp; các địa phương cần có chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ cốt cán, để các thầy, cô thực sự trở thành nguồn lực quan trọng cho mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục và tại chỗ.
-Trân trọng cảm ơn ông!
Lê Đăng (Thực hiện)
Theo GDTĐ
HOT: Nhà ga lâu đời và nổi tiếng bậc nhất ở Nhật Bản sắp bị đóng cửa vĩnh viễn, du khách tiếc nuối đòi giữ lại công trình Sau 3 năm trì hoãn, số phận của nhà ga bằng gỗ lâu đời nhất ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản cuối cùng cũng đã được tiết lộ. Được thành lập vào ngày 30/10/1906 với kiến trúc gỗ đặc trưng, Harajuku Station tọa lạc tại quận Shibuya được xem là nhà ga lâu đời nhất tại Tokyo. Được vận hành bởi công ty...